Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ tư, 11/10/2023 06:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Tối 10/10, tại Quảng trường Trần Quang Khải, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - TP Rạch Giá” và kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nêu rõ, Nguyễn Trung Trực - một con người “sanh vi tướng, tử vi thần”, với 2 chiến công vang dội tiêu biểu “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa - Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”; sử sách lưu danh, người đời ca tụng.

le hoi dinh than nguyen trung truc don nhan bang di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 1

Lãnh đạo Bộ VHTT&DL trao Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực. Ảnh: TPO

Năm 2023, "Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - TP Rạch Giá" được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 151/QĐ-BVHTTDL ngày 2/2/2023.

Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào ngày 26, 27 và 28 tháng Tám âm lịch hàng năm. Đây là là lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất của tỉnh Kiên Giang, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt du khách. Điểm độc đáo của Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là tính gắn kết cộng đồng thể hiện qua tinh thần tự giác, thiện nguyện của người dân tham gia.

Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp tri ân những nỗ lực thầm lặng, bền bỉ của cộng đồng, của các thế hệ nghệ nhân, mỗi người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, để hôm nay di sản được vinh danh và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Theo ông Nhàn, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực thể hiện tính nhân văn đặc sắc và tính xã hội hóa cao, từ rất lâu đã là một lễ hội của cộng đồng, của nhân dân. Đây cũng chính là yếu tố căn bản quyết định sự thành công của lễ hội.

Sau phần Lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật lễ hội với hình thức sân khấu hóa gồm nhiều thể loại, tiết mục đặc sắc ngợi ca người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực một lòng vì nước, vì dân, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược, bản lĩnh, kiên cường, đã đi vào trang sử vàng của dân tộc.

Trong đó, nổi bật là các tiết mục: Liên khúc "Kiêu hãnh Việt Nam", ca cảnh "Khí phách người anh hùng", "Tiếng hát cội nguồn", "Vững bền một cõi non sông"... cùng nhiều tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước…

le hoi dinh than nguyen trung truc don nhan bang di san van hoa phi vat the quoc gia hinh 2

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh. Ảnh: Báo Nhân Dân

Trước đó, chiều cùng ngày, nhiều đoàn cán bộ Trung ương, các ban, ngành đoàn thể địa phương đã đến thắp hương tại Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực, thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân sâu sắc đối với vị Anh hùng dân tộc đã xả thân chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông, đất nước.

Anh hùng Nguyễn Trung Trực nổi tiếng với 2 chiến công vang dội tiêu biểu và câu nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", được sử sách lưu danh, người đời ca tụng.

Năm 23 tuổi, Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy đốt và đánh chìm tàu Pháp trên Vàm Nhựt Tảo. Năm 30 tuổi, ông tiếp tục chỉ huy diệt đồn Kiên Giang. Sau khi bắt được ông, khuyến dụ không thành, ngày 27/10/1868, quân Pháp đem ông về xử chém tại Rạch Giá, khi đó Nguyễn Trung Trực mới 30 tuổi.

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử chém, để tưởng nhớ công lao của người anh hùng xả thân vì nước, người dân thờ cúng ông tại đình thờ Ông Nam Hải, tại xóm chài trên bờ kênh ông Hiển. Đến năm 1891, đình thần Nam Hải được di dời về địa điểm hiện tại thuộc phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá.

Hàng năm, cứ đến ngày 26, 27, 28/8 âm lịch, nhân dân ở khắp nơi trong cả nước cùng nhau hội tụ về ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực để chiêm bái, tri ân vị anh hùng dân tộc.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa
Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa