Google tinh chỉnh Gemini: Cấu trúc lại giao diện, tăng trải nghiệm người dùng
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
Theo dõi báo trên:
Hiện nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT thi 6 môn, trong đó, Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh thi chung, và tổ hợp các môn KHTN và KHXH thi theo đăng ký nguyện vọng của học sinh. Hình thức thi này mang tới nhiều lợi ích, vừa đảm bảo đánh giá được kết quả học tập THPT vừa căn cứ cho các trường đại học dựa vào kết quả để tuyển sinh. Kết quả nhiều năm cho thấy, tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao và nhiều trường đại học tin tưởng vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học.
Tuy nhiên, trong năm 2025 khi kỳ thi tốt nghiệp THPT được thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới nên phương án thi buộc phải thay đổi. Chính vì vậy, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang tổ chức lấy ý kiến về phương án thi. Nhìn chung, hiện có quá nhiều phương án được đề xuất cho việc thi tốt nghiệp.
Cụ thể, theo Bộ GD&ĐT có 2 phương án thi tốt nghiệp THPT được lấy ý kiến. Trước hết, phương án 4+2: Thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Phương án 3+2, thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả Lịch sử). Về kết quả khảo sát, trên phạm vi cả nước với trên 130.000 cán bộ, giáo viên tham gia, 26,41% lựa chọn phương án 4+2 trong khi 73,59% lựa chọn phương án còn lại. Còn theo khảo sát tại Hội nghị công tác quản lý chất lượng với 205 đại biểu là lãnh đạo Sở GD&ĐT và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT có 31,2% đồng ý với phương án 4+2 và 68,8% đồng ý với phương án còn lại.
Bên cạnh các phương án trên, trong quá trình khảo sát, nhiều chuyên gia, địa phương đề xuất thêm phương án 2+2. Tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử). Theo Bộ GD&ĐT việc lựa chọn phương án 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tuy nhiên phương án này nhược điểm làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.
Trước nhiều ý kiến được đưa ra, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã tiến hành ghi nhận ý kiến của nhiều thầy cô. Theo Thầy Nguyễn Xuân Khang (sinh năm 1949, Hiệu trưởng Trường Marie Curie) thầy nghiêng về phương án 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Theo đó, Toán, Văn, Ngoại ngữ là môn bắt buộc còn 2 môn tự chọn học sinh đăng ký theo nguyện vọng từ các môn học còn lại.
Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên, Hà Nội cho rằng, cô nghiêng về phương án thi 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Cô Hiền cho rằng, kết quả khảo sát mà Bộ GD&ĐT báo cáo là phù hợp với thực tế lấy ý kiến. Theo cô, hiện đa số giáo viên nghiêng về phương án thi 3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn.
“Đây là phương án giảm áp lực thi cử cho học sinh, lại tạo điều kiện để lấy kết quả thi tốt nghiệp xét tuyển đại học” – cô Nguyễn Thị Hiền chia sẻ.
Ngược lại với ý kiến theo hướng tư duy thi cử nhẹ nhàng nhưng lại tạo thuận lợi cho việc xét tuyển đại học thì nhiều giáo viên Bộ môn Lịch sử lại lo lắng. Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, nhiều giáo viên dạy Lịch sử cho rằng, việc không thi môn Lịch sử bắt buộc sẽ là một thảm họa đối với môn học này.
Theo đó, nhiều giáo viên cho rằng, môn Lịch sử là môn học bắt buộc, nay không bắt buộc thi là vô lý. “Bắt buộc học mà không bắt buộc thi là điều quá phi lý. Không thi môn Lịch sử có nghĩa đi ngược với quy định Lịch sử là môn học bắt buộc” - một giáo viên dạy Lịch sử ở Thanh Hóa nêu ý kiến.
Nhiều giáo viên dạy Lịch sử cho rằng, với việc Bộ đưa hai phương án khảo sát thì kết quả ai cũng biết là đa số ý kiến sẽ không lựa chọn phương án môn Lịch sử là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn. Lý do dễ hiểu vì học Lịch sử vất vả hơn nhiều môn học khác.
Việc này dẫn đến hệ lụy, không thi thì không học, học sinh sẽ thờ ơ với môn học này. Từ chỗ, môn Lịch sử là môn học bắt buộc nhưng không thi bắt buộc nên thực tế môn Lịch sử cũng giống với các môn học tự chọn khác. Thậm chí, môn Lịch sử vị thế còn thấp hơn so với chương trình giáo dục phổ thông 2006.
“Chúng tôi lo ngại rằng, khi môn Lịch sử không ai lựa chọn thì sẽ là một thảm họa. Kết quả dạy và học môn Lịch sử vốn đã yếu so với các môn học khác nếu nhìn vào điểm số thi. Nay, học sinh không lựa chọn thi đồng nghĩa với việc ngoảnh lưng hoàn toàn với môn học này” – một giáo viên bộ môn Lịch sử nêu ý kiến.
Đồng quan điểm với nhiều giáo viên Lịch sử, nhiều phụ huynh khi được hỏi cho rằng Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 cần tập trung cho nhiệm vụ xét tuyển tốt nghiệp. Theo đó, không nên quá ôm đồm nhiệm vụ xét tuyển đại học để rồi quá nhiều phương án, quá nhiều môn thi.
Theo anh Trần Ngọc Nam ở Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 cần bám sát trước hết mục tiêu xét tốt nghiệp THPT. Vì thế, học sinh chỉ cần thi 4 môn học bắt buộc (Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ và Lịch sử). Căn cứ vào kết quả thi 4 môn này để xét tốt nghiệp. “Đã là học bắt buộc thì phải thi tốt nghiệp. Mà thi tốt nghiệp chỉ cần thi các môn bắt buộc” – anh Trần Ngọc Nam nhấn mạnh.
Như vậy, qua trao đổi với nhiều bên có thể thấy phương án thi tốt nghiệp THPT rất khó để có phương án toàn diện nếu như nó phải gánh vác thêm nhiệm vụ tuyển sinh đại học. Do đó, cần thiết kế làm sao tránh việc nhiệm vụ chính thi tốt nghiệp trở thành nhiệm vụ phụ của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Thi 2+2 liệu có khả thi?Trong khi đó, thầy Nguyễn Văn Lự (Giáo viên THPT ở Vĩnh Phúc) cho rằng, việc thi môn Ngữ văn, Toán và 2 môn lựa chọn là phù hợp, đúng Luật Giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển và đánh giá năng lực toàn diện người học của Nghị quyết 29/TW về đổi mới toàn diện giáo dục. Cụ thể, Phương án 2+2 đáp ứng cả 2 mục tiêu tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Môn Ngữ văn và Toán là 2 trong 4 môn bắt buộc, còn 2 môn lựa chọn sẽ theo khối/ngành theo năng lực của thí sinh. Học khối Tự nhiên, thí sinh chọn Hóa - Lý hoặc Hóa - Sinh, hoặc Lý - Tin, Hóa - Công nghệ; khối Xã hội, thí sinh chọn 2 môn Sử - Địa, Địa - Công nghệ, Sử - Mỹ Thuật hoặc Sử - GDKT-PL, Ngoại ngữ - Sử… Thí sinh có thể chọn luôn 4 môn bắt buộc hoặc theo khối D, (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) và chỉ chọn thêm môn thứ 4 tùy thích. “Với Phương án 2+2, kỳ thi chung quốc gia sẽ với 1,5 ngày, giảm áp lực học và thi và phù hợp, nhẹ nhàng và ít thay đổi nhất” – thầy Nguyễn Văn Lự nêu ý kiến. |
Trinh Phúc
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.
(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.
(CLO) Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Đang đi trên đường, cụ ông 70 tuổi bất ngờ bị gã thanh niên hàng xóm dùng gậy gỗ đánh chết. Tại tòa, kẻ gây án đã khai ra động cơ phạm tội.
(CLO) Ngày 25/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đang tạm giữ ông Bùi Đức Hiếu (SN 1981, nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh) vì có liên quan đến ma túy
(CLO) Được đầu tư với kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng nhưng hiện gói thầu xây lắp giá trị lớn nhất hơn 1.725 tỷ đồng của dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu thi công.
(CLO) Quân đội Nga đã bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk mà Ukraine chiếm đóng một phần, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hôm 25/11, trích dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng thực thi pháp luật.
(CLO) CEO TikTok Shou Chew gặp Elon Musk để tìm kiếm tư vấn đối phó thách thức tại Mỹ. ByteDance đối mặt nguy cơ cấm TikTok, trong khi nỗ lực pháp lý vẫn tiếp diễn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 26/11, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét do ảnh hưởng từ không khí lạnh, trời có mưa rào rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Bình Định, Phú Yên từ đêm 26/11 có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.
(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
(CLO) Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) đang mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.
(CLO) Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nâng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo sư phạm và y dược có cấp chứng chỉ hành nghề.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2024) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.