“Lâu lâu không được đi biên giới là nhớ lắm!”

Chủ nhật, 03/03/2019 09:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Suốt 10 năm công tác tại Báo Biên Phòng trên những địa bàn tác nghiệp vô cùng khó khăn, nguy hiểm, thế nhưng bằng tình yêu và sự say mê nghề báo, nhà báo trẻ Nguyễn Viết Lam vẫn luôn kiên cường, hăng hái, miệt mài bám dân, bám bản, bám từng mảnh đất biên cương Tổ quốc.

“Mang nợ” vùng cao

Thú thật khi biết tôi đang có ý định viết về anh, anh ra sức từ chối và rồi sau nhiều lần “rủ rê” anh đã gật đầu đồng ý nhưng có dặn tôi viết phải thật nhẹ nhàng, không tô hồng, đề cao. Bởi con người anh vốn dĩ sống giản dị, khiêm tốn, không thích phô trương và thích làm việc, cống hiến trong sự thầm lặng.

Nhà báo Viết Lam- (Ảnh: Báo Dân trí)

Nhà báo Viết Lam- (Ảnh: Báo Dân trí)

Nhà báo Nguyễn Viết Lam sinh năm 1984 trong một gia đình có truyền thống trong quân đội tại Nghệ An. Ông nội của anh là cán bộ tiền khởi nghĩa rồi tham gia chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Bố của anh nhập ngũ vào lực lượng Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tham gia chống Đế quốc Mỹ, rồi làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia năm 1979. Sau khi học hết Phổ thông Trung học, Viết Lam cũng thi vào Trường Học viện Chính trị Quân sự nhưng không đạt số điểm theo yêu cầu, rồi vào học ngành báo chí theo nguyện vọng 2. Khi cầm tấm bằng Cử nhân Báo chí, bố của anh có định hướng, cùng với sở thích cá nhân nên anh đã quyết định viết đơn nhập ngũ vào quân đội. Với kiến thức chính quy học trong những ngày giảng đường báo chí cùng truyền thống gia đình, rèn luyện trong môi trường quân đội giúp anh rất nhiều trong công tác, thực hiện nhiệm vụ.

Biết nhà báo Viết Lam cùng những công việc mà anh đang tâm huyết đã lâu nên tôi mạnh dạn hỏi anh: “Nếu gọi anh là nhà báo “mang nợ” với vùng cao thì anh sẽ nghĩ gì?”. Không một chút do dự, anh vui vẻ đồng ý với “danh xưng” đó. Bởi anh vốn lớn lên trong một gia đình khó khăn ở một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Nghệ An. Ở đó, không chỉ gia đình anh mà cuộc sống nhân dân địa phương cũng còn nhiều khó khăn. Anh cho biết, mình trưởng thành như ngày hôm nay ngoài công lao cha mẹ, nỗ lực của bản thân, mình còn mang ơn nhiều người. Đó là thầy cô giáo, anh em, bạn bè, họ hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình học tập trên ghế giảng đường. Chính vì vậy khi trưởng thành anh luôn mong muốn điều đầu tiên là báo hiếu cha mẹ, lớn hơn nữa là làm được việc gì đó dù nhỏ để giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là ở vùng cao.

Trước đây, khi còn thường trú ở Nghệ An cùng với công việc chuyên môn tòa soạn giao anh cũng đã cố gắng kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho các gia đình, đặc biệt là các em học sinh ở biên giới. Đã 3 năm nay, dù cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng anh vẫn dành 300 nghìn đồng/ tháng để hỗ trợ em Xồng Y Mại, người đồng bào dân tộc Mông ở xã biên giới xã Mai Sơn, huyện Tương Dương được đến trường. Năm nay em Mại đang học lớp 9. Ngoài ra, anh cũng vận động bạn mình đỡ đầu thêm 2 em học sinh mồ côi khác trên địa bàn biên giới tỉnh Nghệ An với mức 500 nghìn đồng/tháng. Anh và những người bạn của mình mơ rằng biết đâu trong số các em được đỡ đầu sẽ có trường hợp học lên đại học. Khi đó anh sẽ làm mọi cách để các cháu được học tiếp.

Nhà báo Viết Lam (ngoài cùng bên trái) trong một chuyến công tác (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Viết Lam (ngoài cùng bên trái) trong một chuyến công tác (Ảnh: NVCC)

Công tác tại Báo Biên phòng từ năm 2009, anh luôn cho rằng mình may mắn hơn anh, chị em đồng nghiệp ở các cơ quan báo chí khác là được đến rất nhiều vùng đất biên cương của Tổ quốc. Hành trình mà những phóng viên như anh về với những vùng đất biên giới bao giờ cũng chứa rất nhiều vất vả, nguy hiểm. Đặc biệt là trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, bão, lũ lụt. Nhưng nhà báo Viết Lam lạc quan cho biết rằng: “Bù lại về với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đang công tác sinh sống ở địa bàn biên giới khó khăn ta được rất nhiều thứ. Đó là tình cảm rất nồng hậu, giúp ta được sống thực với bản thân mình. Hơn nữa cuộc sống lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ ở biên giới luôn là đề tài sinh động cho mọi nhà báo khi đặt chân đến”.

Với anh dường như được đi được đến những vùng biên giới có những tác phẩm cổ vũ nhân dân, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ luôn là niềm hạnh phúc lớn. Đồng thời với trách nhiệm của nhà báo, anh cũng mong muốn truyền tải được những mong muốn, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số đến Đảng, Nhà nước để có những chính sách nâng cao cuộc sống cho nhân dân ở địa bàn khó khăn. Nên anh cũng hay nói đùa với mọi người rằng: “Lâu lâu mà không được đi biên giới thì nhớ lắm”!

Làm gì cũng cần đam mê

Trong thời gian vừa qua, anh đã vinh dự giành được một số kết quả trong các cuộc thi báo chí lớn ở Trung ương như lọt vào Vòng Chung khảo Cuộc thi viết về “Tấm gương dân vận khéo”, Giải Khuyến khích Giải Báo chí với công tác xây dựng Đảng lần thứ III (Mang tên Búa liềm vàng)”, Giải Khuyến khích Cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý”… Điều đặc biệt, đây đều là những tác phẩm anh viết về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở vùng biên giới.  Khi hỏi anh bí quyết để có được những thành công ấy, anh quan niệm rằng, làm gì cũng cần đam mê, sự tận tâm và may mắn.

“Đam mê nghề báo thì mình có, tâm huyết với mảng đề tài ở vùng đồng bào dân tộc, biên cương Tổ quốc luôn là thế mạnh của mình. Chính vì thế mình đã công phu ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe trong quá trình công tác. Những tác phẩm của mình luôn nói lên sự hi sinh, thiệt thòi của, cũng như những khó khăn mà cán bộ, chiến sĩ,  nhân dân biên giới còn gặp phải. Đồng thời cũng mạnh dạn nêu lên những giải pháp để các cấp có thẩm quyền có thể tham khảo, nghiên cứu để đưa ra những giải pháp mong nâng cao cuộc sống nhân dân, xây dựng biên giới vững mạnh”, nhà báo Viết Lam khẳng định.

Nhà báo Viết Lam nhận Giải Khuyến khích tại buổi Lễ trao giải báo chí Búa liềm vàng lần thứ III (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Viết Lam nhận Giải Khuyến khích tại buổi Lễ trao giải báo chí Búa liềm vàng lần thứ III (Ảnh: NVCC)

Là một người lính của lực lượng Bộ đội Biên phòng - lực lượng then chốt và xung kích trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia - nhà báo Viết Lam cho rằng: Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia không chỉ là trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng mà đây còn là nhiệm  vụ chung của toàn quân, toàn dân. Quả thực, biên giới, đất nước có bình yên thì mới phát triển, cuộc sống nhân dân mới no đủ. Vì vậy, tôi, bạn và mọi người đều phải có trách nhiệm đóng góp một phần cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Mỗi người tùy theo khả năng của mình nhưng tất cả đều phải thể hiện bằng hành động thiết thực, ý nghĩa.    

Có lẽ khi tôi đang viết những dòng này, nhà báo Viết Lam lại đang khoác ba lô mải miết đến với những vùng biên cương mới và rồi lại trăn trở, suy tư với những vấn đề phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương với mong muốn góp tiếng nói nhỏ bé của mình đem đến cuộc sống một cuộc sống ổn định, phát triển hơn cho người dân vùng biên. Chắc chắn rằng, trong cuộc hành trình đầy gian nan, thử thách ấy, anh luôn cần sự chung tay, giúp sức của nhiều Bộ, ngành cũng như những người bạn, người đồng chí, đồng đội của mình. 

Ngô Khiêm

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo