(CLO) Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực năm 2023 được tổ chức cùng với lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tỉnh Kiên Giang sẽ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực vào dịp diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).
Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hay còn gọi là Lễ hội đình Ông Nguyễn, Lễ giỗ Ông Nguyễn, Lễ hội đình Nguyễn Trung Trực. Lễ hội nhằm tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng, bất khuất của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất của tỉnh Kiên Giang. Ảnh: H. Tuấn
Hàng năm, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào ngày 26, 27 và 28 tháng Tám âm lịch tại các địa điểm như Quảng trường trung tâm TP Rạch Giá, khu vực đình và mộ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, công viên Nguyễn Trung Trực…
Điểm độc đáo của Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là tính gắn kết cộng đồng thể hiện qua tinh thần tự giác, thiện nguyện của người dân tham gia.
Năm 2023 này, Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến 12/10 và gắn với lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.
Ngoài phần lễ, phần hội sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn khách hành hương như: Sân khấu không gian đờn ca tài tử Nam bộ; giải võ thuật Vovinam cấp tỉnh; liên hoan sân khấu thanh niên; triển lãm ảnh nghệ thuật ĐBSCL lần thứ 8; biểu diễn lân - sư - rồng; đêm hội hoa đăng cầu quốc thái dân an
Điểm nhấn của các hoạt động trong Lễ hội năm nay là chương trình “Đêm hội áo dài Việt Nam 2023”, lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Kiên Giang.
Theo ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang, Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất của tỉnh Kiên Giang, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt du khách.
Lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội; đề cao vai trò chủ thể của nhân dân trong các hoạt động của Lễ hội; tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, bảo vệ biên giới và biển đảo của đất nước.
Với việc đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực, Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn đưa quy mô ngày càng lớn hơn.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản đảm bảo. Công tác tổ chức hoạt động cúng lễ trong khuôn viên di tích được chuẩn bị chu đáo, trang nghiêm.
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (còn gọi là Quản Chơn, Quản Lịch), sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửa An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Sinh thời ông là người rất tinh thông võ nghệ, am hiểu sách thánh hiền, tính tình cương trực, giàu lòng yêu nước.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông được tuyển chọn vào đội nông binh dưới quyền chỉ huy của lãnh binh Trương Định. Năm 1861, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định lần thứ 2, ông tham gia bảo vệ Kỳ Hòa (Gia Định) dưới trướng Thống đốc quân Vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Thành Gia Định thất thủ lần thứ 2 (tháng 2/1861), ông tập hợp những người yêu nước hoạt động kháng Pháp vùng Tây nam bộ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
Tiêu biểu là trận chiến dùng hỏa công đốt cháy và nhấn chìm tiểu pháo hạm Hy vọng (L’Espérance) tại vàm Nhựt Tảo, huyện Bến Lức. Sau chiến công “Hỏa hồng Nhựt Tảo”, ông được triều đình Huế phong làm Thành thủ úy Hà Tiên.
Chưa kịp về Hà Tiên nhậm chức thì Hà Tiên đã bị đánh chiếm, Nguyễn Trung Trực lui về Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) tổ chức lực lượng tiến công tiêu diệt toàn bộ lính Pháp trú tại đồn Kiên Giang, làm chủ tỉnh lỵ trong 10 ngày.
Quân Pháp đã dồn toàn lực nhằm tiêu diệt bằng được nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, hòng dập tắt tinh thần kháng chiến của nghĩa quân An Nam. Cuối cùng quân Pháp đã bắt được ông, đem về Sài Gòn thẩm vấn, dùng chức tước, tiền tài khuyến dụ nhưng tất cả đều thất bại.
Người dân thắp hương trước tượng Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Báo Nhân Dân
Ngày 27/10/1868, quân Pháp đem Nguyễn Trung Trực về xử chém tại Rạch Giá, khi đó ông mới 30 tuổi. Người dân Rạch Giá đổ về khu vực pháp trường để chứng kiến và đưa tiễn ông. Với 2 chiến công vang dội, dân chúng sáng tạo nên rất nhiều truyền thuyết và truyện kể mang màu sắc dân gian để tôn vinh ông.
Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử chém tại Rạch Giá, để tưởng nhớ công lao của người anh hùng xả thân vì nước, người dân đã bí mật thờ cúng ông tại Đình thần Nam Hải, tại xóm chài trên bờ kênh ông Hiển, nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá. Đến năm 1891, Đình thần Nam Hải được di dời về địa điểm hiện tại thuộc phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá.
Hàng năm, tại Đình tổ chức lễ cúng giỗ ông là ngày 26, 27, 28/8 âm lịch. Dần dần, ngày cúng ông đã trở thành một lễ hội của đình.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Chùa Trung Hậu, hay tên gọi khác là Tổ đình Trung Hậu toạ lạc tại thôn Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) là ngôi chùa có nhiều cổ vật và được thiết kế độc đáo, một địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách tới tham quan, chiêm bái.
(CLO) Triển lãm “50 năm vang mãi bản hùng ca" có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… những ngày gần đây, một trào lưu mới mang tên “đóng vỉ chân dung” đang khiến giới trẻ phát sốt. Lấy cảm hứng từ những hộp đồ chơi figure thường thấy trong các cửa hàng, giới trẻ nay sử dụng công nghệ AI – đặc biệt là ChatGPT để tạo nên mô hình đồ chơi 3D mang chân dung chính mình, đi kèm trang phục, phụ kiện thể hiện cá tính và nghề nghiệp riêng.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn Á nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.