"Lời Người dặn lại nước non"- chiều sâu, thời sự, giải mật lịch sử và những chi tiết cảm xúc về Bác

Thứ ba, 03/09/2019 16:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là những giá trị thông điệp mà tọa đàm Lời Người dặn lại nước non đem lại cho khán giả. Đây là chương trình quan trọng được Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà báo Thu Hà - Phó Trưởng ban Thời sự - Đài truyền hình Việt Nam trong tọa đàm

Nhà báo Thu Hà - Phó Trưởng ban Thời sự - Đài truyền hình Việt Nam trong tọa đàm "Lời người dặn lại nước non". Ảnh: VTV

Theo chia sẻ của nhà báo Thu Hà - Phó trưởng Ban Thời sự, Đài THVN, đây là chương trình phân tích sâu yếu tố chính luận, những ý nghĩa của lời dặn trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời đưa ra những vấn đề có tính thời sự đến thời điểm hiện tại từ chính những lời dặn của Bác 50 năm trước.

"Chương trình mang tới cho khán giả một bức tranh thông tin toàn diện và sâu sắc, và nhất là để ôn lại, để thấm thía những lời dạy của Bác giúp chúng ta có thể làm tốt hơn những nhiệm vụ trong xây dựng Đảng, phát triển đất nước" - nhà báo Thu Hà nhấn mạnh về ý nghĩa của chương trình.

Tròn 50 năm trước, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. 50 năm Bác đi xa cũng là 50 năm người dân Việt Nam không nguôi nhớ Bác. Toàn Đảng, toàn dân phấn đấu thực hiện những lời Người dặn lại nước non trong bản di chúc thiêng liêng. Chính bởi vì thế ê kíp Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam đã lấy chính tựa đề "Lời Người dặn lại nước non" làm tên của Chương trình tọa đàm để khán giả thêm hiểu về ý nghĩa và giá trị của  bản di chúc mà Bác để để lại năm xưa.

Bản di chúc chỉ vỏn vẹn hơn 1.000 từ nhưng đã đúc kết cả cuộc đời hoạt động Cách mạng, kết tinh tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Từng câu, từng chữ chứa đựng chân lý và hàm chứa những tầm nhìn bao quát cho sự phát triển của Cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong 50 năm qua và cho cả mai sau.

Thuộc thể loại tọa đàm, tuy nhiên, Lời Người dặn lại nước non không có khách mời xuyên suốt ở trường quay mà ở mỗi phân đoạn sẽ là những khách mời khác nhau. Ê- kíp sản xuất đã thu thập được rất nhiều ý kiến của khách mời ở những khía cạnh khác nhau. Đó là những góc nhìn sâu sắc của các chuyên gia, những người đang còn công tác và cả những người đã nghỉ hưu.

Khách mời tham gia chương trình. Ảnh: VTV

Khách mời tham gia chương trình. Ảnh: VTV

Lời Người dặn lại nước non gồm 4 phân đoạn chính. Thứ nhất là nói về bài học đoàn kết trong di chúc của Bác bởi "đoàn kết" là một trong những từ được Bác lặp lại nhiều lần trong hơn 1.000 từ của bản di chúc.

Phân đoạn thứ hai chương trình đề cập là vấn đề vì dân, trọng dân, yêu dân và tôn trọng lợi ích của dân. Theo chia sẻ của nhà báo Thu Hà, trong di chúc của Bác, điều này thể hiện vô cùng rõ ràng, đúng như Bác đã từng nói: "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh".

"Trong một di chúc rất ngắn nhưng Bác đề cập tới tất cả tầng lớp dân chúng, quan tâm tới dân chúng, đặc biệt có mong muốn miễn thuế 1 năm cho nông dân. Những điều đó đều thể hiện Bác yêu dân, gần dân, trọng dân và vì dân như thế nào. 50 năm qua, theo tinh thần vì lợi ích của dân và huy động sức dân, tất cả vì người dân, Đảng ta làm được rất nhiều điều như: giảm tỷ lệ đói nghèo, cải thiện đời sống cho người dân, thực hiện được công cuộc đổi mới… Mà thực hiện được công cuộc đổi mới chính là nhờ sáng kiến của nhân dân, nhờ sức mạnh của nhân dân chúng ta mới thoát ra khỏi bối cảnh khó khăn về kinh tế, thoát khỏi cấm vận…

Tuy nhiên, ở phân đoạn này chúng tôi cũng đưa vào phân tích hai câu chuyện rất thời sự đó là câu chuyện ở Thái Bình năm 1997 và câu chuyện Thủ Thiêm. Đó là hai trong số những bài học kinh điển về hậu quả đau xót khi không lắng nghe người dân" - nhà báo Thu Hà chia sẻ.

Chương trình lấy ý kiến nhiều chuyên gia và đưa vào các góc nhìn thời sự. Ảnh: VTV

Chương trình lấy ý kiến nhiều chuyên gia và đưa vào các góc nhìn thời sự. Ảnh: VTV

Vấn đề thứ ba được đề cập trong chương trình là đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa cộng sản quốc tế trong sáng và gắn Cách mạng Việt Nam, đất nước Việt Nam trong phong trào tiến bộ thế giới. Với nội dung này, chương trình đã dẫn lại những tư liệu lịch sử để khán giả hiểu được Bác viết di chúc trong bối cảnh rất căng thẳng giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, khán giả hiểu rõ quan điểm của Bác là phải tin tưởng Đảng ta sẽ có vai trò hàn gắn mối quan hệ giữa các Đảng anh em và đây cũng là tư tưởng xuyên suốt trong chủ trương, chiến lược đối ngoại của Việt Nam đã được Đảng ta thực hiện tốt.

Cùng với các nội dung đó, nội dung thứ tư được xen kẽ trong suốt chương trình đó là những giây phút cảm động về Bác: cách Bác viết di chúc, những cảm xúc của Bác được ghi lại trong hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ - thư ký của Bác.

Những nhân vật xuất hiện trong chương trình. Ảnh: VTV.

Những nhân vật xuất hiện trong chương trình. Ảnh: VTV.

Nhấn mạnh thêm về ý nghĩa của chương trình, nhà báo Thu Hà nói: "Chúng tôi muốn thu hút khán giả ở các yếu tố: chiều sâu, thời sự, giải mật lịch sử và những chi tiết cảm xúc về Bác. Trong đó, giải mật lịch sử là phân tích những tư liệu lịch sử từ những năm 1960 của thế kỷ trước, sẽ có những điều rất thú vị. Chương trình mang tính chính luận, có chiều sâu khi suy ngẫm về lời Bác dặn, đặc biệt là về chuyện chính đốn Đảng - một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hiện nay".

"Có một đối tượng nữa mà chúng tôi muốn nhắm đến là thế hệ trẻ sau này, những bạn trẻ đã cách thời của Bác Hồ rất xa. Bác Hồ không phải là vị thánh bước ra từ chuyện cổ tích mà Bác Hồ là tư tưởng, là triết lý, những lời dặn của Bác là đường lối chiến lược, đường lối chính trị của ngày hôm nay và cho tới tận mai sau. Đây cũng là điều GS. TS. Hoàng Chí Bảo từng nói mà tôi rất tâm đắc" - nhà báo Thu Hà chia sẻ điều ê-kíp sản xuất muốn gửi tới khán giả qua chương trình Lời Người dặn lại nước non.

PV

Tin khác

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo