(CLO) "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An" ra đời cùng với quá trình khai hoang mở đất lập làng của lưu dân người Việt trên vùng đất Bình Dương đầu thế kỷ XIX, đã chính thức trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 21/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND TP Thủ Dầu Một tổ chức công bố "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An" là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
"Lễ hội Kỳ yên đình Tân An" là một trong những lễ lớn hàng năm của đình Tân An, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 60/QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2022.
Lễ hội ra đời cùng với quá trình khai hoang mở đất lập làng của lưu dân người Việt trên vùng đất này vào đầu thế kỷ XIX.
"Lễ hội Kỳ yên đình Tân An" nhằm tưởng nhớ bậc tiền bối đã có công khai phá lập nên xóm làng, những vị có công với đất nước trong việc mở mang bờ cõi và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16/11 âm lịch, là dịp trăng sáng để bà con thuận tiện vui chơi, đi lại. Đây cũng là dịp thủy triều dâng cao và theo quan niệm của nhân dân đó là điềm của mùa màng bội thu, vạn vật tốt tươi, tiền của dồi dào.
Hiện nay, các nghi thức cúng tế trong “Lễ hội Kỳ yên đình Tân An” về cơ bản vẫn được người dân địa phương bảo lưu, thực hành đầy đủ và khá trọn vẹn. Hàng năm, vào dịp lễ hội, đình Tân An thu hút hàng ngàn lượt người trong và ngoài địa phương tham gia.
Như vậy, tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 4 Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: "Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp", "Nghề gốm Bình Dương", "Võ lâm Tân Khánh Bà Trà" và "Lễ hội Kỳ yên đình Tân An".
Đình Tân An được xây dựng vào những năm 1820, ban đầu là một ngôi miếu có tên Tương An miếu, ra đời cùng với quá trình khai hoang mở đất lập làng của lưu dân người Việt trên vùng đất này vào đầu thế kỷ XIX.
Ngôi đình này mang đậm phong cách mỹ thuật của kiến trúc đình Nam Bộ xưa, còn bảo tồn được phần lớn nếp sinh hoạt văn hóa và nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam. Năm 2014, đình Tân An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Một số hình ảnh về “Lễ hội Kỳ yên đình Tân An”. (Nguồn: Báo Bình Dương)
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.