(CLO) Việt Nam đang đứng trước một thời cơ lịch sử chưa từng có. Sự thay đổi nhanh chóng của logic phát triển toàn cầu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo ra một sân chơi mới, nơi các quốc gia có thể rút ngắn khoảng cách phát triển một cách nhanh chóng. “Lợi thế đi sau - tiến vượt” chính là cơ hội vàng để Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia phát triển hiện đại.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Bộ môn Kinh tế - Lý luận cơ bản, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã có bài viết về vấn đề này:
Đổi mới tư duy và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Để tận dụng “Lợi thế đi sau” cần khắc phục “Điểm nghẽn” để có thể “Tiến vượt” đó chính là: Cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính. Nội dung này đã được Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XV vừa qua. Cùng đó, Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 xác định 6 nội dung, trong đó mục tiêu hàng đầu là Cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính.
Bởi thế, nhận diện và đánh giá lại tiềm năng và lợi thế phát triển là bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể tận dụng tối đa “Lợi thế đi sau - tiến vượt”. Từ đó, đưa ra những hành động và định hướng phù hợp, tạo nên những bước ngoặt mới. Vậy những hành động và định hướng ưu tiên nào cần được quan tâm?
Trước hết, đó chính là việc đổi mới tư duy và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đổi mới tư duy chính là việc cần thay đổi căn bản tư duy về phát triển, từ tư duy theo đuổi tăng trưởng số lượng, sang tư duy theo đuổi tăng trưởng chất lượng, hiệu quả, bền vững. Trong khi đó, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là việc tập trung vào nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư chất lượng cao.
Tiếp đến chúng ta cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, để giải quyết vấn đề này, cần đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục. Trong đó, tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục từ bậc Mầm non đến Đại học, đặc biệt chú trọng vào giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Song song đó, cần xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, tạo điều kiện để người tài phát triển, thu hút nhân tài trong và ngoài nước.
Mục tiêu tiếp theo đó chính là xây dựng hạ tầng số hiện đại, kết nối toàn diện, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số. Cùng đó, đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khuyến khích đổi mới sáng tạo. Đồng thời, tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ… Đặc biệt, cần hướng đến sự phát triển bền vững về môi trường, nông nghiệp, đô thị với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng các đô thị xanh, thông minh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều quan trọng nữa trong việc đổi mới tư duy đó chính là vấn đề cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Trong đó, cần rút gọn các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cán bộ, công chức.
Cần lộ trình rõ ràng, cụ thể với các chỉ số đánh giá hiệu quả
Để đạt được những mục tiêu trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, cần có một lộ trình rõ ràng, cụ thể, với các chỉ số đánh giá hiệu quả. Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn phát triển mới với những cơ hội và thách thức chưa từng có. Để tận dụng tối đa thời cơ lịch sử và vượt qua những khó khăn, chúng ta cần có những điều kiện, năng lực, tầm nhìn và cách tiếp cận mới.
Về điều kiện cần thiết chúng ta phải có được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái ổn định, hệ thống ngân hàng vững mạnh là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững. Chúng ta cũng cần phải có một hạ tầng hiện đại với hệ thống giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc được đầu tư đồng bộ. Đặc biệt, phải có một thể chế hoàn thiện, minh bạch, thủ tục hành chính đơn giản; đồng thời, phải huy động tối đa các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm.
Vậy tầm nhìn chiến lược đối với vấn đề đổi mới tư duy và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là gì? Đó chính là xây dựng một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của đất nước, xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển; linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội và quốc tế… Quan trọng nhất đó là hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu Đảng, Nhà nước đề ra để tạo tiền đề, điều kiện mở ra bước phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời, cụ thể hóa tư tưởng, thông điệp trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm thành đường lối để lãnh đạo dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Cơ hội tiềm năng từ “Lợi thế đi sau”
Việt Nam đang đứng trước một thời cơ lịch sử chưa từng có. Sự thay đổi nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo ra một sân chơi mới, nơi các quốc gia có thể rút ngắn khoảng cách phát triển một cách nhanh chóng. “Lợi thế đi sau - tiến vượt” chính là cơ hội vàng để Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia phát triển hiện đại.
Cơ hội tiềm năng từ “Lợi thế đi sau” đó chính là học hỏi từ những kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước đi trước, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất và kinh doanh, bỏ qua giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống; Có thể thấy, việc đưa ra những cam kết trở thành nước phát triển hiện đại, thu nhập cao, “thế lực công nghiệp bán dẫn toàn cầu” thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc tận dụng tối đa lợi thế đi sau. Những cam kết này không chỉ tạo động lực cho quá trình phát triển mà còn giúp Việt Nam thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh cải cách và xây dựng chính sách phù hợp để phát triển.
Để hiện thực hóa những cam kết này, Việt Nam cần:
Đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động; Phát triển hạ tầng hiện đại, đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; Cải cách, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư để phát triển bền vững...
Bên cạnh những “Lợi thế đi sau”, cũng tồn tại không ít thách thức, do đó, để vượt qua những thách thức đưa Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia phát triển hiện đại, Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội này, Việt Nam cần tập trung giải quyết các điểm “nghẽn” lớn về thể chế, hạ tầng và nhân lực; giải quyết các vấn đề này phải bắt đầu bằng công tác tư tưởng, toàn Đảng, toàn dân một ý chí, một hành động để thực hiện. Phải có tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, tự tin, tự hào dân tộc và dám hy sinh, dám tiến lên; dám hy sinh lợi ích bản thân, lợi ích cục bộ vì quốc gia, dân tộc, vì tập thể, cộng đồng.
Cơ sở lý luận và thực tiễn kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm đó là: Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu…
(CLO) Để thực hiện việc lừa đảo huy động vốn, nhóm đối tượng đã lập trang web đặt tên là “bitminer”, tiền ảo là “bincoin. Sau đó dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
(CLO) Bà Tomiko Itakeoka, người được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024, đã qua đời tại một viện dưỡng lão ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo, Nhật Bản
(CLO) Được sự cho phép của thẩm phán, các điều tra viên từ Văn phòng Điều tra Tham nhũng (CIO) hôm 3/1 đã cố gắng tiến vào dinh thự Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol để thực hiện lệnh bắt giữ nhưng đã bị đội an ninh của ông ngăn lại.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệ kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Trong đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm giám đốc các bệnh viện.
(CLO) Cơ quan chức năng đang tìm người đăng video và xe ô tô Audi đi đến đâu, đèn tín hiệu giao thông đang đỏ liền chuyển sang xanh được đăng tải trên mạng xã hội.
(CLO) Trung Quốc vừa áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu mới đối với 28 công ty Mỹ, bao gồm các tập đoàn quốc phòng lớn như General Dynamics, Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon Missiles & Defense, với lý do "bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia".
(CLO) Biết bà Mai Thị Bích H đã chết, để che giấu hành vi phạm tội của mình, Đoàn Mai Khanh chờ khi trời tối thì dùng tấm chăn đỏ quấn xác nạn nhân, kéo ra bờ sông nhằm mục đích phi tang.
(CLO) Công an TP HCM vừa triệt phá 5 đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên các tuyến trọng điểm như tuyến đường bộ Tây Nam, tuyến bưu điện chuyển phát nhanh quốc tế qua sân bay Tân Sơn Nhất.
(CLO) Ngày 4/1, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết, máy bay EC225 mang số hiệu VN-8620 của Binh đoàn 18 cùng Tổ cấp cứu đường không của bệnh viện vừa đưa một quân nhân nguy kịch vào đất liền cấp cứu kịp thời.
(CLO) Elon Musk, tỷ phú công nghệ và lãnh đạo của nhiều tập đoàn lớn, đã gây ra làn sóng tranh cãi mới tại Vương quốc Anh khi can thiệp vào chính trị nội bộ nước này.
(CLO) UBND TP HCM giao các Sở, ban ngành liên quan và UBND TP Thủ Đức, UBND các quận, huyện khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai sử dụng cát biển phục vụ cho các dự án có nhu cầu san lấp trên địa bàn TP HCM.
(CLO) Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn trên sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng (Trung Quốc), con sông chảy vào lãnh thổ Ấn Độ và Bangladesh.
(CLO) Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, mức chi cho việc phản ánh vi phạm giao thông là không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng kiểm tra số điểm còn lại trên giấy phép lái xe (GPLX) thông qua ứng dụng VNeID. Điều này không chỉ giúp người lái xe theo dõi tình trạng giấy phép mà còn nâng cao nhận thức về việc chấp hành luật giao thông.
(NB&CL) Đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt giúp Việt Nam phát triển trong kỷ nguyên số. Điều này đòi hỏi tinh thần “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong chuyển đổi số. Nhưng làm thế nào để Việt Nam chuyển từ “số hóa từng phần” sang một cuộc cách mạng chuyển đổi số toàn diện, tạo bước đột phá đưa đất nước tiến xa, vươn mình trong kỷ nguyên mới?
(NB&CL) Những quyết sách kịp thời, đúng đắn trong công tác điều hành của Chính phủ; bản lĩnh, quyết tâm, sự sâu sát, quyết liệt của Người đứng đầu Chính phủ đã mang lại những đột phá trong phát triển hạ tầng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
(NB&CL) Với tinh thần “không nghỉ ngày lễ, không chờ đến ngày mai”, “thể chế vướng ở đâu, gỡ ở đó” - Quốc hội đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong tháo gỡ những nút thắt thể chế, khơi thông nguồn lực và xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, đồng hành cùng Chính phủ để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Năm 2024, thông điệp đó đã được những người đứng đầu Quốc hội nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều cuộc họp của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Từ những cuộc họp “sáng đèn thâu đêm” đến những quyết sách mang tầm nhìn dài hạn, Quốc hội đang không ngừng đổi mới vì mục tiêu chung: Phát triển đất nước và phục vụ nhân dân!
(NB&CL) “Việt Nam đang ra sức phấn đấu, bứt tốc để có thể hiện thực hóa một tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững, không chỉ cho người dân Việt Nam, mà còn cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Đó là tầm nhìn, là mục tiêu và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế hôm nay và mai sau”. Khẳng định ấy của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chính là mục tiêu mà đối ngoại Việt Nam năm 2024 hướng tới và nhận được sự ghi nhận lớn từ cộng đồng quốc tế.
(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.
Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
(CLO) Sáng 30/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học toàn quốc. Báo Nhà báo & Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
(NB&CL) Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tự hào là cơ quan báo chí chủ lực quốc gia, tiên phong trong việc khơi dậy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhà báo Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng giám đốc VOV cho biết, thời gian qua trên tất cả các loại hình báo chí của Đài đã đồng loạt phát sóng chương trình chính luận đa phương tiện “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”….
(NB&CL) Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được Quốc hội thông qua mới đây đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phát triển hạ tầng quốc gia, được kỳ vọng tạo nên bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức để mở ra cơ hội lớn cho đất nước.