(CLO) Các Tổng thống và ứng cử viên tổng thống Mỹ đã trở thành mục tiêu ám sát vì nhiều lý do, từ mong muốn thay đổi hoàn toàn tiến trình chính trị Mỹ cho đến nỗi ám ảnh với một diễn viên Hollywood.
Ngày 13/7, tiếng súng vang lên tại một cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump ở Butler, Pennsylvania. Một trong những phát súng đã sượt qua tai phải của cựu Tổng thống nhưng không làm ông bị thương nghiêm trọng. Hai người tham dự cuộc vận động đã bị thương nghiêm trọng và một người tử vong. Các mật vụ đã bắn và giết chết tay súng.
Các nhà điều tra Mỹ tại FBI vẫn chưa công bố chi tiết về động cơ thúc đẩy nam thanh niên 20 tuổi nổ súng vào cựu Tổng thống trong một cuộc vận động tranh cử. Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin nghi phạm là một đảng viên Cộng hòa, mặc dù hắn ta đã từng quyên góp tiền cho một nền tảng gây quỹ của Đảng Dân chủ.
FBI coi vụ tấn công là một "âm mưu ám sát". Đối với nhiều người Mỹ, vụ nổ súng này gợi nhớ đến những vụ nổ súng tương tự trong lịch sử nước Mỹ, chẳng hạn như vụ ám sát các cựu Tổng thống Ronald Reagan và anh em nhà Kennedy.
1981: Ronald Reagan
Một tay súng đơn độc đã bắn Tổng thống Ronald Regan khi ông đang rời khỏi một buổi diễn thuyết tại khách sạn Hilton ở Washington. Tay súng John Hinckley, Jr. đã nổ súng từ đám đông xung quanh chiếc xe limousine của Reagan. Hinckley lúc đó 25 tuổi và đang bị rối loạn tâm thần cấp tính. Hắn nghĩ rằng nếu bắn ông Reagan, nữ diễn viên Jodie Foster có thể sẽ chú ý đến hắn. Năm 1982, Hinckley được tuyên bố vô tội vì mất trí và được lệnh điều trị tại một bệnh viện tâm thần.
Ông Reagan đã phải nằm viện gần hai tuần sau khi bị một trong những viên đạn của Hinckley bắn trúng. Nó sượt qua xương sườn và suýt trúng tim ông. Tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với ông Reagan đã tăng lên sau vụ ám sát.
Hinckley đã được thả khỏi sự giám sát tâm thần vào năm 2022 và đã cố gắng khẳng định mình là một họa sĩ và ca sĩ dân gian. Tuy nhiên, Hinckley vẫn liên quan đến vụ ám sát và một số buổi hòa nhạc của người này đã bị hủy bỏ.
"Tôi biết mình được biết đến với hành động bạo lực", Hinckley nói vào đầu năm nay. "Nhưng tôi là một người hoàn toàn khác so với năm 1981. Tôi ủng hộ hòa bình ngay bây giờ".
Vụ xả súng này là lần cuối cùng một Tổng thống đương nhiệm hoặc cựu Tổng thống bị thương trong một vụ ám sát, cho đến vụ tấn công ông Trump vào ngày 13/7.
1975: Gerald Ford
Hai người phụ nữ khác nhau đã cố gắng ám sát Tổng thống Mỹ Gerald Ford trong hai lần riêng biệt chỉ cách nhau 17 ngày. Họ là hai kẻ tấn công là nữ duy nhất từng cố gắng ám sát một Tổng thống Mỹ.
Kẻ tấn công đầu tiên là Lynette "Squeaky" Fromme, một thành viên của gia đình Charles Manson khét tiếng. Ngày 5/9/1975, Fromme đã chĩa súng vào ông Ford khi ông đang đi bộ ở Sacramento, California. Cô ngay lập tức bị các mật vụ vật ngã xuống đất. Fromme được thả khỏi tù vào năm 2009.
Nỗ lực ám sát ông Ford lần thứ hai là của Sara Jane Moore, bên ngoài một khách sạn ở San Francisco vào ngày 22/9. Moore cũng đã cố gắng bắn ông Ford và nói rằng cô muốn vụ ám sát này châm ngòi cho một cuộc cách mạng bạo lực ở Mỹ. Nhưng Moore đã bắn trượt và bị một người qua đường ngăn cản.
Moore đã dành phần lớn cuộc đời mình trong tù và khi được thả sau 32 năm, ở tuổi 77, bà cho biết bà đã "bị che mắt bởi quan điểm chính trị cấp tiến của mình".
1972: George Wallace
Thống đốc bang Alabama, ông George Wallace, đang vận động tranh cử cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ tại một trung tâm mua sắm ở Maryland thì bị Arthur Bremer bắn 5 phát đạn.
Ông Wallace là một người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nổi tiếng. Trong bài phát biểu của mình, ông đã nói về việc người Mỹ da trắng đang bị "lãng quên". Bremer đã bắn ông Wallace sau bài phát biểu, khiến ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống.
Trong một cuốn nhật ký, Bremer đã bày tỏ mong muốn dữ dội về việc giết ông Wallace hoặc Tổng thống Richard Nixon để trở nên nổi tiếng. Bremer được thả khỏi tù vào năm 2007.
Về phần Wallace, ông tiếp tục tham gia chính trường cấp tiểu bang và tìm kiếm sự tha thứ từ người Mỹ da đen vì sự chia rẽ mà ông đã gây ra.
1968: Robert Kennedy
Trong khi vận động tranh cử cho đề cử Tổng thống của Đảng Dân chủ, ông Robert Kennedy đã bị Sirhan Sirhan bắn 3 phát tại Khách sạn Ambassador ở Los Angeles vào ngày 5/6 và qua đời vào ngày hôm sau. Sirhan đã bị khống chế bởi một số người ở nơi vụ nổ súng xảy ra. 5 người khác cũng bị bắn tại sự kiện này, tuy nhiên tất cả đều đã hồi phục.
Vụ ám sát có tác động lớn đến cuộc đua Tổng thống năm 1968 và xảy ra chỉ hai tháng sau vụ ám sát nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King, Jr., làm gia tăng thêm tình trạng hỗn loạn chính trị vào cuối những năm 1960.
Sirhan, một người Palestine, cho biết cuộc xung đột ở Trung Đông đã thúc đẩy ông bắn Robert Kennedy, đặc biệt là vì ông Kennedy ủng hộ Israel và hứa sẽ gửi 50 máy bay chiến đấu đến Israel nếu được bầu làm Tổng thống. Sirhan bị kết án vào ngày 17/4/1969, bị kết án tử hình trong phòng hơi ngạt. Bản án đó sau đó được giảm xuống còn tù chung thân.
1963: John F. Kennedy
Ngày 22/11/1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại trung tâm thành phố Dallas, Texas, bởi Lee Harvey Oswald khi đang đi trên đoàn xe hộ tống cùng vợ là Jacqueline. Ông Kennedy ngay lập tức được đưa đến Bệnh viện Parkland Memorial, nơi ông qua đời.
Ngay sau vụ ám sát, cảnh sát đã bắt giữ Lee Harvey Oswald sau khi tìm thấy vị trí bắn tỉa của hắn tại Kho sách giáo khoa Texas. Oswald vẫn khẳng định mình vô tội khi bị bắt, tuyên bố rằng ông là "kẻ thế mạng" và chỉ bị bắt giữ vì ông từng sống ở Liên Xô.
Hai ngày sau, Oswald bị đưa từ sở cảnh sát đến nhà tù nông thôn thì bị Jack Ruby, chủ hộp đêm ở Dallas bắn chết.
Năm 1964, Ủy ban Warren điều tra vụ ám sát đã kết luận rằng Oswald, một cựu lính thủy đánh bộ từng sống ở Liên Xô, đã hành động một mình. Vụ ám sát Tổng thống Kennedy đã làm dấy lên hàng loạt thuyết âm mưu và vẫn là chủ đề gây tranh cãi rộng rãi.
Ông Kennedy là Tổng thống Mỹ thứ tư bị ám sát và là người gần đây nhất qua đời khi bi ám sát lúc đang tại nhiệm. Ba tổng thống khác bị ám sát là: Abraham Lincoln (1865), James Garfield (1881) và William McKinley (1901).
(CLO) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố thiết quân luật trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình lúc đêm khuya vào thứ Ba (3/12), chỉ trích phe đối lập và gây chấn động khắp cả nước.
(CLO) Chiều 3/12, tại Trụ sở Trung tâm thông tấn quốc gia, Đoàn đại biểu Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) do Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Hùng dẫn đầu đã làm việc với Đoàn đại biểu Báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, do ông Oscar Alberto Sanchez Serra, Phó Tổng Biên tập, làm Trưởng đoàn.
(CLO) Motorola Moto G35 ra mắt ngày 10/12 tại Ấn Độ, nổi bật với màn hình 120Hz, camera 50MP, pin 5000mAh sạc 20W, thiết kế da thuần chay và nhiều tính năng hiện đại.
(CLO) Triển lãm nghệ thuật “Họa Cam Thảnh Cảm” với mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
(CLO) Sau 3 ngày tranh tài, Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Đặc biệt, tại giải có sự hiện diện của các “bóng hồng” cầm vợt thi đấu “nảy lửa” đến trận cuối cùng.
(CLO) Ngày 3/12, đoàn Hội Nhà báo tỉnh Chiangmai (Thái Lan) đã đến thăm và làm việc với Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP). Tiếp đoàn có Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn, Phó Tổng Biên tập Bùi Thị Hồng Sương, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM Nguyễn Tấn Phong...
(CLO) Ngày 3/12 , Công an TP Hà Nội cho biết, đã tạm giữ nhóm đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
(CLO) Hơn 600 camera được triển khai lắp đặt ở hơn 190 điểm, trải đều rộng khắp trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An. Trong đó, tập trung tại các nút giao thông như: vòng xuyến, ngã ba, ngã tư các tuyến đường chính nội thị, các tuyến giao thông trọng điểm và các mục tiêu quan trọng… là các cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung dân cư.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 4/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trung Trung Bộ có mưa rải rác và có nơi có dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Hiện nay, khu vực Nam Bộ xuất hiện sương mù, giảm tầm nhìn do không khí lạnh ở phía Bắc khuếch tán sâu xuống phía Nam hình thành rãnh áp thấp tạo nên độ ẩm không khí cao.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng kiểm tra và họp chỉ đạo triển khai dự án sân bay Long Thành; 11 tháng, tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%; Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình…
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình mong muốn Bắc Giang phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết Đại hội tỉnh đề ra; thực hiện tốt công tác đóng góp cho văn kiện và tổ chức Đại hội Đảng các cấp; sẵn sàng cho giai đoạn tăng tốc, bứt phá, phát triển trong giai đoạn vươn mình của dân tộc.
(CLO) Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, kịch tính, chiều nay ngày 3/12 Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã diễn ra lễ bế mạc. Đây là giải đấu đem đến nhiều cảm xúc cho cả vận động viên và cổ động viên, thắp sáng tinh thần thể thao, khơi dậy tinh thần đồng đội.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, bộ máy tinh gọn nhưng công việc vẫn ngày càng nhiều lên, thời gian hoàn thành nhiệm vụ cấp bách hơn, chất lượng công việc đòi hỏi cao hơn, phạm vi quản lý rộng hơn. Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ giúp mỗi cán bộ nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
(CLO) Ông Donald Trump mới đây đã đe dọa áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các nước BRICS nếu họ phát triển một loại tiền tệ mới nhằm cạnh tranh với đồng USD.
(CLO) Cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi quân nổi dậy bất ngờ tấn công thành phố chiến lược Aleppo. Cuộc chiến đang bùng phát trở lại này cho thấy tình hình tại Trung Đông sẽ còn nóng và phức tạp hơn.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.