Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
Theo dõi báo trên:
Được tổ chức 3 năm một lần, Liên hoan Kịch nói toàn quốc luôn là cuộc hội tụ nghề nghiệp lớn nhất của giới sân khấu kịch cả nước. Năm 2024, Liên hoan diễn ra từ ngày 11 - 26/6, quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên của 19 đơn vị kịch nói chuyên nghiệp trong và ngoài công lập. Các đơn vị nghệ thuật đã lựa chọn đem đến Liên hoan 23 vở diễn đặc sắc, độc đáo nhất của mình.
Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, điểm sáng của Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 là đã xuất hiện một số kịch bản đề cập những vấn đề xã hội đương thời, tạo ra “mảnh đất cho đạo diễn khai thác, gieo trồng để có một mùa gặt bội thu”. Liên hoan đã tìm thấy những điểm nhấn, những nhân tố mới nổi trội; có những vở diễn làm bùng nổ cảm xúc, thăng hoa nghệ thuật như “Đêm trắng” (Nhà hát Kịch Việt Nam), “Vòng tròn bội bạc” (Nhà hát Kịch Hà Nội), “Bắt quỷ” (Đoàn Kịch nói Hải Phòng)...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cũng cho rằng, Liên hoan lần này có nhiều vở diễn đạt chất lượng cả về nghệ thuật và hấp dẫn công chúng, đặc biệt có nhiều vở sáng tạo, mới mẻ đến từ tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên và thiết kế mỹ thuật...
Các vở diễn nhiều thể loại đề tài, được các đơn vị nghệ thuật thể hiện nghiêm túc, sáng rõ về chủ đề tư tưởng, hấp dẫn về hình thức, có tính thời sự cao, hữu ích cho xã hội. Các nghệ sĩ, diễn viên dự thi thỏa sức sáng tạo, mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc, truyền đi những thông điệp đậm tính nhân văn.
“Với cái nhìn tổng quan về Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024, có thể thấy được sân khấu kịch nói đang có nhiều thay đổi, đã có nhiều cái mới về nội dung và hình thức” - Thứ trưởng Tạ Quang Đông đánh giá.
Cảnh trong vở “Vòng tròn bội bạc” (Nhà hát Kịch Hà Nội) - vở diễn giành Huy chương Vàng Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024. Ảnh: NHCC
Trao đổi với Báo NB&CL, NSND Trần Ly Ly - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, thành viên Ban Chỉ đạo Liên hoan cho biết, điểm mới tại Liên hoan này là có những vở diễn được đầu tư rất công phu, hoành tráng; có vở diễn quy tụ hàng trăm diễn viên và các thành phần sáng tạo tham gia, nhưng cũng có những vở “gọn nhẹ, ít người” mà chất lượng cũng rất tốt.
“Một số vở đã đưa ra cách tiếp cận khác hoặc mạnh dạn thử nghiệm cách dàn dựng mới để mang tới cho công chúng những câu chuyện mang tính giáo dục, nhân văn và đem lại giá trị thẩm mỹ. Những thử nghiệm có thể thành công, có thể chưa thành công nhưng điều quan trọng là phải đưa ra một cách tiếp cận mới. Chúng tôi vui mừng vì tại Liên hoan này đã nhìn thấy những vở diễn như vậy” - NSND Trần Ly Ly nói.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì vẫn còn một số vở và phần biểu diễn dự thi của các diễn viên chưa được đầu tư, quan tâm một cách nghiêm túc. NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 đánh giá, sự thiếu vắng của nhiều đơn vị sân khấu xã hội hóa phía Nam là một điều đáng tiếc.
Tại kỳ Liên hoan này, có 23 vở diễn dàn dựng từ 22 kịch bản của 16 tác giả, nhưng hầu hết đều là kịch bản đã được viết từ khá lâu, không có kịch bản xuất xứ từ trại sáng tác, kịch bản của tác giả trẻ càng hiếm hoi. Trong số 22 kịch bản, có 7 kịch bản về đề tài chiến tranh, cách mạng; 7 kịch bản đề tài dân gian, lịch sử; 2 kịch bản về quan hệ gia đình; 6 kịch bản phản ánh thực trạng xã hội chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Liên hoan cho rằng, những con số trên phần nào cho chúng ta thấy cái nhìn toàn cảnh về hoạt động sân khấu. “Sân khấu lảng tránh khỏi hiện thực đời sống, những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Thực trạng này phải chăng là do đội ngũ sáng tác thiếu hụt, đội ngũ sáng tạo né tránh những vấn đề đương đại hay vấn đề nằm ở chỗ quan điểm, cách chọn lựa kịch bản an toàn của các nhà quản lý đơn vị nghệ thuật?” - ông Giàu nêu câu hỏi.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông trao Huy chương Vàng hạng mục Vở diễn cho Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Kịch Hà Nội, Đoàn Kịch nói Hải Phòng. Ảnh: Đình Trung
Theo NSND Trần Ngọc Giàu, thực trạng trên rất đáng quan ngại. Sân khấu mất dần chức năng phản ánh hiện thực và dự báo, chỉ còn làm nhiệm vụ chính trị với đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng chờ tham dự liên hoan, hoặc chỉ nhằm bán vé cho khán giả có nhu cầu giải trí. Vì thế, cần phải tìm cách để có thêm người viết mới, có thêm cây bút trẻ để có được những kịch bản mới và hay.
Do số lượng kịch mục hạn chế, việc lựa chọn kịch bản để dàn dựng luôn là thách thức đối với các đạo diễn. Đáng lo ngại khi 18 đạo diễn góp mặt tại Liên hoan chỉ có 2 người ở tuổi 30, số còn lại đều không còn trẻ và càng hiếm đạo diễn tham gia Liên hoan lần đầu. Theo NSND Trần Ngọc Giàu, một số vở không có hình thức mới cho nội dung cũ, không tìm tòi, phát hiện được tính thời đại cho câu chuyện đã qua. Với vở diễn dân gian lịch sử, không tìm thấy được yếu tố ôn cố tri tân, kể chuyện chiến tranh như nó vốn có, thiếu góc nhìn hôm nay, các đạo diễn thiếu tính phát hiện.
“Có vở diễn xử lý các tấm pano đẩy ra kéo vào, những mảng trang trí thả xuống kéo lên… thủ pháp chưa cũ nhưng đưa vào không hợp lý đã khiến hiệu ứng ngược. Cũng rất dễ tìm thấy những xử lý mang tính hình thức không tương xứng với nội dung. Sân khấu cần nhiều hơn nữa những tìm tòi. Thiếu kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ để tạo ra hình thức mới cho vở diễn không có nghĩa là bế tắc trong sáng tạo” - ông Giàu nói.
Về mỹ thuật sân khấu, NSND Trần Ngọc Giàu cho rằng, tại Liên hoan, không hiếm trang trí đẹp, hay, mới lạ nhưng đáng tiếc đã không được đạo diễn xử lý một cách thông minh mà còn làm thô thiển trang trí, làm hạn chế hiệu quả của vở diễn.
“Có đến hơn 2/3 số vở diễn được thiết kế bục bệ vuông tròn tam giác, cao thấp... nhưng phần nhiều là mang tính hình thức. Có những bục bệ thu hẹp diện tích sàn diễn, giới hạn chiều sâu sân khấu, diễn viên sắp hàng ngang diễn ở phần trước sân khấu. Thiếu vắng sự sáng tạo, lười biếng suy nghĩ hình thức mới, tìm kiếm chất liệu và nhất là ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu đã xuất hiện trong một vài vở diễn, ở một vài họa sĩ, âu cũng là điều đáng tiếc” - ông Giàu nhận xét.
Đặc biệt, khi đánh giá về âm nhạc cho vở diễn, ông Giàu đưa ra một nhận định khá “sốc”, đó là “chúng ta đang vi phạm luật bản quyền một cách công khai, đây là việc cần đặt ra và xem xét lại quy chế cho liên hoan tiếp theo”. Theo ông, chỉ có 5 nhạc sĩ có tên trong số 23 vở diễn, 18 vở diễn không có nhạc sĩ mà chỉ có nhạc tự chọn, “điều này cho thấy sáng tác nhạc cho vở diễn không được xem trọng, chắp vá mô típ âm nhạc”.
Khán giả TP Thái Nguyên xếp hàng vào Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc xem các vở diễn trong khuôn khổ Liên hoan. Ảnh: BTC
Cho rằng, đây chỉ là những nhận định tổng quan, không đi sâu, bàn kỹ mà chỉ nêu vấn đề, khơi gợi với hy vọng các cơ quan quản lý, Hội nghệ sĩ sân khấu cũng như các đơn vị nghệ thuật nhìn nhận và hướng tới, NSND Trần Ngọc Giàu nhắn nhủ những đạo diễn, diễn viên trẻ làm nghề bằng thái độ nghiêm túc, chỉn chu; đơn giản không có nghĩa là cẩu thả, tiện đâu làm đấy.
“Thông cảm với các bạn nhưng khó chấp nhận sự giản đơn, làm cho có, cho xong, làm nghề với tâm lý đã dự liên hoan là có giải. Chúng ta cũng rất cần có những hình thức khích lệ tạo điều kiện cho những đạo diễn trẻ, đạo diễn mới được nhận kịch bản làm vở. Vẫn còn đó những hy vọng sự đổi mới cho liên hoan sân khấu lần sau từ các nhà quản lý, chỉ đạo nghệ thuật dám mời, dám tạo điều kiện, dám trao cơ hội cho những đạo diễn trẻ, đạo diễn mới” - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật của Liên hoan chia sẻ.
Thế Vũ
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục được biết đến là hai TikToker nổi tiếng sở hữu nhiều tài sản lớn, cùng đứng tên trên nhiều doanh nghiệp.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Đối thoại “Âm sắc” giữa nhạc sĩ Quốc Trung và hoạ sĩ Trịnh Tuân thuộc khuôn khổ triển lãm sơn mài “Như những lớp phù sa”.
(CLO) Festival Phở năm 2025 nhằm quảng bá hình ảnh Phở Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(CLO) Một số hoạt động trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ tạm hoãn vào 2 ngày quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".