Loạt dự án Trung Quốc tài trợ không có doanh thu, Sri Lanka đòi tái cơ cấu nợ

Thứ hai, 10/01/2022 05:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Sri Lanka vừa yêu cầu Trung Quốc tái cơ cấu các khoản vay và tiếp cận tín dụng ưu đãi để có thể nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

Yêu cầu trên được đưa ra trong bối cảnh quốc đảo này đang vật lộn trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất, một phần là do các dự án do Bắc Kinh tài trợ không tạo ra doanh thu.

loat du an trung quoc tai tro khong co doanh thu sri lanka doi tai co cau no hinh 1

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa gặp nhau tại Colombo, Sri Lanka, ngày 9/1/2022. (Nguồn: AP Photo / Eranga Jayawardena).

Dự án Trung Quốc tài trợ không có doanh thu, Sri Lanka phá sản về lý thuyết.

Theo AP, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nói với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi đến thăm rằng, đây sẽ là “một sự cứu trợ lớn cho đất nước nếu có thể tập trung vào việc tái cơ cấu các khoản trả nợ như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát khi đối mặt với đại dịch Covid-19”, một tuyên bố từ văn phòng của ông cho biết.

Cụ thể, ông Rajapaksa đã yêu cầu Bộ trưởng Vương Nghị cung cấp một khoản tín dụng ưu đãi cho hàng nhập khẩu để các ngành công nghiệp có thể hoạt động mà không bị gián đoạn. Ông cũng yêu cầu hỗ trợ để cho phép khách du lịch Trung Quốc đến Sri Lanka trong an toàn.

Vương Nghị và Thủ tướng Sri Lanka - ông Mahinda Rajapaksa, anh trai của tổng thống, sau đó đã đến thăm Thành phố Cảng Colombo, một hòn đảo khai hoang được phát triển với sự đầu tư của Trung Quốc, nơi họ mở đường đi dạo và khánh thành 65 chiếc thuyền để kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Bộ trưởng Vương đã đến Sri Lanka vào ngày 8/1 từ Maldives trong chặng cuối cùng của chuyến thăm đa quốc gia cũng đã đưa ông đến Eritrea, Kenya và Comoros ở Đông Phi.

Sri Lanka phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất, với dự trữ ngoại hối giảm xuống còn khoảng 1,6 tỷ USD, chỉ đủ để nhập khẩu hàng hoá trong một vài tuần. Quốc đảo này cũng có số nợ nước ngoài vượt quá 7 tỷ USD vào năm 2022, bao gồm trả nợ trái phiếu trị giá 500 triệu USD vào tháng Giêng và 1 tỷ USD vào tháng 7.

Dự trữ ngoại hối sụt giảm một phần là do các dự án cơ sở hạ tầng được xây dựng bằng các khoản vay của Trung Quốc không tạo ra tiền. Trước đó, Trung Quốc đã cho Sri Lanka vay tiền để xây dựng một cảng biển và sân bay ở quận Hambantota phía nam, bên cạnh mạng lưới đường xá rộng khắp.

Số liệu của Ngân hàng Trung ương cho thấy các khoản vay hiện tại của Trung Quốc dành cho Sri Lanka tổng cộng khoảng 3,38 tỷ USD, không bao gồm các khoản vay cho các doanh nghiệp nhà nước, được hạch toán riêng và được cho là nhiều đáng kể.

Muttukrishna Sarvananthan, nhà nghiên cứu chính tại Viện Phát triển Point Pedro, cho biết: “Về mặt kỹ thuật, chúng tôi có thể khẳng định chúng tôi đã phá sản. Khi dự trữ ngoại hối ở mức đáng báo động, điều đó có nghĩa là đất nước đã phá sản về mặt lý thuyết”.

Giá tăng mạnh, hàng khan hiếm, dân sống khổ đủ đường

Tình trạng này khiến các hộ dân phải vật lộn với cảnh thiếu thốn trầm trọng. Người dân xếp hàng dài chờ mua các mặt hàng thiết yếu như sữa bột, gas nấu ăn, dầu hỏa. Giá cả đã tăng mạnh và Ngân hàng Trung ương cho biết tỷ lệ lạm phát đã tăng lên 12,1% vào cuối tháng 12 từ mức 9,9% trong tháng 11. Lạm phát lương thực tăng lên hơn 22% so với cùng kỳ.

Do thiếu hụt tiền tệ, các nhà nhập khẩu không thể thông quan hàng hóa thiết yếu và các nhà sản xuất không thể mua nguyên liệu thô từ nước ngoài.

Kiều hối cũng giảm sau khi Chính phủ ra lệnh bắt buộc chuyển đổi ngoại tệ và kiểm soát tỷ giá hối đoái.

Việc cơ quan xếp hạng hạ bậc tín nhiệm đã khiến Sri Lanka mất đi nhiều khả năng vay mượn. Vào tháng 12, Fitch Ratings ghi nhận xác suất vỡ nợ tín dụng của nước này ngày càng tăng.

Ngân hàng Trung ương đã thêm một khoản hoán đổi tiền tệ bằng tiền Trung Quốc trị giá 1,5 tỷ USD vào dự trữ, nhưng các nhà kinh tế không đồng tình rằng nó có thể là một phần của dự trữ ngoại hối.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Vương Nghị một lần nữa làm nổi bật cuộc tranh giành ảnh hưởng trong khu vực giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nước láng giềng thân cận nhất của Sri Lanka coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình.

Trước khi ông Vương nói chuyện với các nhà lãnh đạo Sri Lanka, nhà ngoại giao hàng đầu của Ấn Độ vào sáng 9/1 đã khánh thành dịch vụ xe lửa từ một nhà ga gần Colombo về phía bắc sử dụng các khoang tàu được cung cấp thông qua một cơ sở cho vay của Ấn Độ.

Một tuyên bố của Đại sứ quán Ấn Độ dẫn lời Vinod Jacob nhắc lại rằng “ưu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đối với quan hệ với Sri Lanka theo chính sách Láng giềng là trên hết”.

Ông cho rằng, tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar rằng Ấn Độ sẽ hỗ trợ Sri Lanka trong thời kỳ khó khăn là sự khẳng định chính sách đó trong bối cảnh hiện nay.

Nhà phân tích chính trị Ranga Kalansooriya cho biết: “Chúng ta có thể thấy Sri Lanka đang bị ràng buộc giữa Ấn Độ và Trung Quốc cho một gói cứu trợ tiềm năng”.

Theo AP, Trung Quốc coi Sri Lanka là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu Vành đai và Con đường. Các mối quan hệ gần đây đã căng thẳng vì một lô hàng phân bón Trung Quốc bị cáo buộc chứa vi khuẩn có hại và các thỏa thuận kinh doanh được ký kết với các đối thủ của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Kalansooriya nói rằng Trung Quốc khó có thể cứu trợ Sri Lanka thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

Ông nói thêm: “Họ sẽ tìm kiếm nhiều cơ hội kinh doanh hơn, “đánh bắt cá” nhiều hơn trong “vùng biển” đang gặp khó khăn về kinh tế suy thoái trong nước”.

Sơn Tùng (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô