Liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc

Thứ sáu, 08/09/2023 19:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc với nội dung, lĩnh vực điều phối là liên kết phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc. Việc phối hợp phải bảo đảm theo nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, công khai, minh bạch và phù hợp quy định pháp luật.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc vừa ký Quyết định số 55/QĐ-HĐĐPTDMNPB ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc.

lien ket phat trien kinh te  xa hoi vung trung du va mien nui phia bac hinh 1

Ảnh minh họa

Vùng trung du và miền núi phía Bắc quy định tại Quy chế này gồm các địa phương sau: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.

Về nguyên tắc điều phối

Theo Quy chế, nguyên tắc điều phối là phải tuân thủ Hiến pháp, quy định của pháp luật có liên quan về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Nội dung, lĩnh vực điều phối là liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc. Việc phối hợp phải bảo đảm theo nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, công khai, minh bạch và phù hợp với các quy định pháp luật.

Hoạt động điều phối thực hiện thông qua Hội nghị Hội đồng điều phối vùng. Trên cơ sở nội dung các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, các bộ, ngành, địa phương trong vùng thảo luận để thỏa thuận, thống nhất và triển khai các nội dung thực hiện liên kết, phối hợp.

Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp được giao cho bộ, ngành, địa phương có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan hoặc chịu tác động nhiều nhất đến lĩnh vực, nhiệm vụ cần phối hợp.

Những vấn đề không đạt được sự đồng thuận hoặc vượt thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành và địa phương trong vùng trung du và miền núi phía Bắc thì căn cứ đề nghị của Hội đồng điều phối vùng, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành.

Về phương thức điều phối

Quy chế quy định cụ thể phương thức điều phối về: Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; đầu tư phát triển; đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng các cơ chế, chính sách; giải quyết các vấn đề liên kết vùng; kế hoạch điều phối liên kết vùng; cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng.

Về lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, Quy chế quy định việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch vùng, ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải được phối hợp để bảo đảm tính tích hợp, thống nhất và đồng bộ giữa các quy hoạch, trong đó các lĩnh vực chủ yếu cần phối hợp gồm: hệ thống giao thông kết nối; giáo dục và đào tạo; y tế; tài nguyên rừng, tài nguyên nước; bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý đất đai; môi trường, công nghiệp khai thác, chế biến; nông nghiệp hiệu quả cao. 

Phối hợp trong quá trình lập các quy hoạch vùng, ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn vùng trung du và miền núi phía Bắc phải được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và các quy định hiện hành bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và thứ bậc. 

Phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch: Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, địa phương quản lý quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố, công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện và có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch. 

Về đào tạo và sử dụng lao động, Quy chế nêu rõ phối hợp trong việc đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo nhân lực cho các địa phương trong vùng.

Phối hợp trong điều tiết, sử dụng lao động, lao động từ khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Định hướng, hướng dẫn, phối hợp hỗ trợ giới thiệu việc làm, hợp tác bố trí lao động, xử lý tranh chấp lao động khi cần thiết. 

Cùng với đó là việc phối hợp trong việc xây dựng và bố trí nhà ở, các công trình thiết yếu cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; trong giải quyết các tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội.  

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Xác định các vướng mắc 'cấp bách' về thể chế cần tháo gỡ để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh

Xác định các vướng mắc 'cấp bách' về thể chế cần tháo gỡ để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định các bất cập, vướng mắc có tính cấp bách, những "điểm nghẽn" về thể chế cần tháo gỡ để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo đúng yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của Chính phủ

Tin tức
Tập trung cao độ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

Tập trung cao độ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

(CLO) Ngày 28/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 37. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung cao độ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Kêu gọi sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, cộng đồng và xã hội đối với người cao tuổi

Kêu gọi sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, cộng đồng và xã hội đối với người cao tuổi

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu rõ: Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Điều này đặt ra không ít thách thức và cơ hội cho các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ quyền lợi cho người cao tuổi. Chính vì vậy, việc triển khai Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam 2024 là dịp để kêu gọi sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, cộng đồng và xã hội đối với người cao tuổi.

Tin tức
Hà Nội diễn tập thực binh phòng thủ dân sự

Hà Nội diễn tập thực binh phòng thủ dân sự

(CLO) Ngày 28/9, TP Hà Nội tiến hành diễn tập thực binh phòng thủ dân sự trong diễn tập Khu vực phòng thủ năm 2024 (HN-24).

Tin tức
Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ II sẽ tiến hành phiên chất vấn về phòng, chống bạo lực học đường

Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ II sẽ tiến hành phiên chất vấn về phòng, chống bạo lực học đường

(CLO) Ngày 28/9, Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ II năm 2024 chính thức khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, với sự tham gia của 306 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc.

Tin tức