Vào tháng 6, G7 và EU đã công bố sẽ cung cấp khoản vay trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine, với nguồn trả nợ là lợi nhuận thu được từ các tài sản của Nga bị đóng băng ở phương Tây.
Sau khi Nga xung đột với Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các tài sản này đã bị phong tỏa. Hơn 210 tỷ euro tài sản của Nga hiện bị đóng băng trong EU, trong đó phần lớn nằm tại kho lưu ký Euroclear của Bỉ.
Hiện, tất cả các biện pháp cấm vận của EU đối với Nga phải được gia hạn 6 tháng một lần thông qua một cuộc bỏ phiếu nhất trí của EU. Nhưng Hungary, với lập trường thân thiện với Nga, đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn các biện pháp trừng phạt và biện pháp giúp đỡ Ukraine, đồng thời có thể ngăn chặn việc gia hạn.
Ủy ban châu Âu đề xuất kéo dài thời gian gia hạn các biện pháp cấm vận từ 6 tháng lên 36 tháng, nhưng Hungary chưa đưa ra đề xuất này trong các cuộc thảo luận. Đề xuất cho khoản vay này cũng cần sự phê duyệt của Nghị viện châu Âu do liên quan đến ngân sách của khối. Dự kiến, các nghị sĩ EU sẽ bỏ phiếu về gói này vào ngày 22/10.
Thỏa thuận mới này có mục đích bỏ qua sự phản đối của Hungary và cho phép khoản vay "hỗ trợ tài chính vĩ mô (MFA)" được triển khai nhanh chóng vào năm 2024, với kế hoạch giải ngân vào năm 2025, và khoản vay này sẽ được hoàn trả trong tối đa 45 năm.
Tuy nhiên, thỏa thuận này chưa đủ để thuyết phục Mỹ. Washington ban đầu đồng ý đóng góp khoảng 20 tỷ USD nhưng không muốn tiến hành mà không có đảm bảo rằng các tài sản của Nga sẽ bị đóng băng trong thời gian dài hơn.
Hồng Hạnh (theo Reuters)