Lo ngại chồng chéo trong quản lý khí thải phương tiện

Thứ ba, 09/06/2020 19:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến lo ngại về sự chồng chéo giữa hai cơ quan là Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông.

Nhiều ý kiến lo ngại về sự chồng chéo trong việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông

Nhiều ý kiến lo ngại về sự chồng chéo trong việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã bổ sung quy định: Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông vận tải.

Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông vận tải trong dự thảo Luật Bảo vệ mới trường đang trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV khiến nhiều ý kiến lo ngại về sự chồng chéo giữa hai cơ quan là Bộ TN&MT và Bộ GTVT trong quản lý khí thải phương tiện giao thông.

Thông tin từ Tổng cục Môi trường cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ TN&MT đã ban hành 48 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nhằm kiểm soát việc phát thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) cũng như kiểm soát chất lượng môi trường xung quanh đối với các ngành công nghiệp chế biến cao su; dệt nhuộm; xi măng; lọc hóa dầu,...

Đồng thời, về kiểm soát chất lượng không khí, Bộ TN&MT đã ban hành 11 quy chuẩn để kiểm soát khí thải cho các ngành công nghiệp, 2 quy chuẩn quy định về chất lượng môi trường không khí xung quanh, theo đúng quy định của luật.

Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Hưng Thịnh, Luật Bảo vệ môi trường 2014 chỉ quy định chung về bảo vệ môi trường không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh và kiểm soát nguồn điểm phát thải khí thải.

Chính vì những khó khăn đó mà dự Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ có những quy định mới để giải quyết những các nguồn điểm, nguồn thuộc diện phát sinh khái thải cần được quản lý, xử lý, gồm: Xác định quan điểm, mục tiêu quản lý chất lượng không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính.

 “Việc quy định Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải (bên cạnh các quy chuẩn khí thải công nghiệp, chăn nuôi, lò đốt,… là phù hợp để đảm bảo 1 cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong kiểm soát các nguồn khí thải và quản lý, cải thiện chất lượng môi trường không khí...” , ông Thịnh nhấn mạnh.

Trong khi đó, đối với phân công trách nhiệm của Bộ GTVT trong xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại điểm d Khoản 1 Điều 23, không có quy định xây dựng các quy chuẩn về khí thải phương tiện giao thông.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định quy định các lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thực chất là các lộ trình thực hiện các tiêu chuẩn về khí thải theo các mức 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với các tiêu chuẩn khí thải EURO.

Đồng thời ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới (QCVN 04:2009/BGTVT). Tuy nhiên, theo phân công trách nhiệm xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì Bộ GTVT không được giao xây dựng ban hành các quy chuẩn về khí thải phương tiện giao thông.

Về việc ban hành quy chuẩn khí thải cho phương tiện giao thông cũ có thể gây ảnh hưởng đối người thu nhập thấp, Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) Lê Hoài Nam cho biết, hiện có hàng chục triệu xe máy, ô tô cũ đang được sử dụng. Việc kiểm soát chất lượng khí thải của những phương tiện này là vấn đề khó, nhạy cảm vì sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của đông đảo người dân.

Do vậy, sau khi dự luật được Quốc hội thông qua, Bộ TN&MT sẽ xem xét quy định, có lộ trình áp dụng cụ thể để ít gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nhất mà vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng không khí.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT và Bộ TN&MT sẽ có buổi làm việc về nội dung này. Chính phủ cũng đã gửi tờ trình sang Quốc hội để Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn về khí thải phương tiện giao thông. Theo dự thảo Luật, Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải của phương tiện giao thông vận tải.

Còn việc kiểm định vẫn do Bộ GTVT tích hợp quản lý thông qua hoạt động các cơ quan đăng kiểm theo Quy chuẩn mà Bộ TN&MT ban hành. Điều này không làm phát sinh thêm cơ quan quản lý về khí thải đối với các phương tiện và không làm xáo trộn quy định của pháp luật về lĩnh vực giao thông vận tải.

Hoàng Lan

Tin khác

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

(CLO) Việc thành lập các bến phà Ninh Mỹ và Kinh Lũng góp phần hoàn thiện dần mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, phục vụ việc đi lại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Giao thông
Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

(CLO) Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip người dân bức xúc việc đơn vị thi công đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa (Gia Lai) thi công gian dối. Liên quan đến sự việc này, chủ đầu tư – Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã có kiểm tra và thông tin về vụ việc.

Giao thông
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công những dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, trữ lượng và công suất khai thác chưa đáp ứng kịp thời.

Giao thông
Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

(CLO) Việc đầu tư xây dựng đường gom trong hành lang an toàn giao thông đường sắt phải xây dựng hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường gom để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.

Giao thông
Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương phối hợp quản lý, không cấp đổi giấy phép lái xe cho tài xế khi chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Giao thông