(NB&CL) Thực trạng lý luận, phê bình điện ảnh ở nước ta hiện nay đang được xem là mờ nhạt, thậm chí còn có sự thụt lùi và tạo ra những “khoảng trống”. Giờ đây, khi đời sống điện ảnh đang có những bước phát triển rõ rệt thì việc lấp đầy những “khoảng trống” đó cần được thực hiện càng nhanh càng tốt.
Phê bình chỉ là “vuốt ve, khen ngợi” nhau?
Tại tọa đàm vừa được tổ chức cuối tuần qua về thực trạng 50 năm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh, vấn đề thiếu vắng của lực lượng phê bình lại được nhiều chuyên gia, văn nghệ sĩ đề cập đến. Nhận định chung được nêu ra đó là, công tác lý luận, phê bình hiện nay lạc hậu về nhiều mặt, xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, chưa đáp ứng được đời sống điện ảnh đang hết sức sôi động.
Theo PGS.TS. Phan Thị Bích Hà - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh, lý luận phê bình là một thành tố không thể thiếu để tạo nên diện mạo đầy đủ của một loại hình nghệ thuật. Trong lĩnh vực điện ảnh, lý luận phê bình cần trung thực, khách quan, vừa “phê” vừa “bình”, không nghiêng lệch quá nhiều về những cảm nhận mang tính chủ quan. Thế nhưng trên thực tế, lý luận phê bình đang không có nhiều những bài viết đánh giá chuyên sâu mà thay vào đó là tình trạng “lăng xê, vuốt ve, khen ngợi”, do được đặt hàng hoặc do giữa người viết và người làm phim có quan hệ thân tình. Trong khi đó, trước những vấn đề gay gắt, nóng bỏng, người làm công tác lý luận phê bình lại có thái độ e dè, né tránh. Tình trạng này dẫn đến những sai lệch trong đánh giá và tạo nên “khoảng trống” trong công tác lý luận phê bình.
“Xu hướng thịnh hành trong phê bình điện ảnh thường là né tránh những vấn đề gai góc, to lớn, mà rút vào công việc giới thiệu phim, viết chân dung nghệ sĩ hay thiên về tổng kết các sự kiện. Và hầu như công tác phê bình thường nghiêng về khen ngợi cho an toàn”, PGS.TS Phan Thị Bích Hà nhận định.
Thực trạng “yếu” và “thiếu” của lý luận phê bình điện ảnh cũng đã được các chuyên gia nhắc đến tại nhiều diễn đàn. Theo đó, trong bối cảnh các nội dung “review phim”, “phê bình phim” nhan nhản trên mạng xã hội với nội dung đầy rẫy thiên kiến và cảm tính, nhưng thu hút rất nhiều công chúng trẻ thì lý luận phê bình “chính thống” lại tỏ ra “kín tiếng”. Đứng trước thực trạng này, một đạo diễn có tên tuổi đã phải thốt lên rằng, ngành phê bình điện ảnh ở Việt Nam “gần như chết” khi thiếu vắng những bài viết nghiêm túc, có chuyên môn sâu.
Phê bình “độc hại” lên ngôi
Trao đổi với NB&CL, ông Nguyễn Hoàng Phương, người điều hành Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Tài năng Điện ảnh TPD cho rằng, hiện nay không chỉ rất ít những cây viết phê bình điện ảnh mà họ còn rất ít “đất diễn”. Hiện chỉ có một vài tạp chí chuyên ngành có chuyên mục, chuyên trang về phê bình điện ảnh nhưng thường không được phổ biến rộng rãi và ít tạo được sức ảnh hưởng. Đáng nói, hầu hết các bài viết được gọi là “phê bình phim” thực ra chỉ là những “bài báo viết về phim”, bài điểm phim hay giới thiệu phim.
“Các bài viết thường kể chuyện hậu trường, chuyện đời tư diễn viên… Ngay cả những bài phân tích phim cũng chỉ bê nguyên nội dung phim, hoặc chỉ phân tích sơ sơ một vài thứ bên ngoài. Phê bình điện ảnh gần như vắng bóng những bài viết có chất lượng”, ông Phương nói.
Ngoài ra, khi mạng xã hội phát triển, công chúng đang quen dần với việc “review nhanh”, người phê bình phim cũng có thêm công cụ để sử dụng cho công việc của mình. Tuy nhiên, những review này cũng đầy rẫy tính “độc hại” khi nó có thể tiết lộ nội dung phim, thậm chí mang tính triệt hạ, “đánh hội đồng”. Trong bối cảnh ai cũng có tài khoản mạng xã hội và muốn nói gì thì nói về phim, một KOL hoàn toàn có thể tạo ra những luồng khen, chê phim một cách bất chấp để đạt được mục đích cá nhân. Ông Phương cho rằng, trên mạng “đầy rẫy” những trường hợp cá nhân bôi xấu nhau, spam bài viết chê phim thậm tệ, sử dụng tools để comment hàng loạt nhằm “dìm đối thủ”. Những hành vi này có mục đích tác động, định hướng dư luận, khiến công chúng hoang mang, không biết đâu là thật giả...
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, môi trường phê bình điện ảnh ở Việt Nam rất thiếu bài bản và chuyên nghiệp, đây là một phần tác nhân gây ra sự lộn xộn, cạnh tranh thiếu lành mạnh. Cái gọi là “phê bình ăn theo”, “phê bình phong trào” đang trở thành vấn nạn của điện ảnh. Trong mớ hỗn mang đó, dễ hiểu là mối quan hệ giữa người làm phim và người làm công tác lý luận phê bình không mấy hữu hảo. Ông Nguyễn Hoàng Phương nhận định, ở Việt Nam, có đến “90% nhà làm phim ghét nhà phê bình”.
Lý giải nhận định này, ông Phương cho rằng, công việc làm phim là công việc của nhiều người, từ biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên… Làm một bộ phim mất rất nhiều thời gian, công sức và cả tâm huyết nữa, nhưng rồi bỗng nhiên bị một cá nhân nào đó không đủ tầm, non về kiến thức lên tiếng chê bai thì chắc chắn trong tâm lý không ai thích thú cả.
“Một người chưa đủ trình độ chê phim, mà lại chê không đúng chắc chắn sẽ khiến nhà làm phim khó chịu. Đạo diễn Trần Anh Hùng từng nói đại ý rằng “anh chê phim tôi nhưng quan trọng anh là ai”. Người phê bình phải giỏi về chuyên môn, giỏi về điện ảnh thì điều anh nói ra mới thuyết phục. Ở Mỹ, nơi một nền công nghiệp điện ảnh cực kỳ phát triển thì những người phê bình điện ảnh đều là những cây bút rất nổi tiếng, họ có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng tới công chúng”, ông Phương cho hay.
“Đánh thức” người làm lý luận, phê bình
Trước những hỗn độn khen chê này, các đạo diễn hay các nhà làm phim thường chọn cách im lặng, không quan tâm đến những ý kiến bàn luận về phim của họ.
Tuy nhiên, với vai trò định hướng, lý luận phê bình đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Khi xuất hiện tranh cãi xung quanh một tác phẩm điện ảnh, công chúng rất cần nghe tiếng nói của chuyên gia, của nhà phê bình để cân bằng lại tình huống thông qua những quan điểm, những phân tích chuyên môn. Ngoài ra, khán giả khi xem phim có thể khen hoặc chê, còn người làm lý luận phê bình phải chỉ ra được phim hay dở như thế nào và tại sao phim đó lại hay hoặc dở. Vì vậy, người làm phim “làm ngơ” trước mọi lời khen chê cũng không phải là điều tốt.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam TS. Ngô Phương Lan, phê bình phim chỉ đơn giản là nói lên quan điểm, điều đó ai cũng làm được, nhưng nếu lý luận mà không đi đôi với thị hiếu của người dân, thì điện ảnh Việt Nam rất khó có thể bay xa. “Khi phê bình điện ảnh ngủ quên và bị bỏ quên sẽ góp phần làm cho xu hướng thương mại hóa các giá trị của điện ảnh - trong đó có tư tưởng, thẩm mỹ và nghệ thuật - ngày càng trầm trọng, kéo theo sự lệch chuẩn, đánh mất định hướng phát triển”, TS. Ngô Phương Lan đánh giá.
Để có một nền điện ảnh phát triển lành mạnh, các chuyên gia cho rằng, cần sự chung tay từ nhiều phía. Đặc biệt, sự “yếu ớt” của lý luận phê bình, sẽ không thể khắc phục trong một sớm một chiều mà cần những giải pháp dài hạn. Theo đó, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn; khuyến khích và tạo điều kiện hoạt động cho đội ngũ người làm lý luận phê bình thì cần xây dựng môi trường đối thoại và tôn trọng lắng nghe, thúc đẩy sự đa dạng ý kiến và chia sẻ quan điểm, nhằm tạo ra những diễn đàn tranh luận dân chủ.
“Hãy cho những người làm lý luận, phê bình điện ảnh một môi trường, một không gian thiết yếu để họ có thể hành nghề lý luận, phê bình một cách chính đáng, chuyên nghiệp và nuôi dưỡng những say mê nghiên cứu của mình... Phải tạo được sự hào hứng và yên tâm cho người viết phê bình, để họ không quá lo lắng mưu sinh, không bị áp lực của sự cô đơn, lẻ loi trước những cơn bão dư luận khi họ lên tiếng bảo vệ chuẩn giá trị. Chỉ khi người viết lý luận, phê bình không bị bỏ quên thì mới có thể đánh thức lý luận, phê bình điện ảnh khỏi sự ngủ quên”. TS. Ngô Phương Lan đề xuất.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến ngày 30/9/2026 do liên quan đến nhà thầu xây dựng phần còn lại của cầu Phước Khánh.
(CLO) Mẫu sedan cỡ nhỏ Nissan Almera 2024 được bổ sung thêm một phiên bản tại thị trường Việt Nam, đồng thời giá bán lẻ cũng thấp hơn đời trước khoảng 30 triệu đồng.
(CLO) Người dân Hàn Quốc vẫn giữ lập trường phản đối mạnh mẽ việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine, bất chấp những lời kêu gọi từ Kiev và các đồng minh.
(CLO) Gazprom đang giả định trong kế hoạch nội bộ cho năm 2025 rằng họ sẽ không gửi khí đốt tự nhiên đến châu Âu qua Ukraine kể từ ngày 1/1, một nguồn tin biết về kế hoạch của gã khổng lồ khí đốt Nga nói với Reuters.
(CLO) Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận đang điều tra hàng loạt mối đe dọa bạo lực nhắm vào các thành viên trong đội ngũ chuyển giao quyền lực và nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Sau khi mùa bảo dưỡng tại các nhà máy lọc dầu kết thúc, các lô hàng sản phẩm dầu mỏ tinh chế xuất khẩu của Nga đã tăng vọt cho đến nay trong tháng 11 lên mức cao nhất trong tám tháng, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
(CLO) Với mức độ nguy hiểm được đánh giá là mất an toàn cao, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên đã báo cáo với cơ quan cấp trên, triển khai các biện pháp trục vớt an toàn và tổ chức di dời quả bom nặng hơn 1,3 tấn.
(NB&CL) Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư số 1 mở rộng không chỉ chậm tiến độ do chưa thể giải phóng được mặt bằng thi công, mà Thanh tra tỉnh Quảng Nam còn chỉ rõ việc thực hiện huy động vốn bằng hình thức phân chia quyền sử dụng đất là không đúng quy định.
(CLO) Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ vào thứ Ba vừa rồi, các hãng hàng không đã bỏ túi hàng tỷ USD từ những khoản phụ phí, như tính thêm phí cho khách hàng để chọn chỗ ngồi hoặc mang theo hành lý xách tay.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(NB&CL) Thực trạng lý luận, phê bình điện ảnh ở nước ta hiện nay đang được xem là mờ nhạt, thậm chí còn có sự thụt lùi và tạo ra những “khoảng trống”. Giờ đây, khi đời sống điện ảnh đang có những bước phát triển rõ rệt thì việc lấp đầy những “khoảng trống” đó cần được thực hiện càng nhanh càng tốt.
(NB&CL) Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự hội tụ mạnh mẽ của các yếu tố như chính sách ưu đãi từ Chính phủ, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và sự đổi mới công nghệ nhanh chóng. Tất cả những yếu tố này đã tạo nền tảng vững chắc cho các dự án đột phá định hình tương lai của ngành công nghiệp ô tô.
(CLO) Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ Ví Giặm” mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền Ví, Giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, diễn ra từ ngày 27/11 -30/11/2024 tại TP Hà Tĩnh.
(CLO) Trước thông tin lan truyền thông tin việc công ty đang rơi vào nợ nần chồng chất, không có khả năng chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động, MC Quyền Linh đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.
(CLO) Quần thể di tích tích đình, đền, chùa Tiên Lục với nhiều công trình khác nhau được sắp xếp, cấu trúc mặt bằng tổng thể gắn kết, hài hoà với thiên nhiên là điều hiếm thấy.
(CLO) Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng), Chùa Tam Chúc phối hợp với Hiệp hội văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức lễ hội giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản.
(CLO) Hội nghị thường niên Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) thu hút khoảng 400 đại lý du lịch hàng đầu Ấn Độ, sẽ tạo cơ hội lớn để quảng bá du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế.
(CLO) Dự kiến tháng 12/2024, Hội An sẽ thử nghiệm xây dựng tuyến phố văn minh thương mại tại tuyến phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai, đến năm 2025 sẽ nhân rộng ra cả khu phố cổ và vùng đệm.
Phú Quốc - đảo ngọc của Việt Nam, một lần nữa được Travel + Leisure vinh danh trong danh sách những điểm đến đáng trải nghiệm nhất năm 2025, khẳng định sức hút không thể chối từ của một “ngôi sao đang lên” trên bản đồ du lịch thế giới.