Nga mở rộng lệnh dừng xuất khẩu dầu ở Biển Đen
(CLO) Nga bất ngờ tạm dừng bốc dỡ dầu tại cầu cảng số 8 Novorossiysk trong 90 ngày, làm dấy lên lo ngại về chuỗi cung ứng năng lượng.
Theo dõi báo trên:
Bước vào giai đoạn “bình thường mới” sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng “thần tốc” và dần lấy lại được vị thế trên trường quốc tế.
Ngay cả trong quý I/2022, kinh tế Việt Nam tiếp tục hứng chịu đợt bùng phát COVID-19 tại Hà Nội, kèm theo đó là những ảnh hưởng gián tiếp của cuộc chiến Nga - Ukraine, thế nhưng, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý vẫn đạt 5,03%, cao hơn nhiều so với cùng thời điểm 2 năm trước đó.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO): Sau 4 tháng triển khai Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, cho tới nay, nhóm ngành dịch vụ - du lịch, công nghiệp đã tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 4/2022, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp đã tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng lên tới 11,3%. Sự tăng trưởng này còn cao hơn thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.
Với ngành du lịch, tính đến cuối tháng 4, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 192.400 lượt, tăng gần 185% so với năm trước. Đặc biệt, sau khi Việt Nam bắt đầu “bình thường hóa” ngành du lịch vào ngày 15/3, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng chóng mặt, riêng trong tháng 4, đã có 101.400 lượt khách, gấp 5,2 lần so với tháng 4/2021.
Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nhóm ngành nêu trên, kim ngạch xuất nhập khẩu và FDI tiếp tục giữ vững “phong độ”.
Theo GSO, kim ngạch thương mại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đang có thặng dư. Sau 4 tháng, Việt Nam xuất siêu 2,53 tỷ USD. Tương tự, FDI trong 4 tháng qua ghi nhận ở mức 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.
TS. Trần Toàn Thắng.
Nhận định về sự hồi phục của kinh tế Việt Nam sau khi bước vào giai đoạn “bình thường mới”, TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận xét: Kể từ đầu năm tới nay, kinh tế Việt Nam có rất nhiều lực đẩy, hỗ trợ tăng trưởng.
Đơn cử như chính sách mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là sự mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2021 là điều kiện cơ sở cho quá trình phục hồi. Tỷ lệ tiêm chủng cao cho phép Chính phủ gỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, gây gián đoạn.
Cùng với đó, sự phục hồi của thị trường lao động là điều kiện quan trọng cho phục hồi sản xuất, đặc biệt là tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn nhất cả nước, nơi vốn bị tổn hại nặng nề và thiếu hụt lao động nghiêm trọng sau làn sóng dịch thứ 4 trong năm 2021.
Đặc biệt, TS. Trần Toàn Thắng nhấn mạnh: Một trong những xung lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, đó là Chương trình phục hồi kinh tế, đi kèm theo đó là các gói hỗ trợ khổng lồ lên tới 350.000 tỷ đồng.
Trong Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, ông Thắng đánh giá cao giải pháp giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%. Việc giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước, ước tính giảm 49.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giảm thuế VAT mang lại nhiều lợi ích hơn.
“Ví dụ, việc giảm thuế giúp giảm áp lực lạm phát thông qua giữ ổn định mặt bằng giá, nó cũng kích cầu tiêu dùng và cũng kích thích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể thấy đây là giải pháp một mũi tên trúng 3 đích”, ông Thắng nói.
Mặc dù có sự tăng trưởng vượt bậc, thế nhưng, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhận diện những thách thức trong quá trình phục hồi kinh tế, TS. Trần Toàn Thắng nêu ra 3 yếu tố chính đang tạo thành rào cản.
Thứ nhất, nguy cơ bùng phát trở lại của COVID-19 với các biến chủng mới vẫn hiện hữu, đe dọa tiến trình phục hồi của nền kinh tế.
Thứ hai, chiến sự giữa Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong thời gian tới, nhiều mặt hàng nguyên, nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt, than đá,... vẫn sẽ duy trì ở mức giá cao. Điều này ảnh hưởng tới công tác kiểm soát lạm phát.
Tác động của xung đột này tới lạm phát có thể kéo dài đến giữa năm 2023 sau đó mới giảm dần, còn ảnh hưởng tới tăng trưởng, xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có thể kéo dài hơn nếu xung đột tiếp tục căng thẳng.
“Theo ước tính, cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể ảnh hưởng 0,5% điểm tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 và có thể tăng cao hơn vào năm 2023, nếu vẫn tiếp diễn”, ông Thắng nhận xét.
Thứ ba, liên quan tới xuất khẩu, nhất là nông sản bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn từ các thị trường truyền thống, lớn nhất là thị trường Trung Quốc.
“Ngoài những yếu tố nêu trên, tôi cho rằng, Việt Nam cũng nên cẩn trọng khi mở cửa lại nền kinh tế. Bởi vì, chúng ta là quốc gia có độ mở kinh tế, hội nhập sâu với thế giới. Do đó, khi nhập khẩu hàng hóa từ một số quốc gia đang xảy ra lạm phát, chúng ta lại vô tình nhập khẩu lạm phát. Đây cũng là một rủi ro lớn cần phải lưu ý”, TS. Thắng nói thêm.
Bà Dabla-Norris.
Bất chấp sự tăng giá mạnh mẽ của nhiều mặt hàng nhiên, nguyên liệu trong thời gian qua, chỉ số CPI tăng 2,1% được coi là mức thấp. Tuy nhiên, ông Trần Toàn Thắng cho rằng, không phải vì vậy mà chủ quan. Thực tế, lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì nhu cầu tiêu dùng thấp. Trong thời gian tới, khi nhu cầu nội địa tăng cao, rất khó để duy trì mức tăng như hiện nay.
Đầu năm 2022, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm dao động trong khoảng 6% - 6,5%. Tuy nhiên, trước những biến động bất ngờ từ thế giới, nhiều chuyên gia nhận định mức tăng trưởng này khó đạt được.
Ngay cả các tổ chức quốc tế nghiên cứu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đang có những đánh giá trái chiều về triển vọng tăng trưởng.
Đơn cử như ngân hàng thế giới (WB), hồi đầu năm dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ dao động trong khoảng 6,5%. Thế nhưng, sau khi ghi nhận tình hình thực tế trong quý I/2022, WB hạ mức tăng trưởng xuống còn 5,3%.
Giải thích cho việc hạ mức tăng trưởng, WB cho rằng, Việt Nam đang chịu tác động lớn bởi việc nhập khẩu dầu với giá trị lên tới 3% GDP.
Đó là chưa kể tới việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu khác như sắt, thép... bị ảnh hưởng lớn khi giá nhập khẩu trở nên đắt hơn; chi phí giá cả tăng cao hơn dẫn tới Việt Nam trở thành một trong những nước thành công trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro tiêu cực đang gia tăng, tăng trưởng chậm lại ở các đối tác thương mại chính cùng với cú sốc tỷ giá thương mại.
Phục hồi kinh tế còn phụ thuộc vào tốc độ phục hồi nhu cầu tư nhân trong nước, hiện còn tương đối chậm, thể hiện tâm lý thận trọng của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Cũng có luận điểm này, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, so với thời điểm Quốc hội giao mức GDP năm 2022 vào khoảng 6 - 6,5% thì hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những điều kiện mới.
Về điều kiện bên ngoài, rủi ro đầu tiên đến từ xung đột Nga – Ukraine. Mặc dù các tác động trực tiếp không quá lớn do quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia này với Việt Nam khá nhỏ, nhưng các tác động gián tiếp là tương đối lớn và rõ ràng.
Rủi ro tiếp theo đến từ chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc. Chính sách này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Về điều kiện bên trong, 2 rủi ro chính là lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó, tổng cầu của Việt Nam khó có thể phục hồi nhanh như các nước khác.
“Tôi cho rằng, giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6 – 6,5% là không hợp lý, rất khó để đạt được”, TS. Nguyễn Đình Cung đánh giá.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến lạc quan về con số 6% - 6,5%. Trong đó, HSBC dự báo năm 2022, Việt Nam sẽ ghi nhận mức tăng GDP là 6,2%. Tương tự, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng 6,5% GDP, Pcw là tăng 6 - 6,5%, Fitch Ratings ước tăng 6,1%. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo “khiêm tốn” ở mức 6% GDP.
GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Quốc dân nhấn mạnh: Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng 6% - 6,5%.
“Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ đến từ đầu tàu khu vực FDI, đóng góp rất lớn từ các ngành chế biến chế tạo, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ đã vực dậy rất mạnh mẽ. Đó là chưa kể, đầu tư công cũng là một “điểm sáng” đóng góp không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế trong năm nay”, GS.TS Phạm Hồng Chương nói.
Trong khi đó, bà Dabla-Norris - chuyên gia của IMF cho rằng, để đạt được con số tăng trưởng GDP trên 6%, Chính phủ nên xây dựng chính sách nhanh chóng, quy mô và cơ cấu gói hỗ trợ chính sách nên được điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ phục hồi.
Chính sách tài khóa nên đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ chính sách, đặc biệt trong trường hợp các rủi ro làm suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, vì dư địa cho việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ là rất hạn chế trong bối cảnh các rủi ro lạm phát đang gia tăng.
Theo chuyên gia của IMF: Sự triển khai nhanh chóng, hiệu quả Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ có ý nghĩa then chốt trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chương trình này đã ưu tiên hợp lý cho lĩnh vực y tế, phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng trung hạn.
“Trong thời gian tới, chính sách tài khóa sẽ cần cân bằng giữa một bên là hỗ trợ có mục tiêu mang tính tạm thời với một bên là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế. Thâm hụt tài khóa chung được dự báo sẽ tăng vừa phải trong năm 2022”, bà Dabla-Norris nhấn mạnh.
Quỳnh Trang
(CLO) Nga bất ngờ tạm dừng bốc dỡ dầu tại cầu cảng số 8 Novorossiysk trong 90 ngày, làm dấy lên lo ngại về chuỗi cung ứng năng lượng.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Lực lượng trinh sát trại giam Thanh Lâm, đóng trên địa bàn huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã bắt được phạm nhân Dương Hữu Huy trốn khỏi trại giam.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Barcelona tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu ấn tượng khi hạ đẹp Atletico Madrid tỷ số 1-0 trong trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 2024/25. Thắng lợi này giúp họ giành quyền vào chung kết với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Jack Grealish cùng Omar Marmoush thay nhau ghi bàn giúp Man City đánh bại Leicester tỷ số 2-0, qua đó giúp Man City trở lại Top 4 Ngoại hạng Anh với 51 điểm, bỏ cách đội đứng ngay sau là Newcastle 1 điểm song đang đá hơn 1 trận.
(CLO) Trước khi quyết định mua xe cũ, kiểm tra dấu hiệu tai nạn là bước quan trọng để tránh rủi ro về an toàn và chi phí sửa chữa, khi hơn 30% xe cũ từng gặp sự cố lớn.
(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đến hết tháng 3/2025, tổng số khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai đạt 3.042.190 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng
(CLO) Tối 2/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Công an Hà Nội để thua đáng tiếc với tỷ số 0-1 trước PSM Makassar (Indonesia) ở lượt đi bán kết cúp Đông Nam Á.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
(CLO) Nga đề xuất bán khoáng sản đất hiếm cho Mỹ, mở ra hướng hợp tác mới dù căng thẳng, với đàm phán tiếp theo dự kiến vào tháng 4.
(CLO) Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu từ 26/3, mở rộng chính sách thuế cứng rắn nhằm cân bằng thương mại toàn cầu.
(CLO) New York tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm tài chính toàn cầu khi dẫn đầu thế giới với 110 tỷ phú, sở hữu tổng tài sản 539 tỷ bảng Anh.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Mỹ cảnh báo áp thuế 25-50% lên dầu Nga nếu Moskva không đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine một cách hòa bình.
(CLO) Trung Quốc siết chặt giám sát thương vụ BlackRock mua 43 cảng, trị giá 19 tỷ USD, làm dấy lên lo ngại về cuộc đua địa chính trị.
(CLO) IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.