Lộ trình để Châu Á - Thái Bình Dương phục hồi mạnh mẽ

Thứ bảy, 12/12/2020 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại dịch COVID-19 và những thách thức về biến đổi khí hậu đang đặt ra những vấn đề lớn cho quá trình phát triển đối với châu Á - Thái Bình Dương. Điều quan trọng là các quốc gia ở khu vực này cần có sự kiên trì và một lộ trình cụ thể để phục hồi sau đại dịch.

Châu Á cần kiên cường, tiến về phía trước

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đầu tiên bị COVID-19 tấn công. Giờ đây, các quốc gia và công ty nơi đây dường như đang đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế, biến thách thức thành cơ hội. Trong khi Nam Á dự kiến ​​sẽ giảm 7,7% vào năm 2020, hiện chỉ có Đông Á là khu vực duy nhất có GDP dự báo dương vào năm 2020. Ở mức 0,9%, tốc độ tăng trưởng khu vực này sẽ ở thấp nhất kể từ năm 1967.

Thế giới đang nhìn vào khu vực này - không chỉ vì nó đang dẫn đầu trong quá trình phục hồi, mà còn vì cuộc khủng hoảng này chắc chắn sẽ thay đổi nhiều mô hình, với những tác động toàn cầu.

Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi nhiều mô hình, với những tác động toàn cầu. Ảnh: Reuters

Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi nhiều mô hình, với những tác động toàn cầu. Ảnh: Reuters

Những thách thức là rõ ràng: sự sụp đổ hoàn toàn của ngành du lịch, thương mại lao dốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng và tác động không cân đối đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (hay gọi tắt là SME).

Trong khi hy vọng điều tốt nhất, thế giới có thể cần phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Nền kinh tế đang phải đối mặt với mức nợ cao nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động. Các cuộc khủng hoảng trong quá khứ cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng về tài chính, cũng như sự gia tăng mạnh của tình trạng khó khăn trong doanh nghiệp có thể dẫn đến sự sụp đổ kinh tế. 

Các chính phủ trên toàn cầu đã có hành động quyết định và mang tính lịch sử, dựa vào chi tiêu công để chống lại đại dịch. Với mức trung bình 5% tổng sản phẩm quốc nội ở châu Á, các gói kích thích tài khóa được sử dụng để hỗ trợ phục hồi trong những năm tới đây.

Khi các nền kinh tế khởi động lại, bằng cách hỗ trợ khu vực tư nhân, thúc đẩy đổi mới và công nghệ, đi theo mô hình xanh hoá trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo ra thị trường mới, các quốc gia sẽ đi vào một quỹ đạo tăng trưởng đầy hứa hẹn. 

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các ngân hàng trung ương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), cũng như các ngân hàng phát triển đa phương khác, đã hợp lực để cung cấp các biện pháp cứu trợ thanh khoản để giúp duy trì hoạt động.

Trong giai đoạn tái cấu trúc, điều tối quan trọng là cần phải tăng cường nỗ lực tái cấu trúc và tái cấp vốn cho các công ty trong các lĩnh vực chủ chốt thông qua các cơ chế tài chính sáng tạo mới, đầu tư cổ phần.

Nhưng điều này sẽ không đủ. Đây cũng là lúc cần nhiều sáng tạo và đổi mới hơn để biến những thách thức của Châu Á Thái Bình Dương thành cơ hội, đồng thời đảm bảo rằng số hóa và khí hậu đóng vai trò lịch sử trong việc chuyển đổi nền kinh tế.

Nắm bắt các cơ hội xanh có thể giúp cung cấp việc làm nhanh chóng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm. Các quốc gia Châu Á mới nổi là bộ phận đóng góp lớn nhất vào lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch để giảm đáng kể lượng khí thải carbon và giúp các quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng và sẽ có ý nghĩa trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Chuẩn bị cho một Châu Á - Thái Bình Dương phục hồi ổn định, bền bỉ

Đông Á là tâm chấn của ô nhiễm nhựa hiện nay và nhiều quốc gia đang nổi lên như những nhà vô địch trong cuộc chiến chống lại các rác thải nhựa trên biển. Thông qua sự gia tăng trong việc sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân và sự gia tăng mạnh mẽ của chất thải y tế, đại dịch đang làm gia tăng vấn đề ô nhiễm nhựa, tạo thêm áp lực cho các hệ thống quản lý chất thải hiện có.

Tám triệu tấn nhựa được đổ ra biển mỗi năm - tương đương khoảng một xe tải rác mỗi phút - và các hệ sinh thái biển phải chịu thiệt hại ước tính khoảng 13 tỷ đô la mỗi năm do rác thải nhựa gây ra.

Một kỹ sư phần mềm làm việc tại nhà của mình trong thời gian phong toả toàn quốc ở Delhi vào ngày 8 tháng 6: mở rộng phạm vi bao gồm kỹ thuật số sẽ mở ra cơ hội phát triển. Ảnh: LightRocket / Getty

Một kỹ sư phần mềm làm việc tại nhà của mình trong thời gian phong toả toàn quốc ở Delhi vào ngày 8 tháng 6: mở rộng phạm vi bao gồm kỹ thuật số sẽ mở ra cơ hội phát triển. Ảnh: LightRocket / Getty

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, khu vực cần tập trung sâu hơn vào năng lượng tái tạo, giao thông thông minh với khí hậu, hiệu quả năng lượng, tài chính xanh và các thành phố thông minh. Châu Á dự kiến cung cấp 18,3 nghìn tỷ đô la trong tổng số các sáng kiến về khí hậu thông minh cho đến năm 2030. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu ở các nước đang phát triển có thể mang lại 4,2 nghìn tỷ đô la trong suốt thời gian tồn tại của cơ sở hạ tầng mới.

Trong cuộc thảo luận tại Lễ hội Fintech Singapore tuần này, đại dịch đã nhấn mạnh rằng số hóa là điều bắt buộc để giữ cho các doanh nghiệp, chính phủ và mọi người kết nối với nhau. Dịch vụ y tế từ xa, giáo dục-công nghệ, thương mại điện tử, hậu cần điện tử và dịch vụ tài chính kỹ thuật số đã có tác động rất lớn đến các gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mở rộng khả năng kỹ thuật số sẽ mở ra cơ hội phát triển đáng kể. Ví dụ, việc số hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á có thể tăng thêm 1,1 nghìn tỷ USD giá trị GDP trong toàn khu vực vào năm 2025. Tuy nhiên, sự thay đổi này phải đi kèm với kết nối internet tốt hơn, biết đọc biết viết và công nghệ dễ tiếp cận, để tránh mở rộng khoảng cách số và bất bình đẳng.

Hành động này đòi hỏi một sự thay đổi trong nhiều mô hình. Các công ty cần có chiến lược và sáng tạo, thích ứng với xu hướng chuyển dịch nhanh chóng để định hình lại các mô hình kinh doanh. Thế giới phải tạo ra thị trường mới bằng cách thiết kế các dự án khả thi và tạo cơ hội cho khu vực tư nhân.

Tại IFC, người ta gọi đó là hoạt động ngược dòng - bắt đầu sớm để xác định các dự án tiềm năng nhằm đáp ứng các thách thức phát triển nhằm tạo ra các giải pháp và cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân.

Nếu không có vốn tư nhân mới, khu vực này có thể suy yếu. Cũng giống như cách thế giới xây dựng nền móng vững chắc để giảm bớt thiệt hại do động đất gây ra, các quốc gia phải bắt đầu công việc chuẩn bị cho Châu Á Thái Bình Dương ngay từ bây giờ cho một tương lai phục hồi ổn định và bền bỉ.

Vân Trần

Tin khác

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h
Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

(CLO) Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, trong một tuyên bố được hãng tin IRNA trích dẫn vào thứ Ba (23/4) cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào của Israel vào lãnh thổ Iran sẽ dẫn đến hậu quả "thảm khốc".

Thế giới 24h
Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

(CLO) Ukraine hôm thứ Ba (23/4) đã đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với các công dân nam ở hải ngoại trong độ tuổi nhập ngũ cho đến ngày 18/5, mong muốn những thanh niên trong diện này trở về quê nhà chiến đấu.

Thế giới 24h
Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

(CLO) Cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại các khu vực do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine hôm thứ Ba đã giết chết 4 phụ nữ trong một chiếc ô tô ở phía bắc thị trấn Melitopol.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

(CLO) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (23/4) kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về các ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc bao vây của Israel, và nói rằng có thể đã xảy ra tội ác chiến tranh.

Thế giới 24h