(CLO) Trong năm 2020, nhiều dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội đã được hoàn thành và đưa vào khai thác góp phần giảm thiểu ùn tắc, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên vẫn còn những dự án "vỡ tiến độ" gây nhiều hệ lụy xấu.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2020. Ảnh: Quang Hùng
Sau khi quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Hà Nội đã và đang từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng.
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của Thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,05% và 20,05%.
Nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành như: Đường Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi); các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - Thanh Niên,…).
Vừa qua, Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 cũng đã được khởi công. Tại khu vực cửa ngõ Thủ đô, nhiều dự án hạ tầng giao thông khác cũng đã và đang được đầu tư xây dựng.
Gỡ nút thắt ùn tắc đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên
Ngày 28/8, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình cho Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên.
Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên chính thức được hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 8/2020. Ảnh: TL
Cầu gồm 5 nhịp, 4 làn xe với tổng chiều dài 278m có tổng mức đầu tư dự án hơn 500 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 305 tỉ đồng, xây dựng là 185 tỉ đồng, dự phòng 50 tỉ đồng.
Sau hơn 10 tháng thi công, các đơn vị thi công đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình của dự án, bảo đảm chất lượng, mỹ quan và đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng.
Dự án đã giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông phức tạp tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên với lưu lượng tham gia giao thông lớn. Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của quận Cầu Giấy và Thành phố Hà Nội.
Tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm giúp giảm tải áp lực giao thông cho khu vực
Ngày 6/10, UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3 là một trong năm công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 341 tỷ đồng. Ảnh: Quang Hùng
Dự án được khởi công cuối năm 2019 là một trong 5 công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 341 tỷ đồng.
Quy mô dự án gồm 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm với tổng chiều dài gần 542m, chiều rộng mỗi cầu 13m; bố trí 2 nhánh kết nối với đường Vành đai 3 trên cao với tổng chiều dài gần 555m, bề rộng mỗi cầu 7m.
Dự án được kỳ vọng là điểm kết nối giữa Vành đai 3 (đường Nguyễn Xiển) với nút giao Linh Đàm - Giải Phóng - Ngọc Hồi. Đồng thời giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm.
Giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực phía Tây Thủ đô
Ngày nay 11/10, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng (vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước) đã chính thức thông xe sau gần 2 năm thi công, xây dựng.
Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô. Ảnh: Quang Hùng
Phát biểu tại Lễ khánh thành, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ, việc hoàn thành cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô.
Đồng thời thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận; qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các khu vực này.
Trong tương lai khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến đường vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của Hà Nội cũng như khu vực hai bên sông Hồng tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.
Đưa vào khai thác đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở
Ngày 9/11, đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở (dài 3,1 km) chính thức được đưa vào khai thác với kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường Trường Chinh dưới thấp.
Đường Vành đai 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường Trường Chinh dưới thấp. Ảnh: Quang Hùng
Trước đó vào tháng 4/2018, UBND Thành phố Hà Nội đã khởi công dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng.
Dự án nằm trên địa bàn 4 quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Đống Đa có tổng mức đầu tư gần 9.500 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.194 tỉ đồng. Ô tô sẽ được lưu thông với vận tốc tới 80 km/h trên đoạn tuyến đầu tiên của đường Vành đai 2 trên cao.
Theo thiết kế sẽ xây mới hoàn toàn tuyến đường bộ trên cao bằng cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có chiều dài 5,1km. Phần đường Vành đai 2 hiện tại từ Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng dài 3,1km sẽ được mở rộng với quy mô 8 làn xe, có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè từ 4-6m mỗi bên.
Nỗ lực thông xe nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Hiện Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để thông xe nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào cuối tháng 12/2020 và chính thức đưa vào khai thác vào đầu năm 2021. Dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư là trên 402.
Dự án hoàn thiện nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực. Ảnh: HNM
Hiện các phương tiện từ đường Cổ Linh đi cao tốc Hải Phòng và đường Vành đai 3 phải đi theo các tuyến đường phụ trợ, dẫn tới thường xuyên ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Nút giao đường Vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối được thuận lợi, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực.
Bên cạnh đó phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Vẫn còn dự án giao thông trọng điểm "vỡ tiến độ"
Trong năm 2020, Thành phố Hà Nội có 7 dự án trọng điểm được Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố tập trung triển khai với quyết tâm hoàn thành trong năm nay gồm:
Cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt và đường Nguyễn Văn Huyên, nút giao đường Vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm, đường Tản Lĩnh - Yên Bài, đường gom vào khu công nghiệp Bắc Thường Tín, đường nối từ Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào khu công nghiệp Nam Thăng Long, đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long).
Cầu L3 qua Sông Lừ thuộc tuyến đường Vành đai 2,5 vẫn chưa thể hoàn thành và đưa vào khai thác. Ảnh: TL
Ngoài những dự án đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng thì hiện Hà Nội đang còn một số dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ do nhiều vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình là tuyến đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng với chiều dài 2,1km).
Dự án được phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng (GPMB) từ năm 2010 với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2016. Nhưng sau 10 năm triển khai, dự án vẫn chưa thể về đích với lý do đang vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.