Livestream đám tang nghệ sỹ: Vô cảm tột cùng chỉ vì những lượt like, share!

Thứ sáu, 18/12/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc làm kênh Youtube, trở thành Vlogger quá dễ nên nhiều người tự cho mình cái quyền “sục” vào đời tư người khác, nơi cần sự riêng tư, cố ‘’đào bới’’ thông tin giật gân để câu view mà quên mất, có những ranh giới không nên xâm phạm, không được vượt qua.

Livestream đang dần trở thành thói quen của nhiều người dùng công nghệ. Ở bất cứ đâu, khi làm gì và ai cũng có thể livestream. Thế nhưng việc livestream bất chấp nội dung từ việc bán hàng, khoe thân, thậm chí là trong các đám tang để câu like, view đang dần trở nên phổ biến. Việc làm kênh Youtube, trở thành Vlogger quá dễ nên nhiều người tự cho mình cái quyền “sục” vào đời tư người khác, nơi cần sự riêng tư, cố ‘’đào bới’’ thông tin giật gân để câu view mà quên mất, có những ranh giới không nên xâm phạm, không được vượt qua.

Livestream bất chấp sự kiện

Những hình ảnh được phát trực tiếp trên mạng xã hội tại Trung tâm Pháp y TP.HCM, sau khi danh hài Chí Tài qua đời vào ngày 9/12. Chen lấn, xô đẩy, nhiều youtuber đã tập trung tại đây đến tận khuya, gây ồn ào và phức tạp tình hình an ninh trật tự. Những chiếc điện thoại liên tục kêu gọi like, share nhằm tăng lượt tương tác trên mạng xã hội. Đặc biệt khi tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM vẫn còn tiềm ẩn thì việc tập trung đông người như thế này là điều không nên xảy ra. Đông đảo cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ về hành động này.

Báo Công luận

Đây không phải là lần đầu tiên người dân hiếu kỳ, gây ra cảnh hỗn loạn như vậy tại các đám tang nghệ sỹ. Tại đám tang của một số nghệ sỹ, rất nhiều streamer hay youtuber đã đến chỉ với mục đích để chụp ảnh selfie và livestream. Một hình ảnh đối lập, phản cảm khiến nhiều người phải suy ngẫm khi 1 bên là người thân, bạn bè đồng nghiệp đang đau xót. Nhưng 1 bên là đám đông cười nói, chụp ảnh.

Rất nhiều hình ảnh phản cảm được đưa lên trực tiếp trên mạng xã hội, chỉ để thỏa mãn sự tò mò. Những nút like, những lượt follow trên Facebook, Youtube khiến họ không thể kìm hãm bản thân để kiếm like bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào. Thậm chí có những Youtuber có đông người theo dõi còn được trả tiền nên họ bất chấp tất cả nội dung.

Nhiều ý kiến cư dân mạng cho rằng cần phải có sự quản lý, giám sát cũng như phải có báo cáo vi phạm đối với những hình ảnh phản cảm khi đăng tải trên mạng xã hội trong lãnh thổ Việt Nam.

Livestream quá lố sẽ dễ thành tệ nạn và tội ác

Chuyện một nhóm người làm nội dung các trang mạng như Facebook, Youtube đã livestream một đám tang nghệ sĩ vì mục đích thu hút người xem để làm quảng cáo là lối truyền thông thực dụng, bất chấp đạo lý và cần ngăn chặn.

Thực ra, truyền thông là một lĩnh vực văn hóa đòi hỏi trách nhiệm xã hội và nghiệp vụ. Người tham gia lĩnh vực này (kể cả trên mạng xã hội) cần hiểu rõ những điều gì được làm, không được làm theo quy định của pháp luật và cần phải ý thức góp cho xã hội những cái nhìn tích cực, lành mạnh vì sự tốt đẹp của cuộc sống.

Việc tăng cường quản lý để loại bỏ khỏi mạng xã hội những người làm truyền thông bất chấp đạo đức, lợi dụng những người nổi tiếng, những sự kiện nóng để thực hiện mục đích cá nhân của họ là cần thiết.

Ở góc độ dư luận xã hội, cộng đồng mạng nên có ý kiến tẩy chay những lối làm truyền thông, những thông tin, hình ảnh phản cảm, thực dụng và ác ý. Nếu chúng ta không có thái độ rõ ràng về vấn đề này, những việc hôm nay có thể chỉ mới là sự lố bịch, kệch cỡm sẽ phát triển ngày càng lớn thành những tệ nạn và tội ác.

Còn với các Youtuber bất chấp đạo lý, văn hóa để kiếm tiền như chuyện livestream đám tang một nghệ sĩ cho thấy một xu hướng thực dụng, kiếm tiền trên nỗi đau của người khác đang ngày càng phình ra và trở thành vấn nạn. Tất nhiên, hiện trạng đó có lý do xã hội của nó và các nhà quản lý cần tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp quản lý hữu hiệu.

Ở góc độ văn hóa, việc đặt sai các nấc thang giá trị đang tạo nên sự thiên lệch và gây nhiễu loạn, lạc hướng đối với con người. Lẽ ra, chúng ta phải đề cao lòng yêu thương, trí tuệ, sự tự trọng thì giờ lại coi vật chất, tiền bạc như thước đo của thành công, danh vọng. Sự sai lầm này đang khiến xã hội gặp phải những bi kịch và không dễ gì giải quyết trong ngắn hạn.

Thời 4.0, công nghệ phát triển - công cụ giúp thúc đẩy sự phát triển xã hội và đây cũng là cơ hội để những ai biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ kiếm tiền. Những người có ý thức, có định hướng sẽ biết xây dựng kế hoạch kiếm tiền đường hoàng, tốt đẹp. Cũng có người vì muốn kiếm tiền hoặc danh lợi nổi tiếng phù du mà bỏ qua rất nhiều giá trị của xã hội, văn hóa để cố thực hiện. Họ sẵn sàng thực hiện việc phát trực tiếp các đám tang, các thông tin về đời sống riêng tư của những người được công chúng quan tâm nhằm câu view, câu like, nhưng họ không hiểu rằng đó là sự vô cảm với đồng loại và nó còn biến họ trở thành những người vi phạm pháp luật khi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác khi chưa được phép theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Hiến pháp năm 2013.

Empty

Không chỉ livestream, nhiều Youtuber tự ý sử dụng hình ảnh của người khác, của gia đình người mất, thậm chí cắt ghép hình ảnh thi hài NS Chí Tài vào các clip, để gây chú ý cho người xem khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. Hai hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng, theo quy định tại điểm e, khoản 3, điều 102 Nghị định 15/2020 (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông).

Không những thế, nếu người livestream hoặc các YouTuber tập trung đông người tại nơi công cộng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương, tang quyến thì họ còn có nguy cơ bị khởi tố vụ án hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo điều 318, bộ luật Hình sự 2015, có thể đối mặt với khung hình phạt lên đến 7 năm tù.

Mỗi chúng ta đều mong muốn có một xã hội tươi đẹp, hơn ai hết, chúng ta cũng cần cùng nhau nâng cao ý thức pháp luật, chia sẻ với nỗi đau thương của người khác, tránh những hành động chỉ vì mục đích của cá nhân. Đừng vì sự ích kỷ mà đánh mất những giá trị cốt lõi, đạo đức và văn hóa ngàn đời nay. Cũng đừng vì cám dỗ của đồng tiền mà biến ta thành những người vi phạm pháp luật.

Livestream quá lố sẽ dễ thành tệ nạn và tội ác. Ảnh: zing.vn

Livestream quá lố sẽ dễ thành tệ nạn và tội ác. Ảnh: zing.vn

Với sự hỗ trợ của công nghệ, việc giơ điện thoại lên chụp ảnh, hoặc nhấn nút phát trực tiếp về một hiện tượng là quá dễ dàng, đơn giản, nhưng vấn đề là cần thực hiện vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào để bảo đảm văn minh thì cần đến sự nhạy cảm văn hóa của người thực hiện. Và để có được điều này, không cách nào khác cần xuất phát từ việc thay đổi nhận thức, hành vi cho những người trẻ. Trong đó, vai trò giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội, nhất là vai trò nêu gương cần được coi trọng. Bởi chỉ khi những người trẻ được gieo mầm yêu thương, được cảm nhận sự quan tâm thật sự từ những người chung quanh, họ mới có thể sẻ chia, thông cảm, và biết định hướng hành vi để không có những biểu hiện vô cảm.

Có thể thấy, giơ điện thoại lên và nhấn nút phát trực tiếp về một sự việc, hiện tượng thì dễ, song hành động sao cho văn minh, đúng luật lại không đơn giản.

Trước khi phát trực tiếp, người livestream phải tự đánh giá vấn đề có phù hợp hoặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người xem hay không. Đừng bắt người khác phải xem những nội dung chẳng đâu vào đâu. Người dùng mạng xã hội cũng có quyền báo cáo (report) các video phát trực tiếp nếu cảm thấy chúng phản cảm, thiếu văn hóa”, Nguyễn Phương Phương - quản lý một diễn đàn kiến thức trên Facebook - nói.

Một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về mạng xã hội chia sẻ trên tạp chí Zing.vn, các streamer phải là người chủ động lựa chọn nội dung tốt, phù hợp, đảm bảo tính chính xác, trung thực để chia sẻ. 

Không thể biến mạng xã hội thành một cái nồi lẩu thập cẩm, ai muốn nói gì, làm gì, hành động ra sao cũng được. Đừng nhân danh ‘tự do ngôn luận’ để xúc phạm, bội nhọ, làm tổn thương người khác”, người này nói.

Chính người livestream phải hiểu việc phát trực tiếp này đang ảnh hưởng tới ai, có trái đạo đức, vi phạm pháp luật hay không.

Ngược lại, người xem cũng phải lọc nội dung phù hợp để xem. Các trang đưa thông tin sai lệch, làm phiền, xúc phạm,... thì không nên theo dõi. 

Nếu bạn không tò mò, chủ động xem người ta làm trò thì chẳng ai bắt được bạn. Không kiểm soát được người khác thì phải kiềm chế chính mình. Tự đặt câu hỏi: Cái này có ích gì không, có làm hại ai không, có đáng xem không?. Đừng nói rằng mạng xã hội có gì là xem cái đó, cần phải lựa chọn, xem xét.

Báo Công luận

“Đội quân” livestream cần like, share, views, đừng cho họ. Nếu mỗi người đều nói “không” với những thứ phản cảm thì sự thờ ơ, tẩy chay sẽ trở thành vũ khi mạnh nhất”.

Cuối cùng, theo anh, các nền tảng mạng xã hội như YouTube hay Facebook cũng cần kiểm soát nội dung được phát trực tiếp trên nền tảng của mình, cụ thể là quy định từ cơ quan nhà nước để “tuýt còi” những hành vi sai trái, hoặc cảnh báo với thông tin nhảm, không phù hợp thuần phong mỹ tục.

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn