(CLO) Hơn 3 hecta đất trồng rừng được Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam bộ (thuộc Công ty CP Tập đoàn Tân Mai) quản lý sử dụng, sau đó giao khoán cho người dân trồng rừng nguyên liệu giấy. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, một phần lớn diện tích đã không còn rừng, thay vào đó là loạt công trình mọc lên!
Rừng “bốc hơi”, lộ diện loạt công trình xây dựng
Theo sự chỉ điểm về sai phạm xây dựng công khai trên đất rừng nhưng chưa được chính quyền xử lý dứt điểm - phóng viên (PV) đã có mặt tại khu đất được giao khoán trồng rừng có diện tích khoảng 3 hecta, thuộc địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.
Tại đây, trực tiếp quan sát thực địa, PV báo Nhà báo & Công luận đã ghi nhận có hàng loạt công trình xây dựng đang hiện hữu thay vì rừng.
Chỉ riêng khu mặt tiền kéo dài hơn cả trăm mét giáp đường tỉnh lộ 767 đã có khoảng 21 công trình xây dựng mọc kín trên đất. Qua soi chiếu trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất của UBND huyện Trảng Bom, xác định tất cả các công trình này đều nằm trên thửa 96, tờ số 12 bản đồ địa chính xã Bắc Sơn, có diện tích hơn 5.800m2, mục đích sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm.
Không riêng gì khu mặt tiền đang phủ kín đầy công trình xây dựng, mà kể cả phía bên trong khu đất cũng hiện hữu hàng loạt căn nhà khác, thậm chí có nhiều căn còn được xây dựng nằm ngay dưới đường lưới điện đi qua.
Kiểm đếm thực tế phát hiện có khoảng 20 căn nhà với hiện trạng kết cấu tường gạch, trên lợp mái tôn, trước có cửa sắt đóng chắc chắn và có nhiều cư dân đang sinh sống.
Đối chiếu trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất của UBND huyện Trảng Bom xác định tất cả các căn nhà này đều nằm trên hai thửa 84 và 85, tờ bản đồ địa chính số 12 xã Bắc Sơn, với diện tích khoảng 24.000m2, mục đích sử dụng đất là đất rừng sản xuất.
Tiếp tục đi vào sâu bên trong khu đất còn lại để xác thực, lúc này mới lộ diện nguyên khu rừng tràm nhiều năm tuổi hiện hữu được phủ kín ở phía sau, có kích thước cao trên 10m và ngang khoảng 25 đến 40cm. Tất cả cũng nằm trên hai thửa 84 và 85, tờ bản đồ địa chính số 12 xã Bắc Sơn.
Ngoài ra, khi soi chiếu hiện trạng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Trảng Bom thì cả khu đất này gồm các thửa 84, 85 và 96 tờ bản đồ địa chính số 12 xã Bắc Sơn có diện tích khoảng 3 hecta đều nằm trong diện quy khoạch khu công nghiệp.
Như vậy, từ thực tế phát hiện hàng loạt công trình xây dựng hiện hữu mọc trên đất trồng rừng cho thấy đã có dấu hiệu sai phạm đúng như nguồn tin chỉ điểm trước đó.
Bởi trước mắt, chỉ cần dựa theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 về Nguyên tắc sử dụng đất thì phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất - tuy nhiên đối chiếu với hiện trạng loạt công trình xây dựng đang mọc trên đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm cho thấy rõ ràng đã thể hiện làm trái với quy định pháp luật về đất đai.
Thậm chí, việc xây dựng hàng loạt căn nhà trên đất trồng rừng còn thể hiện hành vi sử dụng đất không đúng mục đích so với thực tế – và đây là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013.
Vấn đề là, vì sao các công trình xây dựng lại mọc công khai trên đất trồng rừng, bất chấp các quy định pháp luật về đất đai nhưng vẫn tồn tại cho tới thời điểm hiện nay?
Những góc khuất cần được làm rõ...
Để đi tìm lời giải, PV bắt đầu tìm hiểu thêm thông tin về nguồn gốc pháp lý khu đất trên.
Cụ thể, theo hồ sơ, tài liệu thu thập được trong quá trình tiếp cận các bên liên quan được biết, khu đất trồng rừng hơn 3 hecta này trước đây nằm trong phạm vi, ranh giới diện tích hơn 2.400 hecta đất được UBND huyện Thống Nhất (cũ) giao cho Trạm trồng rừng Thống Nhất (sau này là Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam bộ) theo Quyết định số 176 ngày 17/12/1985 để trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và làm vùng nguyên liệu giấy.
Đến năm 2003, đơn vị này ký hợp đồng giao khoán đất trồng rừng nguyên liệu giấy cho hộ dân Đặng Chí Thân với diện tích hơn 3 hecta thuộc thửa 891, tờ bản đồ địa chính số 11 xã Bắc Sơn (nay đổi thành ba thửa 84, 85, 96 tờ bản đồ số 12).
Và năm 2011, UBND tỉnh Đồng Nai cũng có Kết luận thanh tra số 7271/KL-UBND về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất tại Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Đông Nam bộ, trong đó giao khu đất trên cho ông Đặng Chí Thân theo Nghị định 01/CP của Chính phủ ngày 04/01/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…
Mãi tới năm 2017, Công ty CP Tập đoàn Tân Mai mới tiếp tục ký phụ lục hợp đồng trong đó điều chỉnh thời hạn giao khoán đất trồng rừng cho hộ ông Đặng Chí Thân kéo dài đến tháng 12 năm 2023.
Như vậy, theo lý mà nói, đến thời điểm hiện tại việc giao khoán khu đất trồng rừng nguyên liệu giấy trên vẫn chưa có gì thay đổi về mặt pháp lý. Thế nhưng, thực tế khách quan thì lại cho thấy một diện tích lớn đất rừng đã bị thay trắng bằng loạt công trình xây dựng hiện hữu đan xen.
Vậy những ai đã phá rừng ngang nhiên công khai xây dựng và đang sở hữu chính thức các công trình nhà ở trên đất trồng rừng như hiện nay? Chính quyền địa phương đã thực thi công vụ về quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý như thế nào mà lại để các công trình xây dựng vẫn tồn tại hàng loạt trên đất trồng rừng…? Điều này nhất thiết phải được làm rõ!
Ngoài ra được biết, liên quan đến diện tích hơn 2.400 hecta đất được UBND huyện Thống Nhất (cũ) giao cho Trạm trồng rừng Thống Nhất (sau này là Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Đông Nam bộ) để trồng rừng theo Quyết định 176 trước đây thì cũng đã từng có dính dáng đến sai phạm khi để mất đất rừng, bị lấn chiếm, chuyển nhượng bất hợp pháp... (các sai phạm này đã được Thanh tra Chính phủ có kết luận chỉ rõ và UBND tỉnh Đồng Nai cũng có Kết luận thanh tra). Chính vì vậy, liệu rằng câu chuyện này có tiếp tục bị lặp lại đối với khu đất giao khoán trồng rừng trên diện tích hơn 3 hecta ở xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom này hay không?
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.
(NB&CL) Hai dự án sử dụng ngân sách ở huyện Cần Giờ là dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo và dự án Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An thi công dang dở, hiện đã dừng thi công, gây bức xúc cho người dân.
(CLO) Một trong những thiếu sót mà Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra là việc Hội đồng trường trình Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chưa đúng quy định.
(CLO) Công ty Cổ phần xây dựng Alpha-V (gọi tắt là Công ty Alpha-V) có địa chỉ tại ô số 08 lô N3, khu A2, KĐT mới Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh cùng nhà thầu liên danh chỉ trong 1 ngày đã trúng liên tiếp 2 gói thầu do UBND phường Cao Xanh làm chủ đầu tư...
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.