Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII- Những câu chuyện nghề xông pha và xúc động…

“Lật tẩy” chân tướng đường đi của gỗ lậu

Thứ bảy, 22/06/2024 14:22 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Loạt 3 bài: “Đường đi của gỗ lậu qua xe chuyển phát nhanh” của nhóm tác giả Hoàng Văn Chiên, Đỗ Doãn Hoàng, Phạm Sỹ Công, Nguyễn Đức Minh được Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đánh giá cao về sự đầu tư công phu, nhiệt huyết và sự dấn thân của nhóm tác giả với một nội dung được nhiều bạn đọc quan tâm.

Bài liên quan

Tiếp cận các trùm gỗ lậu

Nhắc đến nhà báo Hoàng Chiên và các đồng nghiệp tại Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt chúng ta vẫn biết tới những phóng sự dài kỳ, tấn công vào các “hang ổ” phá rừng, những phóng sự gây tiếng vang đó đã góp phần xây dựng được lòng tin của độc giả, nhất là người dân ở nhiều địa phương miền núi.

Nhà báo Hoàng Chiên nhớ lại: “Cuối 2022, một lái xe tải chở hàng chuyển phát nhanh tuyến Lai Châu - Hà Nội tìm đến chúng tôi. Người này lái xe cho một hãng bưu chính có tiếng, hiện đã nghỉ việc vì không thể tiếp tay cho hoạt động vận chuyển hàng cấm một cách phi pháp như vậy. Theo anh, đông đảo lái xe bị ép phải chở gỗ nghiến quý hiếm về xuôi, nếu bị lực lượng chức năng kiểm tra về nguồn gốc là hết sức nguy hiểm”.

Sau khi gặp gỡ trò chuyện với nhóm phóng viên, người lái xe đã đưa ra bản kiểm kê danh sách các lâm sản. Qua tìm hiểu nhóm biết được đây là danh sách các loại gỗ quý trong lần trúng đấu giá, một số đối tượng lợi dụng danh sách này để quay vòng, dùng nhiều lần vận chuyển gỗ qua đường bưu chính và tỏa đi khắp các tỉnh, thành. Từ manh mối người lái xe nhóm phóng viên tìm đến các xã miền núi tỉnh Lai Châu để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh gỗ lậu tại đây. Trong vai người chuyên buôn gỗ có tiếng ở nhiều tỉnh, có hiểu biết về các loại gỗ quý,… nhóm đã lấy được khá nhiều thông tin quan trọng trong thế giới ngầm của giới buôn gỗ lậu.

lat tay chan tuong duong di cua go lau hinh 1

Nhà báo Hoàng Chiên thâm nhập thực tế tại rừng thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Nhà báo Hoàng Chiên chia sẻ: “Do đã dành thời gian tìm hiểu rất kỹ kiến thức về các loại gỗ quý, thành một “chuyên gia” về gỗ quý, chúng tôi tự tin trong giao tiếp và được các chủ cơ sở chế biến gỗ miền núi dẫn đi thăm các xưởng gỗ, kho gỗ quý với loại gỗ đắt tiền hiện ra, bày la liệt ở các phòng lớn khác nhau. Qua những câu chuyện này chúng tôi còn biết được cách họ lấy gỗ, sản xuất, chế biến, kinh doanh, livestream bán online ra sao, làm sao để vận chuyển bán 6 đến 7 tấn gỗ quý một ngày mà không gặp vấn đề gì?”.

Mong muốn được phương thức mới để gỗ quý “lăn” về xuôi thuận tiện hơn, nhóm tham gia nhập vai người buôn gỗ để hỏi một số cán bộ kiểm lâm về các thủ tục buôn gỗ. Tìm đến điểm bưu điện văn hóa xã để hỏi về hồ sơ để hợp thức hóa các mặt hàng, dễ dàng đưa bưu kiện từ bản làng xuống dưới xuôi, đi tới địa chỉ người nhận. Tiếp đó, trong vai sinh viên xin đi nhờ xe bưu chính, phóng viên nghe được nhiều câu chuyện vì sao xe không bị kiểm tra khi đi qua các chốt kiểm lâm!

Mong muốn đi tới cùng của vấn đề, để bạn đọc hiểu rõ hơn nguồn gốc của sự việc, nhà báo Hoàng Chiên nhớ lại: “Chúng tôi dành khá nhiều thời gian vào rừng sâu, trong vai các YouTuber đi khám phá rừng, mục đích để quay lại những cảnh chặt phá, cưa các loại cây gỗ quý. Chúng tôi tiếp cận hỏi han một số lâm tặc, tạo sự thân mật, lúc này nhiều người lăm lăm dao trong tay. Thời điểm đó nếu có một sơ suất nhỏ trong lời nói và hành động, bị phát hiện là phóng viên thì không biết điều gì sẽ xảy ra”.

Góp tiếng nói bảo tồn thiên nhiên cho phát triển bền vững

Đề tài triển khai từ cuối năm 2022 nhưng phải đến tháng 3 năm 2023 cả nhóm mới hoàn thiện và gửi tới bạn đọc. Thời gian làm trực tiếp kéo dài khoảng 3 tháng, với rất nhiều chuyến đi miền núi. Trong khối tư liệu khổng lồ được thu thập, cả nhóm chia nhiệm vụ, người viết lời, người dựng video, hình ảnh một cách khoa học phù hợp với kịch bản, sao cho câu chuyện có những điểm nhấn để thu hút bạn đọc.

Ngoài việc lựa chọn nội dung đề tài hấp dẫn, cả nhóm luôn trăn trở để mỗi bài viết đều có cách trình bày đẹp mắt, ấn tượng. Các thông tin lồng ghép ở dạng e-magazine tạo ra điểm nhấn cho câu chuyện, bạn đọc dễ dàng tiếp cận, dễ xem, dễ đọc. Riêng các clip trong bài, các hình ảnh lời nói đều phù hợp bối cảnh, nhiều cảnh quay được phóng viên dẫn hiện trường để bạn đọc hình dung và nhìn khách quan chân thực nhất câu chuyện.

Để thông tin thêm phần thuyết phục, nhóm cũng phỏng vấn thêm luật sư, các đơn vị quản lý nhà nước, mổ xẻ phân tích những lỗ hổng trong công tác quản lý, thực hiện chính sách pháp luật từ Trung ương xuống địa phương. Xuyên suốt quá trình này, nhóm chỉ có một mong muốn đóng góp tiếng nói để các cơ quan chức năng siết chặt hơn trong công tác quản lý. Không vì lợi nhuận mà tiếp tay vận chuyển bất cứ hàng hóa nào không rõ nguồn gốc, bị cấm buôn bán.

Giống như nhiều đồng nghiệp khác, nhà báo Hoàng Chiên chỉ mong muốn “góp tiếng nói của báo chí góp phần bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên cho phát triển bền vững. Lên án các hành vi buôn bán trái phép lâm sản, để lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nâng cao vai trò trong công tác quản lý. Đưa ra những chính sách, giải pháp để hỗ trợ sinh kế phù hợp từ đó không để người dân tham gia tàn phá rừng…"

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Giá trị cốt lõi của báo chí chính là câu chuyện của kiến tạo và giải pháp

Giá trị cốt lõi của báo chí chính là câu chuyện của kiến tạo và giải pháp

(NB&CL) “Báo chí giải pháp hay báo chí xây dựng, báo chí truyền cảm hứng… thực chất là hành trình tìm lại những giá trị đích thực, giá trị cốt lõi của mình. Chúng tôi hy vọng Diễn đàn Tổng biên tập 2024 sẽ góp tiếng nói quan trọng để làm rõ hơn câu chuyện này. Chúng tôi tin là hàng trăm các đại biểu tham dự chương trình sẽ chung sức với chúng tôi để cùng nhau tìm ra những giải pháp, mô hình hiệu quả nhất trong triển khai báo chí giải pháp tại Việt Nam…” – Nhà báo Trần Lan Anh - Phó Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn Tổng biên tập 2024, Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận khẳng định trong cuộc trò chuyện trước thềm sự kiện.

Nghề báo
Trong thời kỳ hiện nay báo chí đang đi theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Trong thời kỳ hiện nay báo chí đang đi theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

(NB&CL) “Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước” - Đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo và Công luận trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21/9 tới tại Bình Thuận).

Nghề báo
8 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá 'Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp'

8 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá 'Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp'

(CLO) Chiều 17/9, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn tổ chức buổi họp kỹ thuật và bốc thăm chia bảng Giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI – năm 2024.

Nghề báo
Báo Thanh Niên trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2

Báo Thanh Niên trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2

(CLO) Ngày 17/9, Báo Thanh Niên và EVNHCMC đồng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2: 'Những chuyện hay tôi kể...'

Nghề báo
Trao quà cho 300 em nhỏ là trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Trao quà cho 300 em nhỏ là trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn huyện Mỹ Đức, Hà Nội

(CLO) Tạp chí Tình thương & Cuộc sống (Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam) vừa phối hợp với Công đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương; Huyện ủy, UBND, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức tổ chức chương trình “Trao gửi yêu thương - Trung thu ấm tình” cho 300 em nhỏ là trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện.

Nghề báo