Liên tiếp các vụ giáo viên bạo hành học sinh: Cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo

Thứ sáu, 06/10/2023 07:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Liên tiếp những câu chuyện buồn, những hành động và lời nói thiếu đạo đức đang khiến ngay cả các thầy cô giáo trong ngành cũng phải thốt lên: không thể chấp nhận được dù vì bất cứ lý do gì.

Thầy giáo Trường THPT Phan Huy Chú, huyện Thạch Thất, Hà Nội, xưng “mày - tao”, chỉ tay vào mặt học sinh và mắng “hiểu chưa con chó”. Một học sinh hút thuốc lá điện tử bị thầy hiệu phó tát ù tai. Một nữ sinh lớp 12 bị cô giáo túm áo kéo lê trên đất khi em đã kiệt sức vì bị cô đuổi ra khỏi lớp do mắc lỗi mua bánh không đúng với yêu cầu của cô. Liên tiếp những câu chuyện buồn, những hành động và lời nói thiếu đạo đức đang khiến ngay cả các thầy cô giáo trong ngành cũng phải thốt lên: không thể chấp nhận được dù vì bất cứ lý do gì. Hay nói như TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội: Nhiều thầy cô giáo không ý thức giữ gìn hình ảnh nghề nghiệp, không nắm được nguyên tắc sư phạm, coi thường tâm lý giáo dục...

Ứng xử sư phạm của các thầy cô giáo đang có những hạn chế

Sau loạt vụ lạm thu các khoản đầu năm học thì phụ huynh và dư luận bàng hoàng khi liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành học sinh từ mầm non cho đến cấp THPT. 

Đầu tiên là vụ cô giáo Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đuổi một nữ sinh lớp 12 ra khỏi lớp quỳ khóc đến kiệt sức rồi kéo lê trên mặt đất chỉ vì “không mua bánh sinh nhật đúng cửa hàng”. Tiếp theo, một thầy giáo dạy tiếng Anh ở Trường THPT Phan Huy Chú – Thạch Thất, Hà Nội đã bóp cằm, chỉ vào mặt nam sinh xưng “mày tao”, thậm chí ở cuối clip, thầy giáo còn xúc phạm học sinh chỉ vì em làm bài tập sai.

Chưa dừng lại ở đó, một học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa đã bị cô giáo dùng roi tre đánh vào lưng bầm tím vì không làm bài tập. Hay mới đây nhất là vụ phụ huynh tố cô giáo tại Trường Mầm Non Ngôi Sao Nhỏ - Little Star đánh con mới 14 tháng tuổi.

Ứng xử sư phạm của các thầy cô giáo đang có những hạn chế, gây ra hệ lụy khiến nhiều người hiểu sai vai trò của người thầy, thậm chí có những phản ứng tiêu cực từ học sinh, phụ huynh” - TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhận định như vậy.

Ông Lâm cho rằng: Những sự xảy ra việc vừa qua với các nhà giáo, trước tiên các thầy cô giáo đã hành xử không đúng nguyên tắc sư phạm, không phù hợp với đạo đức nhà giáo, không có ý chí quyết bảo vệ nhân phẩm, an toàn cho bản thân mỗi nhà giáo. Theo tôi, dường như nhiều thầy cô giáo không ý thức về nghề nghiệp và việc giữ gìn hình ảnh của mình. Thêm nữa, các thầy cô không nắm được nguyên tắc sư phạm, tức là nghề nghiệp không tinh thông, coi thường tâm lý giáo dục. Đáng lo ngại là vẫn còn mang nặng tư tưởng quyền uy trong nhà trường. Điều này rất nguy hiểm. Để giáo dục học sinh, trong nguyên tắc và phương pháp sư phạm thì nhà giáo được quyền phạt học sinh để duy trì nề nếp kỷ luật của nhà trường, của lớp học. Tuy nhiên, dù hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, vi phạm nhân cách học sinh.

lien tiep cac vu giao vien bao hanh hoc sinh can thiet xay dung luat nha giao hinh 1

Trong những sự việc này, bộ phận quản lý nhà trường cũng có lỗi của mình. Nhà trường để giáo viên không nắm được nguyên tắc, kỹ năng sư phạm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, danh dự của nhà giáo và để cha mẹ học sinh, người ngoài vào xâm hại nhà giáo, không bảo đảm an toàn về con người và nhân phẩm cao quý của nhà giáo...

Ứng xử sư phạm của các thầy cô hiện nay hết sức hạn chế, nó gây ra hệ lụy làm cho nhiều người hiểu sai vai trò của người thầy, nên gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Khi người ta coi thường nhà giáo, học sinh cũng coi thường thầy cô sẽ tạo ra bức xúc không đáng có. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển giáo dục, vì thầy cô không chỉ dạy học sinh bằng tri thức mà phải dạy bằng chính nhân cách của mình. Nếu thầy cô nhân cách bị hạ thấp thì hiệu quả giáo dục rất thấp, thậm chí nó còn mang lại tác dụng ngược. Chúng ta phải nhìn vấn đề thấu đáo như vậy chứ không chỉ rút kinh nghiệm rồi cho qua như một số vụ việc vừa rồi. 

Usinxki - nhà giáo dục danh tiếng của thế giới cho rằng: Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh. Sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác. Nghề dạy học là cao quý vì nó phát triển nhân cách, xây dựng tương lai cho mỗi đứa trẻ.

Vì thế, việc thầy cô giữ hình ảnh của mình, giữ nhân cách của mình là vô cùng quan trọng, không chỉ cho bản thân mình mà đây cũng chính là công cụ để dạy học, công cụ để phát triển nhân cách cho chính học trò của mình. Đó là một đòi hỏi của nghề nghiệp, đòi hỏi của xã hội, nếu ai không đáp ứng được thì không nên theo nghề giáo.

Làm thế nào để chấm dứt nỗi ám ảnh bạo lực học đường?

Ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cho hay, vấn đề bạo lực học đường xảy ra đã lâu, mặc dù đã được tuyên truyền giáo dục rất nhiều nhưng các vụ việc vẫn liên tục xảy ra, năm sau cao hơn năm trước. Đây là vấn đề đáng lo ngại trong ngành giáo dục hiện nay.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em, ông An cho rằng, những sự việc xuất hiện trên báo chí mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, thực tế còn nghiêm trọng hơn nhiều lần. Bởi gần đây có những sự vụ bạo lực rất tàn bạo, học sinh đánh học sinh, thầy cô giáo đánh học sinh, bảo mẫu bạo hành trẻ nhỏ... Nghiêm trọng hơn, có những em nhỏ đã phải tìm đến cái chết, khi điều tra thì nguyên nhân là do bạo lực học đường, bị nói xấu, bị đe dọa trên mạng xã hội.

Ông An khẳng định, những vụ bạo lực học đường cho thấy, ngành giáo dục hiện nay chưa có chuẩn mực đạo đức học đường cho từng cấp học, cho từng lứa tuổi phù hợp.

Việc giáo dục về tâm lý, kỹ năng sống trong các nhà trường còn hạn chế, đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng và cần phải thay đổi; Cần tăng cường giáo dục về kỹ năng, về đạo đức, lối sống cho trẻ, không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức và chạy theo thành tích. Phải chăng, sự thiếu hụt trong giáo dục đã dẫn các vụ bạo lực học đường gia tăng, học trò đánh học trò, thầy cô giáo bạo hành học sinh” - ông Nguyễn Trọng An chia sẻ.

Theo ông An, để hạn chế bạo lực học đường, biện pháp đầu tiên là giáo dục gia đình. Do áp lực cơm, áo, gạo, tiền nên vấn đề giáo dục trong gia đình từ lâu đã bị coi nhẹ. Nhiều nhà phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường, thầy cô giáo. Nhiều bậc cha mẹ không lắng nghe trẻ nói, sao nhãng việc giáo dục con, chỉ đến khi xảy ra các sự việc đáng tiếc thì mới tỉnh ngộ.  

Bên cạnh đó, nhiều gia đình có quan niệm “yêu cho roi cho vọt” và thường xuyên dùng roi vọt để giáo dục con. Một đứa trẻ khi bị đánh nhiều quá sẽ trở thành một đứa bé lì lợm và xuất hiện mầm mống bạo lực. Dù ở trường hay ở nhà, đứa bé đều có thể dùng bạo lực với anh em hay bạn bè. Do đó, vấn đề giáo dục gia đình là cốt lõi.

Luật Trẻ em 2016 đã quy định là kiện toàn mạng lưới bảo vệ trẻ em 3 cấp độ. Đó là phải có mạng lưới nhân viên công tác xã hội bảo vệ trẻ em ở cộng đồng; Phải có mạng lưới công tác hội, phải có giáo viên tâm lý học đường trong các nhà trường để hỗ trợ, ổn định tâm lý cho học sinh, từ đó mới giảm thiểu được tình trạng bạo lực học đường” - ông Nguyễn Trọng An cho hay.

Ông An khẳng định, việc mua nhầm bánh sinh nhật của học sinh là chuyện quá nhỏ để cô giáo bắt lỗi và có hình thức phạt thiếu văn hóa như vậy. Những hành động này của cô giáo không chỉ là hành động thiếu chuẩn mực mà còn là hành động vô cảm trong bối cảnh học sinh này đang có vấn đề về sức khoẻ, đó là xúc phạm nhân phẩm học sinh, là bạo lực học đường đúng nghĩa.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, những hình ảnh thể hiện trong clip cho thấy, hành vi ứng xử của cô giáo là không phù hợp. Một sự việc khá nhỏ không đáng để có hành động lôi kéo, lớn tiếng như vậy trước rất nhiều em học sinh, nhất là trong điều kiện sức khỏe của em học sinh không được tốt và trạng thái tâm lý thì bất ổn. Đáng nói hơn, đây là cô giáo dạy môn giáo dục công dân, là giáo viên chủ nhiệm lớp. Thay vì ôn tồn giải thích hoặc có những ứng xử phù hợp thì cô giáo này lại trút sự bực tức lên đầu cho học sinh, dẫn đến những hành động phản cảm, thiếu tính giáo dục. Hiện nay, cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, chưa có kết luận cuối cùng.

Trường hợp có căn cứ cho thấy, cô giáo có hành vi bạo hành, mà cụ thể là hành vi làm nhục người khác, hành hạ người khác, để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của học sinh thì có thể bị xử lý hình sự. Trường hợp có hành vi bạo lực học đường mà chưa đến mức gây nguy hiểm cho xã hội và để lại hậu quả nghiêm trọng thì cũng có thể bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật đối với giáo viên đó. Cơ quan công an sẽ làm rõ giáo viên này giảng dạy ở trường dưới hình thức nào, là viên chức hay là giáo viên hợp đồng, đã giảng dạy bao lâu rồi, trong quá trình làm việc đã chấp hành kỷ luật thế nào, việc phạt học sinh như vậy là phù hợp với pháp luật hay chưa?

Luật sư Cường khẳng định, đây là hành động không thể chấp nhận được, không được phép xảy ra trong một môi trường giáo dục vì bất cứ lý do nào. Đó là hành động phản giáo dục, phản sư phạm… Giáo viên này xứng đáng nhận một mức kỷ luật nghiêm khắc hơn rất nhiều so với việc chỉ nhắc nhở về hành vi, chuyển công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm sang giáo viên khác.

Với những gì đã diễn ra công khai trên clip thì việc đình chỉ công tác của giáo viên hoặc chuyển sang làm công việc khác để chờ cơ quan chức năng xác minh là điều cần thiết, để ổn định tâm lý cũng như suy nghĩ của các học sinh trong lớp và tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra. Môi trường giáo dục là môi trường đòi hỏi giáo viên phải là người chuẩn mực, phải nêu gương và phải có ứng xử phù hợp, thể hiện sự vị tha, lòng nhân ái, tình yêu với con trẻ, có như vậy thì hoạt động giáo dục mới thực sự hiệu quả. Bản thân các thầy cô giáo là những người rao giảng về đạo đức mà có hành vi ứng xử không phù hợp thì bài giảng có hay đến mấy nhưng bản thân các thầy cô không làm gương thì hiệu quả giáo dục sẽ không đạt được như mong muốn” - luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ.

Cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo

Thầy Nguyễn Duy Khánh, giáo viên Sinh học tại Hà Nội cho hay: “Đã đến lúc cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề đạo đức nhà giáo trong trường học. Luật Giáo dục năm 2019 đã trình bày rất rõ chuẩn mực ứng xử và quyền hạn của giáo viên. Trong đó, Điều 22 của Luật cũng như điều lệ của các trường học đều nêu nghiêm cấm xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

Lớp học là địa điểm bạo hành xảy ra thường xuyên nhất. Thực trạng này diễn ra với mức độ và tính chất khác nhau. Do ranh giới giữa việc giáo viên nghiêm khắc, kỷ luật và bạo lực học đường cũng tương đối gần nhau nên giáo viên cũng không nhận thức được là thái độ, hành vi của mình là bạo lực học đường”.

Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường - Giảng viên Luật, Trường Đại học Thủy lợi: “Hoạt động giáo dục là hoạt động nghề nghiệp đặc thù, thể hiện sự nhân văn, văn hóa, hướng thiện. Chính vì vậy, đòi hỏi thầy cô giáo, cán bộ giáo dục phải là những người có chuẩn mực đạo đức, có hành vi ứng xử phù hợp thì mới có hiệu quả trong công tác giáo dục.

Trước nhiều vụ bạo hành học sinh xảy ra thời gian qua, tôi thấy rất cần thiết sớm xây dựng Luật Nhà giáo để thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật và bổ sung các văn bản mới về hoạt động nghề nghiệp giáo viên trong đó Luật Nhà giáo sẽ định danh nhà giáo; Làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Quy định đầy đủ thống nhất về tuyển dụng, sử dụng, điều kiện làm việc và tiêu chuẩn của nhà giáo; Đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Mới đây, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã kết luận: Thống nhất với Tờ trình của Bộ GDĐT về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo, về các chính sách dự kiến đưa vào nội dung của Luật.

Luật Nhà giáo kết hợp với Luật Giáo dục và các văn bản pháp luật khác có liên quan sẽ là hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có hiệu quả, có nền nếp, giảm đến mức tối thiểu những sự vụ bạo lực học đường có thể xảy ra. Đặc biệt là những vụ việc giáo viên không đủ năng lực phẩm chất, không đủ tiêu chuẩn vẫn tham gia giảng dạy để rồi thực hiện các hành vi bạo hành, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của học sinh”.

Khánh An

Tin mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khai thác hiệu quả Sân vận động Mỹ Đình

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khai thác hiệu quả Sân vận động Mỹ Đình

(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.

Công luận 24H
Bộ Tài chính: Cần làm rõ cơ sở hay căn cứ nào để Mỹ áp mức thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam

Bộ Tài chính: Cần làm rõ cơ sở hay căn cứ nào để Mỹ áp mức thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam

(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Ngành đường sắt chạy thêm nhiều tàu trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

Ngành đường sắt chạy thêm nhiều tàu trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.

Giao thông
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki

(CLO) Ngày 3/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Tin tức
TP HCM: Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ tại gói thầu hơn 138 tỷ đồng

TP HCM: Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ tại gói thầu hơn 138 tỷ đồng

(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".

Dự án - Đầu tư
Công ty mẹ Gotec Việt Nam đối mặt khoản nợ trái phiếu 980 tỷ đồng quá hạn, lỗ lũy kế kéo dài

Công ty mẹ Gotec Việt Nam đối mặt khoản nợ trái phiếu 980 tỷ đồng quá hạn, lỗ lũy kế kéo dài

(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.

Kinh doanh - Tài chính
Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại Đền Hùng

Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại Đền Hùng

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.

Đời sống
Ninh Thuận: Mời thầu 213 tỷ đồng cho dự án thi công đường từ quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná

Ninh Thuận: Mời thầu 213 tỷ đồng cho dự án thi công đường từ quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.

Dự án - Đầu tư
Thị trường bất động sản phục hồi, các dự án bắt đầu cuộc đua

Thị trường bất động sản phục hồi, các dự án bắt đầu cuộc đua

(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.

Công luận 24H
Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn ứng dụng AI trong báo chí

Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn ứng dụng AI trong báo chí

(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nghề báo
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị toàn diện Việt Nam - Rumania

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị toàn diện Việt Nam - Rumania

(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.

Tin tức
Giải mã khái niệm 'thuế quan qua lại' của Mỹ

Giải mã khái niệm 'thuế quan qua lại' của Mỹ

(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.

Thế giới 24h
Kỳ 6: 5 hướng đồng loạt tiến công, áp sát nội đô Sài Gòn

Kỳ 6: 5 hướng đồng loạt tiến công, áp sát nội đô Sài Gòn

(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.

Tin tức
TP HCM: Công an truy tìm tài xế lái ô tô lạng lách như phim hành động

TP HCM: Công an truy tìm tài xế lái ô tô lạng lách như phim hành động

(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.

Công luận 24H
Hà Đô (HDG) bị giảm 307 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán

Hà Đô (HDG) bị giảm 307 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán

(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.

Kinh doanh - Tài chính
Niềm tin của độc giả là thứ rất khó xây, nhưng lại dễ mất…

Niềm tin của độc giả là thứ rất khó xây, nhưng lại dễ mất…

(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.

Nghề báo
Bình Luận

Tin khác

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn
Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.

Góc nhìn