Loạt sai phạm về quản lý đất đai tại Kon Tum: Nhiều quyết định tùy tiện, lạm quyền

Chủ nhật, 13/03/2022 13:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong đấu giá đất, tính thuế… có nguy cơ thất thoát ngân sách tại Dự án Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, TP Kon Tum (Kon Tum). Đặc biệt còn có sự tùy tiện, lạm quyền trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng Siêu thị Co.opmart Kon Tum.

Dự án khu đô thị hơn 800 tỷ đồng dính hàng loạt sai phạm

Tại kết luận thanh tra số 222/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành đã liệt kê hàng loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla (TP Kon Tum) do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Kon Tum tổ chức đấu giá. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng, với diện tích 70ha.

loat sai pham ve quan ly dat dai tai kon tum nhieu quyet dinh tuy tien lam quyen hinh 1

Toàn cảnh Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla (TP Kon Tum).

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum quyết định đầu tư dự án nhưng không tập trung nguồn lực, không phân kỳ đầu tư, không chia sẻ giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng cho từng khu vực để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì vậy đã dẫn đến thời gian kéo dài, làm hạn chế hiệu quả đầu tư.

UBND tỉnh cho phép triển khai đấu giá đất ồ ạt, dàn trải toàn bộ dự án khi chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, dẫn đến nhiều cuộc đấu giá có số lượng người tham gia rất ít, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, việc thành lập hội đồng đấu giá không đúng quy định, hình thức đấu giá trong phương án và quy chế đấu giá không thống nhất.

Quá trình tổ chức thực hiện đấu giá tại các cuộc đấu giá không tuân thủ quy định và sử dụng một chứng thư thẩm định giá từ 2013 (hết thời hạn) và quyết định phê duyệt giá khởi điểm năm 2014 để tổ chức đấu giá trong 4 năm (2014 đến 2017) có nguy cơ gây thất thu ngân sách với số tiền lớn do giá khởi điểm thấp, không sát giá thị trường, tạo điều kiện cho việc đầu cơ đất đai của một số cá nhân, tổ chức.

Thanh tra Chính phủ cũng xác định dự án cho phép nộp tiền sử dụng đất thành nhiều đợt, giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất là không đúng quy định, tạo cơ hội để người trúng đấu giá chậm nộp tiền trúng đấu giá, không phát huy được hiệu quả kinh tế của đấu giá.

Theo báo cáo giải trình của UBND tỉnh, xét tình hình kinh tế- xã hội và điều kiện thực tế của địa phương, Thanh tra Chính phủ không kiến nghị hủy kết quả đấu giá, thu hồi tiền đặt cọc của 21 hồ sơ là các hộ gia đình, cá nhân do khó có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, cần kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm túc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm sai quy định. Đối với 24 hồ sơ do các doanh nghiệp tham gia đấu giá cần phải được xử lý, thu hồi tiền về tài khoản tạm giữ của TTCP hơn 13,7 tỷ đồng.

Tùy tiện, lạm quyền và vượt cấp

Cũng tại thanh tra số 222/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng Siêu thị Co.opmart Kon Tum.

Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng Siêu thị Co.opmart Kon Tum do Liên hiệp HTX thương mại TP HCM làm chủ đầu tư, với tổng diện tích hơn 8.000m2. Đây là dự án đầu tư sử dụng khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, do đó cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án được phê duyệt của tỉnh, nhưng UBND tỉnh Kon Tum không thực hiện.

loat sai pham ve quan ly dat dai tai kon tum nhieu quyet dinh tuy tien lam quyen hinh 2

Nhiều vị trí hư hỏng tại Dự án Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla.

Năm 2016, UBND tỉnh Kon Tum giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh tổ chức xác định giá trị tài sản còn lại trên diện tích đất nhằm tạo mặt bằng sạch phục vụ đấu giá đất và giao tham mưu phương án đấu giá quyền thuê đất.

Tổng cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có văn bản với nội dung: Dự án siêu thị Co.opmart thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư, nên được miễn tiền thuê đất và không phải đấu giá đất.

Tuy nhiên, diện tích hơn 8.000 m2 đất thực hiện dự án có nguồn gốc là nhà đất công, do Trung tâm văn hóa, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Kon Tum (thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) quản lý, sử dụng. Việc UBND tỉnh giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh tham mưu phương án đấu giá quyền thuê đất mà không sắp xếp, xử lý tài sản công là không đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực tế, khu đất hơn 8.000m2 là một thửa đất liền thửa đã được Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Kon Tum bàn giao cho chủ đầu tư quản lý từ tháng 1/2017, nhưng được tách làm 2 phần cho thuê làm 2 lần. Trong khi UBND tỉnh Kon Tum chưa có quyết định đơn giá đất cụ thể cho phần diện tích lần đầu (hơn 5.000 m2), thì tỉnh này lại tiếp tục có văn bản thống nhất cho thuê thêm phần còn lại với diện tích (hơn 3.000 m2) nhưng không chỉ đạo xác định giá đất cụ thể cho toàn bộ thửa đất.

Điều này dẫn đến có thể chưa xác định hết giá trị lợi thế thương mại của thửa đất có 3 mặt tiền. Năm 2018, UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho thuê hơn 3.000 m2 để thực hiện dự án Co.opmart khi chưa điều chỉnh quy hoạch.

“Dự án chậm tiến độ, hết thời hạn đầu tư, chưa nộp tiền thuê đất nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum không đề xuất UBND tỉnh chấm dứt hoạt động mà có văn bản "đề xuất triển khai hoạt động kinh doanh trên phần diện tích đất khu vui chơi trẻ em, công viên cây xanh" là đề xuất sử dụng đất sai mục đích.

Sở Tài nguyên và Môi trường Kon Tum tùy tiện, lạm quyền khi có văn bản gửi Cục Thuế tỉnh đề nghị tính tiền thuê đất theo Quyết định số 670/2019 của UBND tỉnh Kon Tum khi chưa có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh”, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc chậm ban hành văn bản xác định nghĩa vụ tài chính của dự án là thiếu trách nhiệm, có nguy cơ làm thất thu ngân sách; để doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuê đất phải nộp trong khoảng 15 tháng, với số tiền là trên 68 tỷ đồng từ 7/2019 (thời điểm ban hành quyết định giá đất) đến thời điểm thanh tra (tháng 10/2020) cần phải xử lý kiểm điểm, kỷ luật nghiêm túc.

Bài và ảnh: Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản