(CLO) Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của ngư dân Cam Lâm (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Cá Ông – vị thần hộ mệnh của những người gắn bó với biển khơi. Đồng thời, đây cũng là dịp để ngư dân cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu và cuộc sống an lành.
Tục thờ Cá Ông – Nét đẹp văn hóa tâm linh của ngư dân Cam Lâm
Tục thờ Cá Ông (cá Voi) gắn liền với lễ hội Cầu Ngư là nét văn hóa đặc trưng của cư dân ven biển, trong đó có Hà Tĩnh, góp phần gìn giữ và nâng cao giá trị tín ngưỡng, lễ hội truyền thống trong kho tàng văn hóa dân tộc. Tại làng Cam Lâm (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân), tục thờ Cá Ông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương. Đền Đông Hải (còn gọi là đền Cá Ông), tọa lạc tại thôn Lâm Hoa, chính là nơi tổ chức nghi lễ tín ngưỡng thờ vị Đông Hải Đại Vương, được duy trì từ hàng trăm năm nay.
Theo sử sách, làng Cam Lâm được hình thành bởi ba vị tiền hiền Trần Canh, Lê Công Toản và Nguyễn Như Tiến (một số tài liệu ghi là cụ Nguyễn Nhật Tân), khi họ xin bãi cát hoang ven biển để khai hoang, lập ấp. Từ vùng đất cằn cỗi, Cam Lâm nay đã trở thành một làng chài trù phú. Nghề đánh cá gắn liền với tập tục lâu đời của cư dân vùng biển. Truyền thuyết kể rằng, một buổi sáng, người dân Cam Lâm phát hiện bộ xương cá voi trôi dạt vào bãi cát làng. Do Cá Ông được xem là vị thần hộ mệnh, thường giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn giữa biển khơi, nên bà con đã tổ chức chôn cất trang trọng và lập bàn thờ cúng bái. Ban đầu, nơi thờ tự chỉ là một gian nhà đơn sơ, nhưng về sau, khi đời sống khấm khá hơn, người dân đã xây dựng hẳn một ngôi đền thờ nghiêm cẩn. Đền thờ này sau đó được một triều vua ban sắc phong, tôn vinh thần Đông Hải với danh hiệu: “Đương giới quản hải đạo ngư ông lịch nậm linh ứng uông nhuận tùng ba lịch triều phong tặng hàm hoàng quang đại thượng đẳng tối linh thần”.
Đền Đông Hải tọa lạc trên diện tích gần 2.000m², với kiến trúc hình chữ Đinh (T), mang vẻ đẹp uy nghi, trầm mặc. Chính giữa ngôi đền là phần mộ Cá Ông được ốp đá hoa cương màu đen. Hai bên thượng điện có 17 ngôi mộ Cá Ông chôn nối tiếp nhau. Phía trong là hương án, trên đặt bộ ba long ngai bài vị sơn son thếp vàng, cùng bát hương và các đồ thờ cúng truyền thống. Đền hiện còn lưu giữ bốn đạo sắc phong cổ và đến năm 2017, nơi đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Theo ông Đinh Trọng Liến, Trưởng ban lễ hội làng Cam Lâm, tục thờ thần Cá Ông gắn liền với lễ hội Cầu Ngư của người dân nơi đây đã có từ hàng trăm năm nay, đồng thời hòa quyện với tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Đây không chỉ là một phong tục quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, mà còn thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với Cá Ông – vị thần hộ mệnh giữa đại dương. Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để ngư dân gửi gắm ước vọng về một năm ra khơi thuận lợi, bình an, với những chuyến biển đầy ắp tôm cá, mang lại no ấm và phồn thịnh cho quê hương.
Lễ hội cầu ngư - Lễ trọng lớn nhất trong năm của ngư dân vùng biển
Theo các tư liệu nghiên cứu, Lễ hội Cầu Ngư tại làng Cam Lâm có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với tục thờ Cá Ông (cá voi) – vị thần bảo hộ của ngư dân vùng biển. Các sắc phong được lưu giữ tại đền Đông Hải cho thấy, dưới triều Nguyễn, vua Thành Thái (năm 1894) và vua Khải Định (năm 1924) đã ban sắc phong, giao cho trang Cam Lâm (nay là làng Cam Lâm) phụng thờ Đông Hải Cự Ngư Linh Ứng Chi Thần, hay còn gọi là Đông Hải Linh Ứng tôn thần. Việc thờ phụng này cũng gắn liền với Lễ hội Cầu Ngư – một sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân nơi đây.
Lễ hội Cầu Ngư tại làng Cam Lâm được tổ chức vào dịp rằm tháng Giêng hằng năm, gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ diễn ra trang trọng với hai nghi thức chính: lễ tế tại đền Đông Hải và lễ rước Đông Hải Đại Vương ra biển. Đây là dịp để ngư dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa biển bội thu và những chuyến ra khơi an toàn. Ban nghi lễ được tuyển chọn kỹ lưỡng, gồm các bậc cao niên đức độ, uy tín trong làng, không vướng tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ, đọc văn tế bày tỏ lòng biết ơn với Cá Ông – vị thần luôn che chở ngư dân trên biển. Lễ hội không chỉ cầu ngư mà còn mang ý nghĩa cầu phúc, cầu an, mong ước một năm "trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang".
Phần hội là không gian vui tươi, náo nhiệt với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống. Ngư dân và du khách cùng tham gia các trò chơi dân gian như vật cổ truyền, đua thuyền, bơi lội, kéo co, bóng chuyền bãi biển… Đặc biệt, những tích trò Kiều, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do các câu lạc bộ nghệ thuật của làng biểu diễn đã trở thành nét đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội. Khi đêm xuống, lễ phóng đăng trên biển và thả thuyền cúng các linh hồn ngư dân quá cố diễn ra, tạo nên không gian tâm linh thiêng liêng, thu hút đông đảo người dân và du khách.
Trước mỗi kỳ lễ hội, không khí chuẩn bị diễn ra nhộn nhịp khắp làng. Các bô lão họp bàn, phân công nhiệm vụ, các đội nghệ thuật tập luyện các tiết mục biểu diễn. Đội đua thuyền chuẩn bị thuyền và rèn luyện tay chèo, trong khi các cụ cao niên say sưa luyện cờ tướng. Phụ nữ trong làng lo chuẩn bị bánh ống – món bánh truyền thống dẻo thơm dùng trong các dịp lễ trọng. Những đặc sản biển tươi ngon nhất cũng được chọn lựa để chế biến, thi tài trong dịp hội làng.
Dù thời gian có thay đổi, Lễ hội Cầu Ngư tại làng Cam Lâm vẫn được duy trì với những nghi thức trang trọng, mang đậm bản sắc vùng biển. Đặc biệt, cứ ba năm một lần, lễ hội được tổ chức quy mô lớn hơn với các nghi lễ quan trọng như Tế Cá Ông, rước Đông Hải Linh Ứng tôn thần, cùng hàng loạt hoạt động văn hóa truyền thống phong phú. Với những giá trị văn hóa – tâm linh độc đáo, ngày 21/2/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngư dân Trần Hải Bình (thôn Lâm Vượng, xã Xuân Liên) tự hào chia sẻ: “Lễ hội Cầu Ngư mang đậm giá trị văn hóa tinh thần của ngư dân, được cha ông gìn giữ qua bao thế hệ. Năm nay, niềm vui càng nhân lên khi lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Du khách Minh Nam đến từ TP. Vinh (Nghệ An) bày tỏ ấn tượng: “Đến làng Cam Lâm, tôi không chỉ được ngắm bãi biển Xuân Liên với những đoàn thuyền tấp nập ra khơi, mà còn được hòa mình vào một lễ hội giàu bản sắc văn hóa. Không khí lễ hội sôi động với nhiều nghi thức trang nghiêm, cùng những màn trình diễn nghệ thuật dân gian độc đáo. Đây thực sự là một trải nghiệm ý nghĩa giúp tôi hiểu hơn về đời sống tinh thần của ngư dân miền biển”.
Chia tay làng Cam Lâm, du khách vẫn vẹn nguyên ấn tượng về một vùng quê ven biển trù phú, với lễ hội giàu bản sắc và lòng hiếu khách của người dân. Giữa tiết Xuân tràn ngập niềm vui, không khí lễ hội rộn ràng đã để lại trong lòng bao người những xúc cảm sâu lắng về tình người, tình biển, cùng niềm tin vào một năm bình an, bội thu…
(CLO) Trong rộn ràng không khí đón xuân mới, có rất nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức ở các địa danh khác nhau, trong đó quần thể danh thắng Tràng An trở thành điểm du Xuân thú vị cho các bạn trẻ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tăng thuế đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, cho rằng điều này sẽ giúp giảm di cư bất hợp pháp và buôn lậu fentanyl vào Mỹ.
(CLO) Một mảng đại dương cổ đại bên dưới Iraq đang dần tách ra, kéo bề mặt Trái đất xuống và định hình lại cảnh quan, cho thấy sự thay đổi địa chất vẫn tiếp diễn trong khu vực.
(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
(CLO) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế cho thấy không nhiều. Do đó, Bộ Tư pháp cho rằng cần thiết phải quy định bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã.
(CLO) Bộ phim “Mưa trên cánh bướm” phải dừng chiếu ở rạp từ 1/2 (tức Mùng 4 Tết Ất Tỵ). Theo số liệu từ đơn vị thống kê độc lập Box Office, phim của đạo diễn Dương Diệu Linh chỉ thu khoảng 647 triệu đồng sau một tháng phát hành.
(CLO) Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của ngư dân Cam Lâm (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Cá Ông – vị thần hộ mệnh của những người gắn bó với biển khơi. Đồng thời, đây cũng là dịp để ngư dân cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu và cuộc sống an lành.
(CLO) Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành tiếp tục khiến cộng đồng mạng dậy sóng với hàng loạt ý kiến khen chê trái chiều dù sau 4 ngày ra rạp đã thu về 168 tỷ đồng. Nói về việc này, Trấn Thành đã chính thức lên tiếng...
(CLO) Công an huyện Giao Thủy (Nam Định) đã triệu tập nhóm người hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định để điều tra, xử lý. Trong đó, tạm giữ khẩn cấp đối tượng hành hung dã man tài xế ô tô.
(CLO) Towana Looney, một phụ nữ 53 tuổi đến từ bang Alabama của Mỹ, đã làm nên lịch sử khi trở thành người sống lâu nhất với một quả thận lợn được cấy ghép.
(CLO) Sáng nay, nhiều người dân đã trở lại Hà Nội để làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Có người phải dậy từ sáng sớm để bắt xe nhằm tránh ùn tắc và đây là sự lựa chọn đúng đắn.
(CLO) Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố đã chỉ thị Bộ trưởng Kinh tế thực hiện các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, sau khi Mỹ áp thuế toàn diện lên hàng hóa Mexico.
(CLO) Chiếc xe điện Aptera chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời, không cần dây sạc, sẽ đến tay khách hàng trước cuối năm nay, với phạm vi di chuyển 400 dặm và hơn 46.000 đơn đặt trước.
(CLO) Ngày 2/2 (mùng 5 Tết), lực lượng CSGT thuộc Đội 6, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 3 người bị thương.
(CLO) TikTok, Microsoft, Amazon và Google đang đầu tư hàng tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Thái Lan, biến quốc gia này thành điểm nóng công nghệ và trung tâm AI khu vực Đông Nam Á.
(CLO) Ngày 02/02/2025 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ 2025), hàng nghìn người dân và du khách thập phương đổ bộ về Gò Đống Đa, phường Quang Trung (quận Đống Đa, TP Hà Nội) để làm lễ, dâng hương và tham dự Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025). Lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 2- 4/2, tức mùng 5 đến mùng 7 Tết Ất Tỵ).
(CLO) Hàng năm vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 Tết, phiên chợ Âm Dương làng Ó, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) với ý nghĩa tâm linh “mua may bán rủi”, tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau.
(CLO) Cứ nhằm sáng mồng 10 Tết, trời đất còn mờ hơi sương nhưng mọi nẻo đường đổ về sới vật làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đông nghịt người. Tiếng trống lệnh mỗi lúc một dồn dập, tiếng loa xướng tên các đô lên sới liên tục giục vang. Ai nấy đều háo hức, hò reo như lệnh vỡ hóng chờ xem cuộc quyết đấu của các đô lão luyện nổi tiếng với nhiều miếng đánh hay và hiểm hóc.
(CLO) Những ngày đầu Xuân năm mới 2025, người dân và du khách thập phương kéo về di tích lịch sử Đền Sượt (phường Thanh Bình, TP Hải Dương) – nơi thờ Vũ Hựu Đại vương để dâng lễ, thắp hương, cầu một năm mới nhiều tài lộc, bình an cho người thân và gia đình.
(CLO) Trong 4 ngày Tết (từ 29 đến hết ngày mùng 3), chùa Hương đã đón hơn 2 vạn lượt khách thập phương về tham quan, vãn cảnh. Theo kế hoạch vào mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ sẽ chính thức khai hội Chùa Hương 2025.
Hòa chung không khí hân hoan của xuân mới Ất Tỵ, các điểm vui chơi giải trí nổi tiếng tại Hạ Long như Sun World Ha Long tưng bừng không khí Tết và đón đông đảo du khách cả nội địa và quốc tế.
(CLO) Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa xuân năm 2025.
(CLO) Cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội Gò Đống Đa lại được tổ chức trọng thể mở đầu cho các lễ hội truyền thống của dân tộc, để tưởng nhớ người Anh hùng áo vải cờ đào của dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm nay, Lễ hội sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 2-4/2/2025 (tức từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025).