Lựa chọn ngành, trường học: “Sai một ly, đi một dặm” !

Thứ năm, 14/07/2022 10:24 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia, việc chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp cá nhân phát huy được năng lực, thỏa mãn nhu cầu giúp thành công trong nghề nghiệp tương lai.

Học phí là rào cản trong lựa chọn ngành nghề

Đến 24/7, điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ được công bố, thời điểm đó là căn cứ quan trọng để lựa chọn và đăng ký ngành học, trường học của các thí sinh.

lua chon nganh truong hoc sai mot ly di mot dam hinh 1

Làm việc yêu thích và có thu nhập là nhu cầu cơ bản của mỗi người! Ảnh: Quang Hùng.

Mặc dù, trong năm nay các trường đại học duy trì khoảng 20 phương thức xét tuyển cùng tồn tại. Riêng đối với việc tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT thì một số trường giảm xuống dưới 50% như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,  Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)... Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), mặc dù kết hợp các phương thức xét tuyển đang là xu hướng trong các trường đại học tại Việt Nam nhưng vẫn có đến 90% thí sinh được xét tuyển vào đại học trên cả nước vẫn sử dụng phương thức truyền thống là điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ.             

Đến thời điểm này, việc lựa chọn nghề nghiệp, trường học đối với học sinh hiện nay vẫn đang là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của phụ huynh học sinh. Theo anh Đỗ Trung Dũng ở Nghệ An, con anh vừa hoàn thành thi tốt nghiệp THPT. Đối chiếu với gợi ý đáp án, tổng điểm con anh Dũng rơi vào từ 25 đến 27 điểm (Toán, Lý, Hóa). Với mức điểm như vậy anh Dũng đang băn khoăn không biết cho con Nam tiến hay Bắc tiến để học tập. “Năm học này, các thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không bị giới hạn. Đây là thuận lợi để các thí sinh suy nghĩ chín chắn trong việc chọn ngành, chọn trường. Tuy nhiên, cái khó là học phí nhiều trường tăng cao. Trường có thương hiệu thì học phí lại tăng. Đây là một điểm khiến phụ huynh như tôi lo lắng về khả năng tài chính đáp ứng cho con theo học 4 năm” – anh Đỗ Trung Dũng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thanh Hoa ở Hà Nội tâm sự, gia đình đang cố gắng tạo điều kiện hết mức cho con học tập. Việc định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10 đã hướng cháu theo khối D. Tuy nhiên, hiện các chương trình học có yếu tố nước ngoài thì học phí rất cao. Còn các chương trình tiêu chuẩn không tạo ra sự yên tâm bởi chất lượng đầu ra. “Giờ học đại học ra mà tiếng Anh không giao tiếp được, các kỹ năng khác không có thì rất khó để có việc làm ưng ý” - chị Hoa chia sẻ.

Lựa chọn sai, cơ hội thành công trong nghề nghiệp sẽ bị hạn chế

Vấn đề chọn đúng ngành học, trường học có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp của học sinh về sau. Trước những băn khoăn trên, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục (Đại học Quốc gia, Hà Nội) chia sẻ: “Việc chọn đúng nghề nghiệp sẽ giúp cá nhân phát huy được năng lực, thỏa mãn nhu cầu giúp thành công trong nghề nghiệp tương lai. Nếu lựa chọn sai thì ngược lại”.

Vị này cho rằng, trong tương lai yêu cầu năng lực của người lao động cũng thay đổi. Sự khéo léo, cần cù, bền bỉ không phải là yếu tố để quyết định khiến người lao động được lựa chọn mà là năng lực thích ứng, khả năng tư duy phản biện, yếu tố EQ càng trở nên quan trọng hơn. Cũng theo thầy Trần Thành Nam, người lao động trong tương lai phải có năng lực công dân toàn cầu, quản lý tài chính, quản lý sức khỏe, sáng tạo đổi mới, năng lực liên quan đến thông tin truyền thông… đó là những năng lực cơ bản của lao động trong thế kỷ 21. “Cá tính thích môi trường năng động nhưng lựa chọn ngành nghề đòi hỏi làm việc tập trung cao độ, làm việc cá nhân, làm việc với dữ liệu vào các con số thì sẽ không giúp các em hội nhập được với nghề nghiệp” - thầy Nam nhận định.

lua chon nganh truong hoc sai mot ly di mot dam hinh 2

Ngành Sư phạm cũng hot!

Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), dự báo đến năm 2025, khi chương trình GDPT 2018 được triển khai trong toàn quốc ở tất cả các cấp học sẽ phải bổ sung 24.013 giáo viên ở 3 môn học mới là Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học, môn nghệ thuật ở cấp THPT. Cụ thể Ngoại ngữ bổ sung 11.346 giáo viên. Tin học 7.299 giáo viên, môn nghệ thuật THPT cần bổ sung 5.367 giáo viên. Đây là tính số thực tiễn, còn chưa kể số giáo viên nghỉ hưu, thay đổi vị trí công tác, số thiếu đó có thể tăng hơn.

Theo vị này, các nguyên tắc chọn nghề theo trước hết chỉ chọn nghề theo sở thích không nên chọn nghề mà bản thân mình không thích, không có khả năng đáp ứng. Chỉ chọn nghề nghiệp mà nhu cầu xã hội đang cần và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với giá trị bản thân.

 “Quan điểm lựa chọn trường theo tôi trường nào cũng là trường tốt nếu trường đó có triết lý giáo dục để giúp các bạn trang bị kiến thức bề rộng để chúng ta thích nghi và chúng ta có thể chuyển đổi nghề nghiệp. Trường nào có thể giúp chúng ta tạo mối quan hệ nghề nghiệp, tạo mạng lưới kết nối để giúp thành công sau này. Những trường đại học nào có thể giúp cân bằng kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, những nơi có thể giúp bạn học song bằng, học liên thông để giúp các bạn dễ dàng trong việc đào tạo cá nhân hóa bản thân. Những trường như vậy nên ưu tiên lựa chọn” - thầy Nam gợi ý.

Ngoài ra, chọn trường thì cần xem xét các yếu tố như phải đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất, khu vực địa lý, điều kiện tuyển sinh, học phí… và mức độ uy tín (căn cứ chương trình đào tạo đã được kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc số liệu bảng xếp hạng giáo dục).

Cũng liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT. Theo chuyên gia này, thí sinh cần nghiên cứu để chọn những nghề mà sau này máy móc không thể thay thế. “Xu hướng thay đổi công nghệ hiện nay với trí tuệ nhân tạo thì khoảng 10 đến 15 năm nữa rất nhiều ngành nghề sẽ không còn nữa. Những ngành nghề như vậy thì không nên theo học nữa” - ông Lê Trường Tùng nhấn mạnh.

Trong khi đó, thạc sĩ Phùng Quán - chuyên gia hướng nghiệp tuyển sinh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, thí sinh nên chọn chương trình có mức học phí chấp nhận được, khả năng tiếng Anh và cuối cùng thì căn cứ vào điểm mình có thể vào được. Để khuyên thí sinh, thầy Nguyễn Đỗ Tùng - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Văn Hiến cho rằng, chọn ngành tốt cần căn cứ vào bản thân của mỗi người. Cần có sự giao thoa giữa cái giỏi nhất và tốt nhất. Cần căn cứ vào các yếu tố như tài chính, địa lý, truyền thống gia đình và nhu cầu của xã hội về ngành nghề theo học. Trong khi đó, theo bà Hoàng Thị Thoa - Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, việc lựa chọn các chương trình chất lượng cao, đại trà, kỹ sư tài năng… phụ thuộc vào điều kiện và năng lực của từng bản thân.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Đại học Bách Khoa Hà Nội tổng thu hơn 2 nghìn tỷ đồng đến từ các khoản nào?

Đại học Bách Khoa Hà Nội tổng thu hơn 2 nghìn tỷ đồng đến từ các khoản nào?

(CLO) Hiện tại học phí vẫn là nguồn thu chính của nhà trường, so sánh trong năm 2022 và năm 2023, mức tăng từ thu học phí lên đến gần 500 tỷ đồng.

Giáo dục
Nhiều trường đại học vẫn còn đang miệt mài tuyển sinh

Nhiều trường đại học vẫn còn đang miệt mài tuyển sinh

(CLO) Hiện nay do nhiều trường tuyển sinh chưa đạt chỉ tiêu nên đã hạ điểm chuẩn thấp nhất có thể và kéo dài thời gian tuyển sinh để thu hút người học.

Giáo dục
Trường Đại học Điện lực được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn

Trường Đại học Điện lực được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn

Trường Đại học Điện lực được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

Giáo dục
Nhờ tăng học phí nhiều trường đại học đạt mốc doanh thu trên nghìn tỷ

Nhờ tăng học phí nhiều trường đại học đạt mốc doanh thu trên nghìn tỷ

(CLO) Trong bối cảnh kinh tế nói chung gặp nhiều trở ngại, thách thức nhưng nhờ việc tăng học phí, tăng quy mô tuyển sinh nên doanh thu các trường tăng chóng mặt.

Giáo dục
Nam sinh lớp 11 bị đánh hội đồng gãy 4 chiếc răng phải nhập viện cấp cứu

Nam sinh lớp 11 bị đánh hội đồng gãy 4 chiếc răng phải nhập viện cấp cứu

(CLO) Một nam sinh lớp 11 ở tỉnh Bình Phước bị nhóm học sinh đánh hội đồng đến nhập viện cấp cứu với nhiều tổn thương nặng và gãy 4 chiếc răng.

Giáo dục