Liban phá sản, người dân thi nhau đào Bitcoin, mua đồ tạp hoá bằng tiền ảo

Thứ hai, 07/11/2022 18:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để kiếm sống qua ngày trong một hệ thống tài chính đã sụp đổ, một số người Liban đang khai thác Bitcoin hoặc tích trữ của cải bằng tiền điện tử.

Người dân tự xoay sở để kiếm tiền mưu sinh

Khi anh Georgio Abou Gebrael lần đầu tiên nghe về Bitcoin vào năm 2016, nó nghe có vẻ giống như một trò lừa đảo.

Nhưng đến năm 2019, khi Liban rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính sau nhiều thập kỷ chiến tranh và những quyết định chi tiêu tồi tệ, một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung và không biên giới hoạt động ngoài tầm với của các chủ ngân hàng và chính trị gia nghe có vẻ như đã cứu rỗi người dân nơi đây.

liban pha san nguoi dan thi nhau dao bitcoin mua do tap hoa bang tien ao hinh 1

Một máy ATM bị phá hoại ở thủ đô Beirut, Liban. (Nguồn: Anwar Amro | AFP)

Vào đầu năm 2020, Gebrael cho biết, các ngân hàng đã đóng cửa và người dân địa phương bị cấm rút tiền từ tài khoản của họ. Nhận tiền mặt qua chuyển khoản ngân hàng quốc tế cũng không phải là một lựa chọn tuyệt vời, vì các dịch vụ này sẽ lấy đô-la Mỹ từ người gửi và chuyển sang đồng Liban cho người nhận với tỷ giá thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường.

Gebrael, 27 tuổi, giải thích: “Nếu nhận tiền như vậy, tôi sẽ mất khoảng một nửa giá trị. Đó là lý do tại sao tôi xem xét dùng Bitcoin, đó là một cách tốt để kiếm tiền từ nước ngoài”.

Ngày nay, một nửa thu nhập của Gebrael là từ công việc tự do, 90% trong số đó được trả bằng Bitcoin. Số còn lại đến từ khoản lương bằng đô-la Mỹ do công ty kiến trúc của anh chi trả. Không chỉ là một cách thuận tiện để kiếm sống, Bitcoin còn trở thành ngân hàng của Gebrael.

Gebrael tiếp tục: “Khi tôi được trả lương từ công việc kiến trúc sư của mình, tôi rút hết tiền sau đó sử dụng số tiền mặt đó để mua một lượng nhỏ Bitcoin vào thứ Bảy hàng tuần. Phần còn lại tôi giữ để chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày và sửa sang nhà cửa”.

Gebrael không đơn độc trong việc tìm kiếm những cách thay thế để kiếm, tiết kiệm và tiêu tiền ở Liban - quốc gia có hệ thống ngân hàng về cơ bản đã bị phá vỡ sau nhiều thập kỷ quản lý yếu kém.

Đồng nội tệ Liban đã mất hơn 95% giá trị kể từ tháng 8/2019, mức lương tối thiểu đã giảm mạnh từ 450 USSD xuống còn 17 USD/tháng, lương hưu hầu như không có giá trị, tỷ lệ lạm phát ba con số của Liban được dự đoán chỉ đứng sau Sudan trong năm nay, và số dư tài khoản ngân hàng chỉ là những con số trên giấy.

liban pha san nguoi dan thi nhau dao bitcoin mua do tap hoa bang tien ao hinh 2

Đại lý thu đổi ngoại tệ ở Liban biểu thị giá trị một đô-la Mỹ so với đồng Lira khi giá trị đồng nội tệ của nước này tiếp tục lao dốc. (Nguồn: Houssam Shbaro | Cơ quan Anadolu)

Ray Hindi, Giám đốc điều hành của một công ty quản lý chuyên về tài sản kỹ thuật số có trụ sở tại Zurich, Thuỵ Sĩ cho biết: “Không phải ai cũng tin rằng các ngân hàng phá sản, nhưng thực tế là đúng như vậy”.

“Tình hình không thực sự thay đổi kể từ năm 2019. Các ngân hàng hạn chế rút tiền và những khoản tiền gửi đó đã trở thành IOU. Bạn có thể rút tiền của mình với mức lỗ 15%, sau đó là 35% và hôm nay, chúng ở mức 85%”, ông Hindi, người được sinh ra và lớn lên ở Liban, sau đó rời đi vào năm 19 tuổi cho biết.

Mặc dù mất gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm và lương hưu, cha mẹ của Gebrael - cả hai đều là nhân viên Chính phủ chuyên nghiệp - vẫn nuôi hy vọng rằng hệ thống tài chính hiện tại sẽ hoạt động bình thường vào một lúc nào đó. Trong khi đó, Gebrael đang che đậy sự khác biệt khi những người khác hoàn toàn mất niềm tin vào hệ thống tiền tệ và đang dấn thân vào tiền điện tử.

CNBC đã nói chuyện với nhiều người dân địa phương, nhiều người trong số họ coi tiền điện tử là cứu cánh để tồn tại. Một số đang khai thác tiền điện tử như là nguồn thu nhập duy nhất của họ trong khi tìm kiếm việc làm. Những người khác sắp xếp các cuộc họp bí mật thông qua Telegram để trao đổi đồng Tether lấy đô-la Mỹ để mua hàng tạp hóa.

Gebrael nói: “Bitcoin đã thực sự mang lại cho chúng tôi hy vọng. Tôi sinh ra ở làng của mình, tôi đã sống ở đây cả đời và Bitcoin đã giúp tôi ở lại đây”.

Khai thác tiền ảo để kiếm tiền

Hơn 2 năm trước, Ahmad Abu Daher và bạn của anh đã bắt đầu khai thác ethereum với ba máy chạy bằng năng lượng thủy điện ở Zaarouriyeh, một thị trấn cách Thủ đô Beirut 30 dặm về phía Nam trên dãy núi Chouf.

Abu Daher khai thác một dự án thủy điện từ sông Litani dài 90 dặm cắt ngang miền nam Lebanon. Anh nói rằng anh nhận được 20 giờ điện mỗi ngày với mức giá cũ trước khi lạm phát.

“Về cơ bản, chúng tôi đang trả tiền điện rất rẻ và kiếm được tiền thông qua khai thác tiền ảo”, Abu Daher tiếp tục.

liban pha san nguoi dan thi nhau dao bitcoin mua do tap hoa bang tien ao hinh 3

Các công cụ khai thác AntMiner L3 ++ đang chạy tại một trong những xưởng tiền điện tử của Ahmad Abu Daher ở Mghayriyeh thuộc Dãy núi Chouf. (Nguồn: Ahmad Abu Daher)

Khi Abu Daher 22 tuổi thấy rằng liên doanh khai thác của mình có lãi, anh và bạn của mình đã mở rộng hoạt động.

Họ đã xây dựng xưởng của riêng mình với các máy đào coin được mua lại với giá sàn từ các thợ đào coin ở Trung Quốc và bắt đầu bán lại cũng như sửa chữa các thiết bị khai thác cho những người khác. Họ cũng bắt đầu cung cấp các máy đào coin cho những người sống trên khắp Liban, những người cần tiền ổn định nhưng thiếu chuyên môn kỹ thuật, cũng như khả năng tiếp cận với nguồn điện ổn định và rẻ - một mặt hàng rất được thèm muốn ở một quốc gia mất điện triền miên. Abu Daher cũng có khách hàng bên ngoài Liban, ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Vương quốc Anh.

Đã 26 tháng kể từ lần đầu tiên họ thành lập cửa hàng và công việc kinh doanh ngày càng phát đạt, theo Abu Daher. Anh nói rằng anh đã kiếm được 20.000 USD vào tháng 9 - một nửa từ khai thác, một nửa từ việc bán máy móc và giao dịch tiền điện tử.

Đó là một câu chuyện tương tự đối với Salah Al Zaatare, một kiến trúc sư. Al Zaatare nói với CNBC rằng anh ấy đã bắt đầu khai thác dogecoin và litecoin vào tháng 3 năm nay để tăng thu nhập của mình. Hiện anh ta có 10 chiếc máy mà anh giữ cùng với Abu Daher. Máy móc của Al Zaatare là những mẫu mới nên anh thu về được khoảng 8.500 USD/tháng.

Al Zaatare đã rút hết tiền của mình ra khỏi ngân hàng trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2019 và anh ấy đã giữ số tiền đó cho đến khi quyết định đầu tư tiền tiết kiệm của mình vào thiết bị khai thác tiền ảo vào năm ngoái.

Al Zaatare nói với CNBC: “Tôi đã tham gia vì tôi nghĩ nó sẽ trở thành một khoản đầu tư tốt cho tương lai”.

Dữ liệu chính thức của Chính phủ cho thấy chỉ 3% trong số những người kiếm sống ở Liban được trả bằng ngoại tệ như đô-la Mỹ, vì vậy hoạt động khai thác tiền ảo mang lại cơ hội hiếm có để kiếm được được đồng bạc xanh này.

Nicholas Shafer, một học giả của Đại học Oxford nghiên cứu về ngành khai thác tiền điện tử của Liban cho biết: “Nếu bạn có được cỗ máy đào và có điện, bạn sẽ có tiền”.

Tại Liban, Tether được coi như một dạng tiền tệ

Khi Gebrael cần tiền mặt để mua hàng tạp hóa và các khoản cơ bản khác, trước tiên anh sử dụng một dịch vụ có tên FixedFloat để hoán đổi một số Bitcoin mà anh kiếm được thông qua công việc tự do của mình cho Tether - một stablecoin được gắn với đồng đô-la Mỹ. Sau đó, anh vào một trong hai nhóm Telegram để giao dịch đổi đồng Tether lấy đồng đô-la Mỹ. Mặc dù Tether không mang lại tiềm năng tăng giá như các loại tiền điện tử khác, nhưng nó đại diện cho một thứ quan trọng hơn: một loại tiền tệ mà người Liban vẫn tin tưởng.

Mỗi tuần, Gebrael đều sẽ có ai đó sẵn sàng thực hiện hoán đổi và họ lên lịch để có cuộc gặp mặt trực tiếp. Khi giao dịch với người lạ, Gebrael thường chọn không gian công cộng, như quán cà phê hoặc tầng trệt của một tòa nhà dân cư.

Những loại giao dịch này đã trở thành một cứu cánh quan trọng đối với đồng đô-la, vốn rất quan trọng trong nền kinh tế chủ yếu là tiền mặt của Liban.

Các giao dịch qua nhóm Telegram mà Gebrael sử dụng dao động từ 30 USD đến giao dịch hàng trăm nghìn đô-la.

Abu Daher cung cấp dịch vụ trao đổi song song với hoạt động kinh doanh khai thác của mình và tính phí hoa hồng 1% cho cả hai bên tham gia giao dịch.

“Chúng tôi bắt đầu bằng cách bán và mua Tether vì lượng cầu về Tether rất cao”, Abu Daher cho biết và nói thêm rằng anh “bị sốc” trước lượng người truy cập vào dịch vụ của mình.

liban pha san nguoi dan thi nhau dao bitcoin mua do tap hoa bang tien ao hinh 4

Một phụ nữ Liban đứng cạnh chiếc tủ lạnh trống rỗng của bà ở thành phố cảng Tripoli, phía bắc Beirut. (Nguồn: Ibrahim Chalhoub | AFP)

Một số người đang tìm cách trang trải chi phí hàng ngày của họ trực tiếp bằng Tether để tránh phải trả hoa hồng cho các sàn giao dịch tiền điện tử - hoặc phải thực hiện các động thái thiết lập giao dịch không chính thức với một người lạ.

Mặc dù việc chấp nhận tiền điện tử làm phương thức thanh toán bị cấm theo luật Liban, các doanh nghiệp đang tích cực quảng cáo rằng họ chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử trên Instagram và các nền tảng truyền thông xã hội khác.

“Việc sử dụng Tether là rất phổ biến. Có rất nhiều cửa hàng cà phê, nhà hàng và cửa hàng điện tử chấp nhận thanh toán bằng Tether. Chính phủ hiện đang có nhiều vấn đề lớn hơn là lo lắng về việc một số cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử”, Gebrael giải thích.

Theo El Chamaa, các doanh nghiệp địa phương trong khu vực Chouf cũng đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử trong bối cảnh sự gia tăng của các xưởng khai thác tiền điện tử. Ở Sidon, chủ sở hữu 26 tuổi của nhà hàng có tên Jawad Snack nói rằng khoảng 30% giao dịch của anh ấy là bằng tiền điện tử.

Abu Daher cũng sử dụng Tether để trả tiền mua máy móc nhập khẩu, nhưng anh vẫn phải trang trải nhiều chi phí bằng đồng lira của Liban như phí điện, phí internet và tiền thuê nhà.

Nghiên cứu mới từ công ty dữ liệu blockchain Chainalysis cho thấy khối lượng giao dịch tiền điện tử của Liban tăng khoảng 120% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ về khối lượng tiền điện tử nhận được giữa các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Châu Phi.

Hồng Vân (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp