(CLO) Nửa đầu năm 2022, diễn biến thị trường bất động sản khá phức tạp khi lên bổng - xuống trầm khiến nhiều người còn lo ngại thị trường sắp sửa xuất hiện “bong bóng”, giống như kịch bản 10 năm trước.
Lịch sử “bong bóng” bất động sản khó lặp lại
Theo ông Đỗ Duy Thành, Quản lý Bộ phận Tư vấn và Đầu tư, Savills Hà Nội, nửa đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái mạnh để kiểm soát chặt chẽ thị trường BĐS khỏi nguy cơ "bong bóng", bao gồm việc kiểm soát cả kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc rà soát lại thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch nhà đất cũng là một trong những lý do ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch BĐS.
Lịch sử “bong bóng” bất động sản khó lặp lại. Nguồn: TL
Thêm vào đó, theo vị chuyên gia này, thanh khoản giảm, cùng với việc thiếu hụt nguồn cung cũng làm cho thị trường kém sôi động, đặc biệt là phân khúc người dùng tầm trung và bình dân, các đối tượng trẻ từ dưới 30-35 tuổi đang có nhu cầu rất lớn. Do đó có thể thấy diễn biến thời gian qua của thị trường BĐS khá phức tạp.
Từ những dữ liệu thực tế cho thấy tình trạng trầm lắng sẽ vẫn diễn ra ít nhất cho đến hết năm 2022. Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tái cơ cấu lại các khoản đầu tư và sản phẩm theo hướng chú trọng đến thanh khoản, thay vì chờ thị trường hồi phục để được lãi lớn. Đặc biệt, những nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp đang lướt sóng, dùng đòn bẩy tài chính lớn sẽ đứng trước áp lực lãi vay, bắt buộc phải cắt lỗ.
Cùng với đó, các vướng mắc về pháp lý để bổ sung nguồn cung cho thị trường cũng sẽ không được giải quyết một sớm một chiều.
“Có thể nói rằng đối với thị trường BĐS, giai đoạn này là lúc dòng tiền chờ đợi những cơ hội đầu tư vững chắc. Vẫn quá sớm để kết luận rằng tình hình BĐS sẽ tiếp tục xấu đi hay sẽ có khởi sắc sau năm 2022, nhưng chắc chắn những động thái của Chính phủ sẽ góp phần tạo nên một thị trường BĐS lành mạnh với tiềm năng phát triển bền vững”, ông Đỗ Duy Thành cho biết.
Về nghịch lý đang diễn ra là thị trường bất động sản chững, thanh khoản thấp nhưng giá vẫn trên đà tăng, ông Đỗ Duy Thành cho rằng, hiện tượng giá vẫn tăng là do được tạo ra bởi một số nhóm nhà đầu tư/môi giới, những người vẫn chưa chấp nhận sự thật rằng thị trường không còn tăng trưởng như giai đoạn 2021 và vẫn đang còn "hàng" trong cơ cấu đầu tư của họ, nhưng không chịu bán cắt lỗ. Giá những nhà đầu tư đó đưa ra thường sẽ khá cao để trang trải được cả chi phí lãi vay, đảm bảo lời và vốn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu như không có hoặc rất ít giao dịch được thực hiện với mức giá chào như vậy. Điều này dẫn đến người có nhu cầu thực muốn mua thì sẽ khó đàm phán giá, người muốn bán thì đua nhau đưa giá cao nên khó bán, dẫn đến tình trạng hấp thụ kém.
Hiện tượng giá này vẫn sẽ đeo bám thị trường một thời gian, cho đến khi các nhà đầu tư nhận thức được thực trạng, hay không chịu nổi áp lực của đòn bẩy tài chính,.. thì giá sẽ tự động được điều chỉnh thông qua các giao dịch có giá trị hợp lý hơn.
Trả lời câu hỏi thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã xuất hiện những dấu hiệu lạ, cần lưu ý, nhiều người còn lo ngại thị trường sắp sửa xuất hiện "bong bóng", giống như kịch bản 10 năm trước - thời kỳ năm 2011-2012, chuyên gia Savills cho rằng, "Sức khỏe" nền kinh tế của Việt Nam hiện tại khá lành mạnh, khác xa so với thời kỳ 2011-2012 nên kịch bản 10 năm trước khó có thể tái hiện lại.
“Hiện tượng giá tăng nhưng thanh khoản thấp chủ yếu xuất hiện từ môi giới nhỏ, cò đất và các nhà đầu tư không chuyên, hơn nữa chỉ xuất hiện tại một vài khu vực. Còn ở những sàn giao dịch BĐS lớn tình hình giá vẫn tương đối ổn định. Cùng với đó, Chính phủ cũng có nhiều tác động để giữ cho thị trường cân bằng về tổng thể như chính sách tín dụng thận trọng, tập trung củng cố thể chế và hành lang pháp lý… "Siết" tín dụng bất động sản chỉ tập trung chủ yếu vào các dự án không có tính khả thi hay việc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích của chủ đầu tư. Việc nắn chỉnh để nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết cho một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam”, chuyên gia Savills nhận định.
Cơ hội thanh lọc thị trường
Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù, với loạt động thái kiểm soát tín dụng, cấm phân lô tách thửa, siết thuế chuyển nhượng… đã tác động mạnh đến thị trường nhưng ở góc độ tích cực, việc này đã giúp thị trường bất động sản thanh lọc mạnh mẽ. Ông có nghĩ vậy?
Các chính sách về kiểm soát tín dụng và thắt chặt thị trường thời gian qua đã khiến cho dòng tiền chảy vào ngành BĐS bị hạn chế so với trước. Tuy nhiên điều này mang lại nhiều tích cực như giúp thanh lọc thị trường, lựa chọn được các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có năng lực tài chính và hạn chế được những thế lực muốn đầu cơ vào thị trường, từ đó giữ cho thị trường ổn định về tổng thể.
Tiến sĩ Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện truởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Sevices, CEO Công ty tài chính FINA cho rằng đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường bất động sản, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế. Động thái này còn góp phần thanh lọc được các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và kinh doanh tràn lan.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thuân, chuyên gia Tài chính, Chủ tịch, CEO FiinRatings cho rằng thực chất các biện pháp của NHNN thời gian qua không phải là “siết” cho vay bất động sản mà là nắn dòng vốn tín dụng vào những phân khúc có mức độ kiểm soát rủi ro tốt hơn, bởi không phải phân khúc bất động sản nào cũng rủi ro.
Theo ông Đỗ Duy Thành, Quản lý Bộ phận Tư vấn và Đầu tư, Savills Hà Nội, về ngắn hạn, những chính sách này sẽ làm thị trường chững lại, tuy nhiên về lâu dài, thị trường sẽ từng bước ổn định và phát triển. Những khoản tín dụng được cấp đúng tiêu chuẩn, đúng mục đích cho dự án có hiệu quả cao cả về kinh tế và chính trị sẽ đảm bảo tăng trưởng tín dụng có chất lượng, rủi ro về tính thanh khoản và đầu cơ cũng giảm. Bên cạnh đó, những chính sách nãy cũng góp phần thúc đẩy nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, gián tiếp góp phần vào nâng cao chất lượng và tên tuổi của các dự án bất động sản.
Về giải pháp nào để kích hoạt thị trường bất động sản sôi động trở lại, theo chuyên gia của Savills, việc tất yếu vào thời điểm hiện tại là gia tăng nguồn cung. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là chính sách và pháp lý. Nếu quá trình pháp lý được đẩy nhanh và tháo gỡ được các điểm nghẽn về thủ tục, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ dự án thì sẽ có nguồn cung dồi dào ra thị trường.
Bên cạnh đó, để phù hợp với điều kiện tài chính của đa số người mua BĐS, các dự án tầm trung và nhà ở xã hội cần được đẩy mạnh. Muốn thực hiện điều đó thì cần có nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp để họ phát triển loại hình dự án này.
Bên cạnh đó, yếu tố về nguồn vốn cũng đặc biệt quan trọng. Không chỉ tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt, mà ngay cả người muốn vay vốn mua nhà cũng khó khăn hơn. Do vậy, nếu nguồn vốn tiếp tục ách tắc, thị trường BĐS sẽ vẫn bị ảnh hưởng. Để đảm bảo thị trường sôi động, cung và cầu luôn cần sự cân bằng, từ đó giá bất động sản sẽ trở nên ổn định, tốt hơn do tạo được sự cạnh tranh trên thị trường.
“Mỗi phân khúc trong thị trường có đặc điểm khác nhau. So với các giao dịch nhà ở, biệt thự hay căn hộ có độ trầm trong thời gian gần đây, phân khúc BĐS du lịch/ nghỉ dưỡng, hay bất động sản công nghiệp vẫn hoạt động khá tốt. Ví dụ như phân khúc BĐS du lịch/ nghỉ dưỡng đang hồi phục rất mạnh. Việc mở cửa đường bay lẫn vaccine hộ chiếu du lịch… đã giúp cho các tài sản thuộc phân khúc này đón tiếp một lượng khách du lịch đông đảo. Hay như BĐS công nghiệp, sau khi mở cửa đường bay, các hoạt động và dòng vốn FDI về Việt Nam không ngừng tăng lên, không những vậy, BĐS công nghiệp còn đang có làn sóng dịch chuyển nhiều từ Nam ra Bắc và một số tỉnh miền Trung”, ông Đỗ Duy Thành nhận định.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/3 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư Phú Long tại Nam Sài Gòn.
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Theo chuyên gia của Savills, Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Đây đồng thời là thông tin tích cực, mang tới kỳ vọng lớn về việc giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM.