(CLO) Những cuộc đàm phán cuối cùng tại Hàn Quốc đang hướng tới một hiệp ước toàn cầu với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm nhựa đang gia tăng. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của dầu khí có thể phá hỏng thỏa thuận.
Chờ đợi hiệp ước lịch sử
Sau hai năm, đại diện từ khoảng 175 quốc gia sẽ tiếp tục thảo luận và đưa ra giải pháp về những khác biệt trong cách thức giải quyết vấn đề rác thải nhựa trong cuộc đàm phán cuối cùng diễn ra vào tuần này tại Busan, Hàn Quốc.
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hiệp ước sắp tới sẽ trở thành một trong những thỏa thuận quốc tế có ảnh hưởng nhất kể từ Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm nhựa đang ngày càng nghiêm trọng.
“Hiệp ước này sẽ là một "chính sách bảo hiểm" cho các thế hệ hiện tại và tương lai, giúp họ sống chung với nhựa nhưng sẽ không phải chịu đựng những hậu quả thảm khốc do ô nhiễm nhựa gây ra”, Inger Andersen, giám đốc điều hành UNEP.
Vào năm 2019, khoảng 350 triệu tấn rác thải nhựa đã thải ra Trái đất. Nhưng chỉ có 9% được tái chế. Phần lớn số nhựa còn lại được xử lý bằng cách đốt, chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Khi bị loại bỏ, các sản phẩm nhựa bền, như ống hút dùng một lần, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, với khoảng 99% nhựa có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, việc sản xuất nhựa đang góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu.
Không dễ giảm sản xuất nhựa
Các nhà vận động môi trường đang kêu gọi các quốc gia xem xét giảm 40% sản lượng nhựa polyme toàn cầu vào năm 2040, theo đề xuất được đưa ra bởi Rwanda và Peru trong các cuộc đàm phán gần đây nhất tại Canada vào tháng 4.
Trong suốt vòng đời của nhựa, từ khâu sản xuất đến khi thải bỏ, chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó lên môi trường, như giảm sản lượng, thay thế bằng vật liệu thân thiện hơn và tăng cường tái chế.
Các công ty đa quốc gia sử dụng nhựa cho bao bì sản phẩm của mình đang thúc đẩy việc tăng cường tái chế nhựa, đặc biệt là thông qua việc phát triển các công nghệ tái chế hóa học hiệu quả hơn so với các phương pháp tái chế cơ học truyền thống.
Các tổ chức hoạt động vì môi trường như Greenpeace, kêu gọi hiệp ước tập trung vào việc nhanh chóng giảm sản lượng nhựa. Sản lượng nhựa dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050, một phần vì sản xuất nhựa nguyên sinh chi phí thấp hơn tái chế, đặc biệt là với nguồn cung khí đốt khai thác thủy lực dư thừa ở các nước như Mỹ.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch lại đang tích cực mở rộng sản xuất nhựa nguyên sinh để bù đắp cho sự suy giảm trong lĩnh vực năng lượng xanh. Hoạt động tái chế và quản lý chất thải không thể theo kịp sự bùng nổ trong sản xuất.
Christina Dixon, người đứng đầu Chiến dịch Đại dương tại Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) tại New York, đơn vị đang thúc đẩy hiệp ước, đã cảnh báo: “Hệ thống quản lý chất thải của chúng ta đang quá tải, và chúng ta đang đối mặt với một lượng nhựa dư thừa quá lớn”.
Ngoài ra, trong các cuộc đàm phán về hiệp ước nhựa toàn cầu, nhiều quốc gia sản xuất dầu đã phản đối các biện pháp hạn chế sản xuất nhựa, do lợi ích của họ có mâu thuẫn với các quy tắc như vậy.
Các quốc gia như Iran, Nga và Ả Rập Xê Út, nơi có ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh, tập trung vào việc tăng cường tái chế nhựa thay vì giảm sản lượng. Họ lo ngại rằng việc cắt giảm sản xuất nhựa sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đối với dầu mỏ, một nguồn tài nguyên quan trọng cho nền kinh tế của mình.
Mặt khác, Mỹ, một quốc gia có ngành công nghiệp nhựa và nhiên liệu hóa thạch lớn, đã thay đổi quan điểm trong các vòng đàm phán gần đây, khi ủng hộ mục tiêu giảm sản lượng nhựa. Tuy nhiên, quan điểm này có thể thay đổi khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ đảo ngược các chính sách về khí hậu và thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
Hiệp ước có thể giải quyết vấn đề?
Một số ý kiến cho rằng ngay cả các mục tiêu trong hiệp ước về rác thải nhựa cũng chưa đủ để giải quyết vấn đề. Đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực để nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Đến năm 2050, việc mở rộng sản xuất nhựa có thể tạo ra lượng khí thải đủ lớn để chiếm ít nhất 21-31% ngân sách carbon còn lại, cần thiết để duy trì mức nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C. Greenpeace cảnh báo rằng để giữ được mục tiêu này, cần phải cắt giảm 75% sản lượng nhựa vào năm 2040.
Một báo cáo mới do Eunomia Research and Consulting thực hiện cho EIA cho thấy, mục tiêu giảm 40% lượng nhựa sản xuất vào năm 2040 chỉ có hiệu quả khi đi kèm với việc nâng cao tỷ lệ tái chế toàn cầu lên 63%. Tuy nhiên, ngay cả khi cả hai điều kiện này được đáp ứng, mục tiêu 1,5 độ C vẫn khó đạt được.
Báo cáo chỉ ra rằng ngành nhựa phải chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải carbon và đạt đỉnh sản xuất vào năm 2025.
Mặc dù vậy, khi thời hạn đàm phán đang tới gần, các quốc gia vẫn còn mâu thuẫn về phạm vi và độ chặt chẽ của các quy định mới.
(CLO) Ngày 27/11, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự đối tượng Doãn Đức Lập (SN 1990, trú tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng) vi phạm nồng độ cồn, dùng dao tấn công CSGT.
(CLO) Sáng 27/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức họp báo tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024); giao ban công tác báo chí tháng 11/2024, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
(CLO) Năm 2025, tỉnh Bình Định sẽ triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực chủ chốt cho định hướng phát triển công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo và sẽ cần trên 8.000 nhân lực có trình độ đáp ứng cho các giai đoạn trong dự án.
(CLO) Dự kiến tháng 1/2025 sẽ tổ chức chạy tàu chở khách tuyến đường sắt Gia Lâm - Quán Triều với điểm nhấn kết hợp quảng bá du lịch văn hoá của xứ chè.
(CLO) Nghề khai thác, chế biến yến sào ở Khánh Hòa chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo, đặc sắc và rất quan trọng đối với người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(CLO) Zoom không chỉ là ứng dụng gọi video, mà còn chuyển mình thành nền tảng hợp tác AI, giúp người dùng nâng cao năng suất và tiết kiệm thời gian làm việc.
(CLO) Xiaomi đang phát triển chipset riêng để giảm phụ thuộc vào Qualcomm và MediaTek. Sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm tới, với những điện thoại đầu tiên ra mắt vào 2025.
(CLO) Dự án cải tạo, mở rộng ngõ 381 phố Nguyễn Khang được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2015, dự kiến hoàn thành vào năm 2018, dài khoảng 368m. Tuy nhiên, đến nay, con ngõ mới, khang trang, rộng rãi vẫn chỉ là mong muốn của nhiều người dân.
(CLO) Sau những ngày mưa lớn kéo dài, ta-luy dương đường Hồ Chí Minh qua thị trấn Khâm Đức (Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) sạt lở gây ách tắc giao thông. Đơn vị quản lý, nhà thầu bảo trì đã huy động thiết bị, nhân lực xuyên đêm khắc phục, thông tuyến, đảm bảo giao thông.
(CLO) Sáng 27/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì. 20 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song tập thể cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ (TT&TT) đã luôn đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(CLO) Cảnh sát liên bang Brazil vừa trình bày bằng chứng lên Tòa án Tối cao cho thấy cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đã trực tiếp tham gia vào việc lên kế hoạch đảo chính nhằm lật đổ kết quả bầu cử năm 2022 mà ông đã thất bại.
(CLO) Ngày 27/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 16 - 18 độ C. Nhiều tỉnh miền Trung có mưa vừa, mưa to.
(CLO) Triển khai kết luận Thanh tra Chính phủ trong khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2777/UBND-NC về việc chấn chỉnh trong hoạt động khai thác đất, đá, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại gây ra trong mùa hanh khô, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
(CLO) Hiện nay lượng mưa tại Thừa Thiên Huế rất lớn, kèm theo các thủy điện đang xả lũ, nước trên các sông lên rất nhanh. Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 25/11.
(CLO) Sau hơn 2 năm thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH) của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1”. Đến nay, đã có 105 ha rừng ngập mặn được trồng và cải tạo mới với tỷ lệ sống của cây trồng mới rất cao - đạt 95%; tỷ lệ hấp thu carbon của cây rừng tăng 22,8%;
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Liên tiếp những vụ cháy nhà xưởng xảy ra trên địa bàn huyện Hoài Đức (TP.Hà Nội) thời gian qua đòi hỏi chính quyền cơ sở, các ban ngành liên quan cần có giải pháp để ngăn chặn, xử lý vi phạm để tránh thiệt hại đáng tiếc.
(CLO) Nhà xưởng, công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng đã và đang mọc lên trên địa bàn huyện Hoài Đức không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy mà còn để lại hệ lụy phá vỡ quy hoạch đô thị, ô nhiễm môi trường.
(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội vừa phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, bắt giữ 2 phương tiện thủy đang khai thác cát trên sông Hồng.
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH thương mại Song Dương vì xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường.