(NB&CL) Hiện nay, dạy học online không còn là thách thức quá lớn đối với giáo viên phổ thông. Thực tế, nhiều thầy cô đã có những cách dạy học tích cực, khắc phục khó khăn trong đại dịch.
Hiện nay, dạy học online đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, và cũng gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội. Mới đây nhất, trên nghị trường Quốc hội chủ đề này đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.
Cô Lê Thị Phương và thầy Trần Văn Huy luôn trăn trở để nâng cao chất lượng dạy học online. Ảnh: Quang Hùng
Đơn cử, trong ngày 9/11, đại biểu Nguyễn Thị Hà (Đoàn Bắc Ninh) cho rằng, thời gian qua, toàn ngành giáo dục và giáo viên đã có nhiều cố gắng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến giữa muôn vàn khó khăn. Việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài. Học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè, trong khi nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con trong quá trình học trực tuyến…
Đánh giá của đại biểu Nguyễn Thị Hà cho thấy được phần nào việc dạy và học trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy học online là cách ưu việt nhất để giáo dục thích ứng tốt trong bối cảnh đại dịch và mở ra nhiều cơ hội học tập cho học sinh vượt ra khỏi khuôn khổ của lớp học, nhà trường. Với những nhà giáo hằng ngày dạy online như cô Lê Thị Phương - giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội thì đến thời điểm này, hình thức dạy học trực tuyến cũng đã trở nên quen thuộc.
Dịch COVID-19 khiến học sinh không được đến trường tương tác trực tiếp đã cản trở lớn đến việc tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ. Tuy nhiên, cô Phương đã sớm nhận thức được rằng: “Có rất nhiều sự thay đổi trong cuộc sống ở tương lai nên việc học online của các em học sinh cũng chính là quá trình để các em chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Các thầy cô cũng sẵn sàng ứng phó với tình huống mà cuộc sống đặt ra để giúp các em có thể tăng cường kiến thức, kỹ năng và thái độ”.
Chính vì xác định dạy học online là cách ứng biến linh hoạt đối với cuộc sống trong đại dịch nên hằng ngày cô Phương luôn tìm tòi, học hỏi, thay đổi để mỗi giờ dạy của cô đạt yêu cầu. Với đặc thù dạy Ngữ Văn, môn học cần sự truyền cảm hứng qua các tác phẩm, từ thời điểm đầu dạy học online, cô Phương luôn nghĩ về những vấn đề nan giải mà cô phải đối diện, nhất là việc làm sao phải đảm bảo được sự sâu lắng trong mỗi giờ Ngữ Văn. Tuy nhiên, khi bắt tay vào dạy học online thì những trở ngại đó đã dần dần được hóa giải. Cô Phương chia sẻ rằng, trong dạy học online, học sinh vẫn có khả năng tiếp xúc, đồng sáng tạo với cô giáo khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học và các em vẫn có niềm hứng khởi không thể giấu giếm trong học tập.
Cô Phương còn cho rằng, những gì đang trải qua là kịch bản nằm ngoài sự hình dung của chúng ta cách đây 3 năm. Thế nhưng, ngay từ đầu khi dạy học online cô trò đã chuẩn bị tâm thế mình không học tạm mà học thật. Mình đang tranh thủ thời gian để học. Bởi cô Phương và học sinh của mình xác định: “Sau đại dịch, chúng ta có thể dễ dàng lấp đầy bụng rộng nhưng đầu rỗng rất khó để lấp đầy lại. Thế giới không chờ đợi chúng ta phải ổn rồi mới học, nên việc dạy học là nhiệm vụ, sứ mệnh của thầy cô”.
Cũng như cô Phương, thầy Trần Văn Huy - Tổ trưởng Tổ tự nhiên của Trường THPT Phan Huy Chú cũng nhanh chóng tự làm mới bản thân để thích ứng với dạy học trong giai đoạn COVID-19.
Thầy Huy chia sẻ rằng, có nhiều biến đổi trong phương pháp giảng dạy từ dạy truyền thống đến dạy học online nhưng do nhà trường nơi thầy Huy công tác đã có sự chuẩn bị công nghệ thông tin từ trước, thầy trò cũng đã làm quen với kết nối online nên khi chuyển trạng thái không gặp quá nhiều khó khăn.
Thầy Huy chia sẻ rằng, khác biệt lớn nhất trong dạy học trực tuyến với truyền thống chính là sự tương tác giữa thầy và trò. Việc tương tác thông qua hệ thống camera sẽ có thách thức nhất định. Để tăng sự hứng khởi cho bài học, thầy Huy đã thay đổi cách thức truyền đạt như việc không độc diễn quá lâu, tăng cường trao đổi làm sao để học sinh cảm nhận được sự thú vị của bài học. “Việc soạn bài đối với dạy học online vất vả hơn nhiều so với dạy học truyền thống, giáo viên phải tính toán kỹ càng giáo án, nếu thầy cô không có giải pháp tốt học sinh dễ nản, dễ mất kiểm soát lớp học. Đây là thách thức đối với giáo viên” – thầy Huy chia sẻ.
Linh hoạt trong nắm bắt, đánh giá học sinh
Một trong những vấn đề khó khăn đối với dạy học trực tuyến theo nhiều giáo viên chính là việc đánh giá việc tiếp thu bài học của học sinh. Việc đánh giá đúng chất lượng dạy học sẽ giúp cho thầy cô điều chỉnh phương pháp, hỗ trợ được học sinh tốt hơn.
Dạy học online không còn là giải pháp tạm thời. Ảnh: Quang Hùng
Cũng như nhiều giáo viên khác, cô Lê Thị Phương luôn trăn trở, quan tâm đến mối quan hệ đầu vào và đầu ra trong giáo dục. Cô Phương luôn quan tâm, xem xét việc học sinh tiếp nhận kiến thức, làm chủ kiến thức và luôn có sự đánh giá một cách phù hợp quá trình học của các em. “Khi dạy học phải chia làm các hoạt động nhóm để học sinh có sự đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá học sinh. Cho nên, thực tế dạy học việc đánh giá trở nên đa dạng, nhiều chiều, thiết thực. Sau khi học, sẽ yêu cầu học sinh có bài viết để các em thể hiện trình bày tư tưởng quan điểm của mình. Học văn chính là sự đối thoại về tư tưởng. Dạy online rất tuyệt vời bởi việc đánh giá không bị khuôn cứng mà cũng rất linh động” - cô Phương chia sẻ.
Với thầy Trần Văn Huy, để có giải pháp kiểm tra, đánh giá qua online tốt, hoàn hảo là điều khó khăn. Bởi cùng một lúc không thể nào có quan sát được số đông học sinh. Nếu đánh giá học sinh bằng các tiết kiểm tra thông thường như cho học sinh làm bài, thu bài sau 1 tiếng như thế nếu có vài camera đi nữa thì việc gian lận cũng có thể xảy ra. “Dạy học truyền thống, nếu bình thường kiểm tra miệng phải hỏi từng học sinh nhưng bây giờ với hệ thống tương tác online chỉ cần mất 10 phút có thể kiểm tra được cả lớp. Với cách thức kiểm tra nhanh, tương tác nhanh thì học sinh không thể gian lận” - thầy Huy trao đổi.
Đánh giá về dạy học trực tiếp và trực tuyến, theo thầy Huy, dạy học online có nhiều ưu điểm. Một số học sinh khi học online có kết quả tốt hơn. Có thể, khi ở trên lớp, khả năng tập trung học có bạn bè bên cạnh sẽ kém hơn. Tuy nhiên, cũng có những học sinh do đặc tính mất tập trung khi không có sự giám sát của giáo viên thì lực học sa sút.
“Ngày xưa muốn bổ trợ cho những học sinh yếu gặp khó khăn vì lớp học đông nhưng khi dạy online có thể chia lớp thành các phòng nhỏ để hỗ trợ thêm các em này” – thầy Huy kể, đồng thời nhấn mạnh: “Không ai mong muốn dịch bệnh này cả nhưng khi đã xảy ra thì tìm cách khắc phục, lấy những ưu điểm của dạy học online phát huy tất cả những ưu điểm mà mình có để tăng chất lượng dạy học”.
Qua trao đổi với giáo viên, có thể thấy việc dạy học online là biện pháp thích ứng tốt nhất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài. Dạy học online có những đặc thù riêng khác với dạy học truyền thống, nếu phát huy được những tích cực của hình thức dạy học này thì đây không chỉ là biện pháp “chữa cháy” mà còn có tính lâu dài.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.