Bắt tạm giam cựu Trung úy Công an về tội dùng nhục hình
(CLO) Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra Quyết định bắt tạm giam cựu Trung úy Lưu Quang Trung để điều tra về tội Dùng nhục hình.
Theo dõi báo trên:
1. Từ nội thành Hà Nội, xuôi về phía Nam khoảng 20km theo quốc lộ 1A, không khó để tìm đường đến làng Đông Cứu. Nằm bên dòng Nhuệ Giang yên ả, Đông Cứu dường như vẫn giữ nguyên vẻ thanh bình ngày xưa - dù là làng nghề nhưng vẫn không quá ồn ào, tấp nập.
Theo các bản sắc phong ở đình Đào Xá, tổ nghề thêu của làng là cụ Lê Công Hành - vị tiến sĩ thời vua Lê Thần Tông (1637). Trong một lần đi sứ Trung Quốc, cụ đã học được nghề thêu rồi mang về cho dân Đông Cứu và một số làng lân cận. Qua hàng trăm năm, nghề thêu ở các làng đi theo hướng khác nhau, ở Thắng Lợi, Quất Động là kỹ thuật thêu ren, còn ở Đông Cứu là thêu áo ngự, long bào.
Ông Nguyễn Thế Du - Chủ tịch Hiệp hội thêu truyền thống của làng nghề cho biết, Đông Cứu làm nhiều sản phẩm như tán, lọng, câu đối, áo lễ, trang phục hầu đồng... nhưng chỉ ở sản phẩm long bào của vua mới thể hiện hết tài năng của người thợ. Thế nên, ngay cả thời hiện đại bây giờ, những sản phẩm cung đình như long bào, mãng bào, thậm chí đơn giản hơn như áo Nhật Bình, không phải ai cũng làm được.
Người làng nghề vẫn kể về cụ Lê Văn Hỡi - người thêu long bào cho vua Khải Định. Cụ Hỡi sống tại Huế nhưng là người gốc Đông Cứu. Cụ là một trong hai người thợ được tuyển chọn để thêu chiếc long bào của vua Khải Định dùng trong lễ Tứ tuần đại khánh. Khi hoàn thành, mọi người đều choáng ngợp vì sự lộng lẫy của nó. Tuy nhiên, khi phát hiện một móng rồng bị che đi, nhà vua vô cùng tức giận, toan xử phạt hai người thợ. Nhưng sau khi xét kỹ, nhà vua thấy lỗi này không thuộc cụ Hỡi, vả lại nếu họ bị chém đầu sẽ không còn ai có thể sửa được áo, nên cụ Hỡi được tha và chính cụ là người sửa lại lỗi này trên long bào.
Theo ông Du, hiện có nhiều nơi làm nghề thêu, nhưng thêu đồ cung đình theo lối cổ thì chỉ có ở Đông Cứu. Lối thêu đặc trưng của làng là thêu kim tuyến. Người nghệ nhân sử dụng sợi kim tuyến để thêu các đường bao và đường viền của họa tiết như vảy rồng, vân mây, họa tiết trang trí… Khi hoàn thành, sợi kim tuyến óng ánh tạo cảm giác bắt mắt hơn rất nhiều so với chỉ màu thường. Ngoài ra, người thợ thêu còn sử dụng kỹ thuật nhồi chỉ vòng quanh kim tuyến, thêu quắn tạo ra sự chênh lề, ghệch độn… hết sức độc đáo. Các kỹ thuật này kết hợp với nhau tạo thành những hoa văn tinh xảo mà chỉ có những người có tay nghề, trình độ cao trong làng mới có thể thực hiện được.
Ngày 12/2/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống của làng Đông Cứu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2. Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, làng thêu Đông Cứu trải qua nhiều bước thăng trầm. Sau thời kỳ phát triển thịnh vượng, đến những năm 1960-1980, cùng với phong trào chống mê tín dị đoan, các sản phẩm thêu của Đông Cứu bị thu hẹp thị trường đáng kể. Người thợ chuyển sang thêu hàng ga gối, khăn trải bàn xuất sang Đông Âu, thêu áo ki-mô-nô cho những đơn hàng của Nhật Bản, nhưng số lượng cũng rất heo hắt. Nghề thêu các sản phẩm truyền thống với những lề lối cổ gần như thất truyền.
Đầu những năm 1990, cơ chế mới mở ra, số người thợ thêu bắt đầu trở lại với nghề nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm ông Vũ Văn Giỏi - người nghệ nhân nhân dân duy nhất của làng Đông Cứu bây giờ bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu khôi phục lại nghề thêu những sản phẩm truyền thống.
Ngày đó, tư liệu về trang phục cung đình xưa rất ít và khó tìm. Ở một làng quê, ông Giỏi không thể có điều kiện tiếp xúc với những bộ trang phục cổ, vốn đã rất hiếm hoi, lại được lưu giữ, bảo quản nghiêm ngặt tại các bảo tàng. Ông hoàn toàn phải mày mò, nghiên cứu qua tranh ảnh, sách báo, tư liệu trong và ngoài nước, qua tham vấn những cụ cao tuổi còn sống trong làng. Khó khăn nhiều vô kể, phần lớn những bản mẫu chỉ là ảnh đen trắng, hoa văn mờ theo năm tháng nhưng ông vẫn không từ bỏ hy vọng. Mất bảy, tám năm cùng nhiều sản phẩm lỗi, hỏng, ông Giỏi mới bước đầu thành công với chiếc mãng bào hoàng tử thời Nguyễn màu đỏ.
“May mắn là có một số Việt kiều ở nước ngoài và nhiều nhà nghiên cứu giúp đỡ, sau đó lập thành một ê-kíp làm việc nhưng cũng phải khó khăn lắm tôi mới có được thành công”, ông Giỏi nhớ lại.
Theo nghệ nhân Vũ Văn Giỏi, để phục dựng trang phục cung đình, trước hết phải có vốn hiểu biết về văn hóa thời đó. Sau đó mới đến việc phân tích kỹ các kích thước trang phục, số đo chuẩn mực của vua chúa, quý phi, thái hậu… Rồi phải sắp đặt chi tiết hoa văn, họa tiết cho cân đối, hài hòa. Bây giờ, trình độ người thợ làng nghề có thể thêu được tất cả các họa tiết trên long bào, dù khó đến mấy, nhưng việc phục chế, phục dựng lại một chiếc long bào lại ở một “tầm” khác. Đó là cần phải có bàn tay điêu luyện của người thợ từ khi thực hiện những mũi thêu nhỏ nhất đến khi ghép lại những mảnh áo và hơn hết phải có sự hiểu biết thật sự sâu sắc. Bởi thế, chỉ có nghệ nhân Vũ Văn Giỏi mới hội đủ khả năng sáng tạo, phục dựng được những chiếc long bào đúng theo nguyên bản.
“Cũng là trang phục cung đình, nhưng mỗi bộ, mỗi triều đại và người mặc khác nhau lại có những điểm khác biệt. Tại sao hoa văn ở bộ trang phục này lại khác bộ kia, dù rất nhỏ thôi. Rồi thì trang phục thiết triều, đại lễ với trang phục hàng ngày của vua khác nhau thế nào… tất cả phải được giải mã, thấu hiểu. Nếu không có vốn văn hóa thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm “trông giống” chứ không phải long bào”, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi cho biết.
Từ khi phục dựng thành công chiếc mãng bào đầu tiên, đến nay, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã phục chế, phục dựng được gần 30 bộ trang phục cung đình, từ áo nhà vua tới áo hoàng hậu, thái tử, công chúa. Tiêu biểu trong số đó là các bộ long bào của vua Đồng Khánh, Bảo Đại, Tự Đức, trang phục Thái hậu Từ cung... “Rất nhiều bộ trang phục cung đình được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là do tôi làm hoặc có dấu bàn tay phục chế của tôi”, ông Giỏi tự hào nói.
3. Nổi tiếng vì những loại “hàng kỹ”, khó làm bậc nhất, nhưng ông Giỏi thừa nhận, loại sản phẩm để nuôi sống ông là loại hàng phục vụ nhu cầu phổ thông của thị trường. Đó là những chiếc tàn, lọng, những bộ trang phục khăn chầu, áo ngự dùng trong thờ cúng và các nghi lễ tôn giáo.
Tuy nhiên, mặc dù nhiều hộ trong làng nghề đã chuyển sang dùng máy, thậm chí bây giờ máy thêu được cả khổ rất lớn để cho ra những sản phẩm đại trà giá rẻ, nhưng ông Giỏi vẫn trung thành với mặt hàng thêu tay và vẫn có thị trường riêng. Những bộ trang phục thêu máy chỉ bán từ hơn triệu đồng nhưng sản phẩm của ông làm ra vẫn có giá hàng chục triệu đồng. Đặc biệt, với hàng đặt thiết kế riêng, vải tốt, thêu công phu tỉ mỉ, sử dụng chỉ vàng và ngọc đính lên có giá lên tới hàng trăm triệu đồng.
“Nhiều người tò mò hỏi giá những chiếc long bào tôi phục dựng, không giấu giếm đâu nhưng thật khó trả lời, bởi đó là hàng không bán. Như chiếc long bào vua Đồng Khánh đây, chỉ tính riêng công trả cho người thợ, với 8 người làm trong 15 tháng cũng đã tròm trèm 600 triệu đồng, chưa kể nguyên liệu và các chi phí khác. Thế nên, bảo rằng giá chiếc long bào lên tới cả tỷ đồng chắc cũng không sai đâu”, ông Giỏi chia sẻ.
T.Toàn
(CLO) Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra Quyết định bắt tạm giam cựu Trung úy Lưu Quang Trung để điều tra về tội Dùng nhục hình.
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển cho biết Ukraine được tự do sử dụng vũ khí của Thụy Điển tùy theo ý muốn, kể cả trên lãnh thổ Nga.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Nhân Ngày di sản Văn hoá Việt Nam 23/11, hàng loạt di tích lịch sử thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp tất cả du khách tới tham quan.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.