Liên hợp quốc sẽ thông qua Hiệp ước Đại dương vào tháng 6

Thứ tư, 19/04/2023 20:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp ước Đại dương sẽ thúc đẩy việc bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), vốn mở rộng ra 200 hải lý (370 km) tính từ đường cơ sở của các quốc gia.

Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các nước thiết lập một hiệp ước về đại dương. Cho đến ngày 18/4 vừa qua, Đại hội đồng đã ra nghị quyết ấn định thời gian chính thức thông qua Hiệp dương Đại dương vào tháng 6 tới.

lien hop quoc se thong qua hiep uoc dai duong vao thang 6 hinh 1

Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP.

Mặc dù biển khơi chiếm hơn 60% tổng diện tích đại dương của thế giới và gần 50% bề mặt Trái đất, song rất ít được chú ý tới. Hiện chỉ có khoảng 1% diện tích biển cả được bảo vệ.

Văn bản hiệp ước đã được các bên thống nhất vào tháng 3 vừa qua, sau 15 năm thảo luận và 4 năm đàm phán chính thức. Hiệp ước sẽ là cơ sở pháp lý cho việc mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra các vùng biển quốc tế trên toàn thế giới.

Hiệp ước trước tiên cần được các chuyên gia pháp lý xem xét và chuyển ngữ sang 6 thứ tiếng chính thức của Liên hợp quốc. Cuộc họp thông qua hiệp ước dự định diễn ra trong các ngày 19-20/6. Sau đó, từng nước thành viên sẽ tiến hành phê chuẩn. Hiệp ước cần được tối thiểu 60 nước phê chuẩn để có hiệu lực áp dụng.

Hiện tại, hầu hết các khu vực biển được bảo vệ đều nằm trong lãnh hải của các nước thành viên Liên hợp quốc. Hiệp ước sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn mở rộng 200 hải lý (370km) tính từ đường cơ sở. Như đã nói, có hơn 60% đại dương nằm bên ngoài vùng EEZ.

Theo các nhà khoa học, việc bảo vệ biển khơi cũng là bảo vệ sự đa dạng sinh học biển, vốn đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra oxy cũng như hấp thụ carbon dioxide, góp phần bảo vệ môi trường.

Hiệp ước cũng yêu cầu nghiên cứu tác động đối với môi trường từ các hoạt động như thăm dò, khai thác vùng biển sâu. Thực tế hiện nay cho thấy biển và đại dương đang đối mặt các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường và hiện tượng Trái đất ấm lên. Rất ít các vùng biển khơi được bảo vệ, trong khi vấn nạn ô nhiễm, axit hóa và đánh bắt thủy hải sản quá mức đang là mối đe dọa ngày một lớn.

Ngọc Anh (theo CNA, AFP)

Bình Luận

Tin khác

Các nước Trung Âu đang trải qua lũ lụt lịch sử, thiệt hại hàng tỷ USD

Các nước Trung Âu đang trải qua lũ lụt lịch sử, thiệt hại hàng tỷ USD

(CLO) Trung Âu đang trải qua trận lũ lụt tồi tệ nhất trong ít nhất hai thập kỷ, gây ra thiệt hại từ Romania đến Ba Lan và khiến ít nhất 23 người thiệt mạng cho đến nay.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng Palestine

Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng Palestine

(CLO) Các thành viên Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Palestine trong vòng 12 tháng.

Thế giới 24h
Vụ sập cầu Baltimore: Mỹ đòi chủ tàu Singapore bồi thường 100 triệu USD

Vụ sập cầu Baltimore: Mỹ đòi chủ tàu Singapore bồi thường 100 triệu USD

(CLO) Bộ Tư pháp Mỹ hôm 19/9 đã đệ đơn kiện, yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu USD từ chủ sở hữu và nhà điều hành tàu hàng Singapore sau vụ tai nạn tàu đâm vào cầu Baltimore, dẫn đến cái chết của 6 công nhân và gây ách tắc tuyến đường vận tải quan trọng.

Thế giới 24h
Mạng xã hội X 'lách luật' để hoạt động trở lại ở Brazil

Mạng xã hội X 'lách luật' để hoạt động trở lại ở Brazil

(CLO) Nền tảng mạng xã hội X đã bất ngờ trở lại với nhiều người dùng ở Brazil vào thứ Tư sau một bản cập nhật mạng.

Thế giới 24h
Nền tảng tội phạm 'ma' bị triệt phá trên toàn cầu, 51 người bị bắt

Nền tảng tội phạm 'ma' bị triệt phá trên toàn cầu, 51 người bị bắt

(CLO) Một chiến dịch hợp tác quốc tế đã triệt phá nền tảng liên lạc mã hóa có tên Ghost (ma), nổi tiếng với việc hỗ trợ các hoạt động buôn bán ma túy và rửa tiền quy mô lớn, theo thông tin từ Europol vào thứ Tư.

Thế giới 24h