(CLO) Tuyên truyền xây dựng Đảng luôn được kết hợp giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “xây” là cơ bản, chiến lược, lâu dài, lấy “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên. Thấm nhuần tư tưởng này, nhà báo Võ Mạnh Hùng cùng cộng sự đã lên đường tới những "điểm nóng" với mục đích “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.
Loạt bài Làm chủ “sức mạnh mềm” nhân quyền: Việt Nam tự tin tiến vào “sân chơi lớn” của nhóm tác giả Võ Mạnh Hùng, Phạm Thanh Trà - Báo VietnamPlus - Thông tấn xã Việt Nam khởi đăng vào sáng 10/10/2022 đã xuất sắc đạt giải A tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng lần thứ VII năm 2022. Loạt bài này bao gồm 5 bài viết, được thể hiện theo hình thức Mega-story (hay long-form) - một kiểu báo chí chất lượng về cả nội dung và hình thức được trình bày cầu kỳ (bao gồm text, hình ảnh, dữ liệu, đồ họa, Infographics), không chỉ giúp độc giả tiếp cận những bài báo tử tế, sang trọng; mà còn mang đến cho người đọc nội dung chuyên sâu với “mâm thông tin” đầy đủ và giá trị nhất, chính xác nhất.
Đi sâu vào nhiều "điểm nóng"
Thực tế thời gian qua cho thấy vấn đề dân tộc thiểu số, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận, internet và gần đây là vấn đề mua bán người đang được các thế lực thù địch, thiếu thiện chí ở trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo, hạ uy tín của Việt Nam, tạo cớ cho các hoạt động gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Đáng chú ý, ngày 20/7/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2022, sau 3 năm liên tiếp từ 2019 - 2021 xếp Việt Nam vào “Nhóm 2 cần theo dõi”- lần đầu tiên Việt Nam bị hạ bậc xuống “Nhóm 3”- các quốc gia trong danh sách này sẽ phải chịu một số chế tài từ chính quyền Mỹ. Việc này cùng với việc một số cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc nêu quan ngại liên quan người lao động Việt Nam ở nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Nhà báo Võ Mạnh Hùng chia sẻ, trên thực tế đó, giữa tháng 8/2022, Ban lãnh đạo Báo Điện tử VietnamPlus đã họp và phân công phóng viên đi thực tế tìm hiểu tại một số tỉnh miền núi (từng là “điểm nóng” về tôn giáo với những hoạt động lôi kéo, gây mất an ninh trật tự), với hy vọng sẽ mang đến cho độc giả trong nước và quốc tế có những góc nhìn khách quan, toàn diện hơn về công tác nhân quyền ở Việt Nam.
Theo anh Võ Mạnh Hùng, đây là loạt bài viết về nhân quyền/quyền con người với rất nhiều quyền tự do, tôn giáo luôn được Việt Nam xem trọng, song cũng là nội dung nhạy cảm - khi mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị thường xuyên xuyên tạc, bóp méo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước ta.
"Thế nên, khi được Ban lãnh đạo Báo Điện tử VietnamPlus phân công, nhận nhiệm vụ, lên đường, tôi tự thấy trách nhiệm rất lớn: Một loạt câu hỏi cũng là trăn trở đặt ra trước thời điểm lên đường với một cậu phóng viên trẻ, chưa từng viết về nhân quyền, đó là sẽ tìm hiểu cái gì, bắt đầu từ đâu và sẽ viết về nội dung gì để đảm bảo đúng thông tin định hướng nhưng vẫn gần gũi, đời thường? Viết cái gì khi thông tin về nhân quyền, quyền con người đã được rất nhiều báo, đài khai thác? Quan trọng hơn, viết thế nào để nội dung thông tin khi đăng phát lên báo thực sự lan tỏa và đáng để độc giả đón đọc, hân hoan chia sẻ như tìm thấy liều “vaccine” tinh thần, từ đó tăng “sức đề kháng” trước mọi thông tin xấu-độc trên không gian mạng?...", nhà báo Võ Mạnh Hùng chia sẻ.
Để triển khai loạt bài này, nhà báo Võ Mạnh Hùng đã đi sâu vào thực tế tìm hiểu, anh chọn những địa bàn xa nhất ở Tây Bắc và Tây Nguyên ghi nhận các câu chuyện từ những người trong cuộc (đồng bào dân tộc thiểu số), những người từng bị xúi giục, mê muội bởi những lời huyễn hoặc/virus tà đạo (hiện tượng đội lốt tôn giáo) cùng thông tin sai trái độc hại trên Internet; gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan, đơn vị liên quan để nắm bắt thông tin.
Có những địa bàn như Lai Châu, nhà báo Võ Mạnh Hùng đã phải ăn ở tại đây trong suốt 8 ngày liên tục. Anh đi sâu vào nhiều "điểm nóng" như huyện Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè - những nơi xảy ra các hoạt động chống phá, thành lập nhà nước Mông. Nhiều vùng xe máy không đi được, phải đi bộ nhiều km, vượt qua những địa hình hiểm trở để tiếp cận được người dân ở đó.
Anh nói: "Đi sâu vào những xã, bản còn mất nhiều thời gian hơn là đi từ huyện này sang huyện khác. Có những ngày mưa khiến cho việc đi lại rất khó khăn nhưng tôi xác định càng khó càng tốt - nếu chọn những khu vực bên ngoài thuận lợi, những thông tin khai thác sẽ bị cũ, bị trùng lặp. Trong đầu tôi luôn nghĩ đến việc làm sao để có thông tin chân thực và mới mẻ. Tôi đến trực tiếp nhà người dân, tham gia vào hoạt động sinh sống và sản xuất của họ, gần gũi họ để nghe những câu chuyện chân thật và tự nhiên nhất".
Những kết quả thực tiễn được “ươm mầm” từ chính sách nhất quán của Đảng
Giờ đây, đến với các bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa biên giới - những khu vực từng là “điểm nóng” về tôn giáo ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên, cảm nhận rõ nhất của nhà báo Võ Mạnh Hùng là cuộc sống của người dân đã có nhiều đổi thay.
Cùng với việc phát triển kinh tế, bà con giờ đây một lòng tin theo Đảng, chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng nhau chung tay xây dựng xã, bản giàu mạnh. Đó là những khu bản với diện mạo đời sống ngày càng đổi mới, các ngả đường dẫn vào các bản đã được bê tông hóa sạch đẹp. Lều lán ở tạm trước đây cũng đã được thay thế bằng những ngôi nhà gỗ, gạch lợp mái tôn và fibro xi măng vững chãi.
Trong quá trình đi thực tế, triển khai loạt bài, phóng viên đã được lãnh đạo Văn phòng Nhân quyền Chính phủ; Cục thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin truyền thông; Học viện Chính trị Quốc gia HCM; Vụ hợp tác quốc tế - Ủy ban Dân tộc của Chính phủ; Ban giám đốc và các đồng chí công an tỉnh Lai Châu,… cung cấp, chia sẻ rất nhiều báo cáo, thông tin quan trọng, đầy đủ về thực tế cũng như đưa ra được nhiều giải pháp thiết thực.
Từ thực trạng đó, Võ Mạnh Hùng đã tìm hiểu, đưa ra "giải pháp mềm" mà Việt Nam đã triển khai rất hiệu quả, đó là “Cảm hóa, yên dân: Nền tảng xuyên suốt để đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc”. Trong đó, đề cập tới 3 yếu tố: Răn đe, cảm hóa "dập tắt" các luận điệu chống phá; Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự; Để bà con một lòng tin theo Đảng, xây dựng xã bản giàu mạnh.
Bên cạnh đó, dù Việt Nam đã làm tốt công tác tôn giáo, bảo đảm quyền con người, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, song những tác động tiêu cực xuất phát từ các luận điệu xuyên tạc, vẫn rất phức tạp. Vì thế, Loạt bài: Làm chủ “sức mạnh mềm” nhân quyền: Việt Nam tự tin tiến vào “sân chơi lớn” đã đề cập tới việc: Việt Nam không chủ quan và cần phải thiết lập được “sợi chỉ đỏ” nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp quyết liệt, hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, địa phương trong việc nhận diện, giải thích, làm rõ, đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch bảo vệ hình ảnh đất nước, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, nâng cao nhận thức về nhân quyền thống nhất tới các cấp cơ sở, loạt bài cũng đề cập đến việc “Củng cố niềm tin, giữ vừng 'thành trì' bảo vệ bình yên biên giới". Đó là việc chính quyền các cấp địa phương, đặc biệt là cán bộ công an không chỉ đảm bảo an ninh trật tự, làm nhà ở cho người nghèo "vẹn tròn" với nhân dân, mà còn "bồi đắp" tri thức, "thông sáng" tâm hồn cho người dân; giúp dân bản xây dựng xã bản kiểu mẫu, giàu mạnh.
Trên tinh thần đó, Việt Nam đã nâng cao nền tảng nhận thức cho các cán bộ từ Trung ương tới các cấp cơ sở về vấn đề nhân quyền, qua đó đảm bảo “sức mạnh mềm” để vững tin tham gia vào “luật chơi” toàn cầu - thực hiện nghĩa vụ pháp lý của quốc gia thành viên đối với các công ước quốc tế về quyền con người; chủ động hội nhập sâu rộng, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Tác phẩm "Làm chủ “sức mạnh mềm” nhân quyền: Việt Nam tự tin tiến vào “sân chơi lớn”" đã cho thấy những kết quả từ thực tiễn được “ươm mầm” từ chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước suốt hàng chục năm đổi mới, vươn lên bằng “sức mạnh nội sinh” (gần đây là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng) khi xem: "Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu". Vì lẽ đó, tất cả các luận điệu, thông tin xấu-độc nhằm xuyên tạc, chống phá Nhà nước, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, bóp méo nhân quyền, đều bị xử lý thích đáng.
"Thật vui mừng, chỉ sau gần 48 giờ khởi đăng loạt bài - đến tối 11/10/2022, Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Kết quả này cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong nhiều năm qua. Đó cũng là sự ghi nhận, tin tưởng của cộng đồng quốc tế về những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong nhiều năm qua", nhà báo Võ Mạnh Hùng hạnh phúc chia sẻ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 24/11, Báo Ấp Bắc phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang và Trường Đại học Tiền Giang tổ chức Lễ trao học bổng “Chắp cánh ước mơ” lần thứ 14, năm học 2024 - 2025.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.