(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công bố ba di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang vào trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó có tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng rừng của người Cờ Lao.
Đó là tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng rừng của người Cờ Lao, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn; Nghề thủ công truyền thống làm nón hai mê của người Tày, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình; Nghệ thuật trình diễn Hát quan làng của người Tày, huyện Quang Bình.
Người dân xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đan nón lá. Ảnh: Trung Hậu
Như vậy đến nay Hà Giang có tổng số 30 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng các dân tộc Hà Giang, là cơ sở để các cơ quan chức năng và địa phương thực hiện các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Giang là nơi cộng cư của cộng đồng 19 dân tộc, mỗi dân tộc ở Hà Giang có những giá trị văn hóa riêng, độc đáo, hấp dẫn. Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 6/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hà Giang đã ban hành các kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện.
Nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã chủ động phối hợp với các địa phương, đặc biệt là các chủ thể văn hóa tổ chức khảo sát đánh giá và xây dựng hồ sơ báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2023, tỉnh Hà Giang đã đệ trình ba hồ sơ gồm: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng Rừng của người Cờ Lao xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn; Nghề thủ công truyền thống làm nón hai mê của người Tày xã Xuân Giang, huyện Quang Bình; Nghệ thuật trình diễn Hát quan làng của người Tày huyện Quang Bình. Đến ngày 10/11/2023 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các quyết định công bố ba di sản văn hóa phi vật thể này của Hà Giang vào trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023, nâng tổng số di sản văn phi vật thể của Hà Giang được đưa Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lên 30 di sản. Đây là niềm vinh dự tự hào của cộng đồng các dân tộc Hà Giang, là cơ sở để các cơ quan chức năng và địa phương thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Người Tày ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, Hà Giang. Ảnh: T.L
Theo kết quả thống kê trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 131 di sản văn hóa vật thể, 446 di sản văn hóa phi vật thể. Đây là những giá trị văn hóa độc đáo, hấp dẫn để Hà Giang thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang - động lực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng./.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.