Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Tham dự buổi lễ có các ông: Thuận Hữu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tâp Báo Nhân dân; Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Nghi Xuân cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Theo các tư liệu nghiên cứu, Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với tục thờ Cá Ông (cá voi) của ngư dân địa phương. Các sắc phong lưu giữ tại đền Đông Hải cho thấy, dưới triều Nhà Nguyễn, vào năm Thành Thái thứ 6 (1894) và năm Khải Định thứ 9 (1924), các nhà vua đã giao cho trang Cam Lâm (nay là làng Cam Lâm, xã Xuân Liên) phụng thờ vị tôn thần Đông Hải Cự Ngư Linh Ứng Chi Thần hay Đông Hải Linh Ứng tôn thần. Việc phụng thờ này cũng gắn liền với Lễ hội Cầu Ngư ở làng Cam Lâm.
Lễ cầu ngư làng Cam Lâm diễn ra hằng năm vào dịp rằm tháng Giêng. Và cứ 3 năm một lần, người dân ở đây sẽ tổ chức lễ hội cầu ngư với nhiều nghi lễ như: Tế Cá Ông, rước Đông Hải Linh Ứng tôn thần... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian sôi nổi. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh truyền thống của người dân làng Cam Lâm nói riêng và ngư dân các địa phương lân cận nói chung.
Đền Đông Hải nằm ở thôn Lâm Hải Hoa, xã Xuân Liên (trước đây là làng Cam Lâm). Làng Cam Lâm do 3 ông Trần Canh, Lê Công Toản và Nguyễn Như Tiến (có sách ghi là cụ Nguyễn Nhật Tân) xin bãi cát hoang ven biển rồi chiêu tập dân lập ấp. Từ mảnh đất cằn nay trở thành vùng đánh cá sầm uất.
Nghề đánh cá biển gắn với tập tục lâu đời của miền quê biển. Một buổi sáng, dân Cam Lâm thấy trên bãi cát làng có bộ xương cá voi trôi dạt vào. Vì cá voi được coi là cá thần (ngư thần), thường giúp ngư dân khi gặp nạn. Đã có nhiều chuyện kể lại khá ly kỳ. Như cá voi giúp nâng thuyền và đẩy vào gần bờ cứu người gặp nạn; người bị trôi ngoài biển thì cá voi nâng người và chở vào gần bờ, rồi lựa sóng để thả thuyền, thả người để sóng xô lên bãi cát... Những nghĩa cử ấy được con người ví cá voi như một vị thần, dân ở vùng này gọi là thần Đông Hải.
Xương cá voi khi dạt vào bờ, được bà con tổ chức lễ tang chôn cất chu đáo. Ngư dân còn lập bàn thờ; lúc đầu là một gian thờ sơ sài, nhưng khi cuộc sống của người dân biển sung túc hơn, họ xây dựng hẳn một đền thờ rất nghiêm cẩn. Đền thờ này về sau được một triều vua phong sắc hiệu thần Đông Hải là: “Đương giới quản hải đạo ngư ông lịch nậm linh ứng uông nhuận tùng ba lịch triều phong tặng hàm hoàng quang đại thượng đẳng tối linh thần”. Đền nằm hướng đông bắc, trên diện tích gần 2000m2, cấu trúc hình chữ đinh (giống chữ T) trông rất uy nghi, trầm mặc.
Chính giữa ngôi đền là mộ cá voi được ốp đá hoa cương màu đen (hai bên ngoài thượng điện có 17 mộ cá voi chôn sau). Phía trong là hương án xây, trên đặt bộ 3 long ngai bài vị bằng gỗ sơn son thếp vàng cùng bát hương và các đồ thờ thông dụng khác. Đền Đông Hải, xã Xuân Liên có 4 đạo sắc phong, năm 2017 được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh.
Tục thờ Cá Ông tại làng Cam Lâm - xã Xuân Liên chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Một phong tục đã ăn sâu trong đời sống văn hoá nhằm thể hiện sự biết ơn của ngư dân dành cho Cá Ông, đồng thời là dịp để họ cầu mong, gửi gắm những hi vọng về một năm ra khơi suôn sẻ, thuận lợi và bình an với những khoang thuyền đầy ắp lộc trời.
Phần lễ của Lễ hội Cầu Ngư, ngư dân tổ chức một cách trang nghiêm, cung kính với đầy đủ các nghi thức truyền thống, nghinh thần, rước sắc, đọc văn tế,… Lễ rước sắc chính là phần mở đầu của Lễ hội Cầu Ngư (bắt đầu từ lăng Ông, tức là đền Đông Hải). Sau phần này, ngư dân tiếp tục thực hiện những lễ nghinh thuỷ, lễ rước hồn Thần Đông Hải.
Trước và sau khi kết thúc nghi lễ cầu cúng, phần hội trong Lễ hội Cầu Ngư được bắt đầu với một loạt những trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như Trò Kiều và dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, mọi người còn tổ chức các hoạt động thể thao sôi nổi như đua thuyền, đi cà kheo, kéo co, đấu võ cổ truyền,... Tất cả hoạt động này tạo nên bầu không khí lễ hội vừa trang nghiêm, nhưng cũng rất náo nhiệt và thú vị.
Với những giá trị văn hóa tâm linh, tập quán tín ngưỡng độc đáo, ngày 21/2/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 389/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tại buổi lễ, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng “Chứng nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Xuân Liên.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định những giá trị to lớn của Lễ hội Cầu Ngư trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Hà Tĩnh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
"Lễ hội Cầu Ngư là sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn văn hóa biển và có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của những con người gắn bó với biển và sinh tồn trên biển. Văn hóa biển đã đi vào đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân một cách tự nhiên, nhân dân đã sáng tạo và thực hành các giá trị văn hóa ấy như một nhu cầu tất yếu của đời sống, lao động sản xuất. Hàng năm, Lễ hội được gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Đông Hải, nơi đây ngư dân ven biển làng Cam Lâm tổ chức nghi lễ tín ngưỡng thành kính để tri ân Cá Ông - vị thần của biển cả nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tàu thuyển ra khơi, vào lộng đấy ắp cá tôm. Đặc biệt, Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm chứa đựng các hình thức diễn xướng dân gian, gắn với Trò Kiều, dân ca Ví, Giặm, tập quán xã hội và các trò chơi truyền thống có từ lâu đời nhưng luôn được sáng tạo, thể hiện một cách sâu sắc và ấn tượng. Đoàn kết tương thân tương ái và kết nối cộng đồng của người dân Cam Lâm được trao truyền và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác", ông Lê Ngọc Châu nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Nghi Xuân, xã Xuân Liên và các cấp, ngành trong huyện phải hết sức quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất, cùng bà con nhân dân tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản quý giá này của cha ông để lại. Đồng thời phát huy nội lực, tăng cường những biện pháp tích cực để quản lý, bảo vệ, tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy tốt công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản; chú trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 diễn ra tại Hà Nội quy tụ 5 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương tổ chức Festival mỳ Quảng trong năm 2025 để tăng cường thu hút du khách.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Chợ Bến Thành, Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo vừa được được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật của Thành phố.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.
(CLO) Tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (TP Ninh Bình), Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 khép lại với một lễ bế mạc tràn đầy cảm xúc.
(CLO) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" sẽ được tổ chức tại Không gian nghệ thuật Area 75 Art & Aution (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 26/11 tới. Sự kiện trưng bày 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn chụp lại sau quá trình 10 năm đi và trải nghiệm thực tế.