Lựa chọn nhân sự Đại hội khóa XIII: Chọn cán bộ cho công việc, không cốt “đủ ghế”

Thứ năm, 14/05/2020 14:20 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được Hội nghị Trung ương 12 thảo luận, cho ý kiến là xem xét, quyết định phương hướng công tác nhân sự Trung ương (T.Ư) khóa XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh, đây là công việc cực kỳ hệ trọng có quan hệ đến vận mệnh của Đảng, của dân tộc và tiền đồ phát triển của đất nước. Do đó, hơn lúc nào hết, những người làm công tác nhân sự cho Ðại hội XIII của Ðảng cần phải nhìn lại những bài học sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lựa chọn được những cán bộ thực sự xứng đáng cho nhiệm kỳ tới đây.

Chọn đúng người thì đất nước phát triển, nhân dân được nhờ

Về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc diễn ra vào cuối tháng 4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, công tác chuẩn bị Đại hội có 2 vấn đề quan trọng là chuẩn bị văn kiện và chuẩn bị nhân sự.

Công tác văn kiện rất quan trọng, nhưng công tác nhân sự phức tạp, khó hơn, nhạy cảm hơn, cần tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra định hướng để làm cho tốt, để chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

05_jrvp

Tổng Bí thư đề cập 4 nội dung công tác nhân sự, đó là vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự đại hội; yêu cầu đặt ra cho công tác nhân sự Đại hội 13; nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành; trách nhiệm của chúng ta. Đại hội các cấp, các ngành có tốt thì Đại hội toàn quốc mới tốt được. Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, công tác cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định. Công tác cán bộ đóng vai trò then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ.

Hiện nay, cùng với việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp, Đảng ta đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13. “Chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng là chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt, đặc biệt là người đứng đầu; nếu chọn đúng người thì đất nước phát triển, nhân dân được nhờ. Trách nhiệm của Ban chấp hành T.Ư là phải làm việc này cho tốt”, Tổng bí thư nhấn mạnh.

Đại hội 13 của Đảng diễn ra vào thời điểm rất quan trọng, là dấu mốc có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phải xác định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, cơ cấu đẹp nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn, trong mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng thì chất lượng là quan trọng.

Phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược, có cả đức và tài. Đây không chỉ là nhiệm vụ của tiểu ban nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành T.Ư, mà của cả hệ thống chính trị”, Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới làm tốt công tác nhân sự Đại hội 13 của Đảng, “dưới có vững thì trên mới bền chắc được”. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự phát triển bền vững của Đảng, của đất nước.

Từng cơ quan, từng cấp, từng ngành phải làm cho tốt công tác đặc biệt quan trọng này, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, nhân dân lên trên hết, toàn tâm toàn ý lo cho công việc chung, trên dưới đồng lòng, đoàn kết nhất trí thì công việc mới trôi chảy, mới xứng tầm lãnh đạo đất nước trong bối cảnh tình hình mới”, Tổng Bí thư lưu ý. Công tác nhân sự vô cùng quan trọng, nhưng cũng vô cùng phức tạp, nhạy cảm, vì nó liên quan đến con người, danh dự, chế độ chính sách… dễ nảy sinh vấn đề, tâm tư day dứt, vì vậy cần phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, chặt chẽ, công tâm khách quan.

Trong quá trình lựa chọn phải lấy phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tiêu chuẩn, hiệu quả, uy tín của bản thân trong công việc… làm thước đo chủ yếu; phải bố trí đúng người đúng việc, tạo ê kíp ăn ý, đoàn kết thống nhất tạo nên sức mạnh.

Bởi vậy, cần nêu cao vai trò của tổ chức Đảng, tránh giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân. Trong từng khâu, từng công đoạn phải làm thật chắc chắn, khoa học, đồng bộ, tránh tối đa sai sót, làm đến đâu chắc chắn đến đó, đừng thấy đỏ tưởng chín, đừng để mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt nhấn mạnh, phải làm thật tốt công tác nhân sự, chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội 13 của Đảng, xứng đáng với niềm tin yêu, sự mong đợi của toàn Đảng, toàn dân và quân ta.

Kiên quyết chống bè phái, lợi ích nhóm

Thực tế cho thấy, vấn đề kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền, đánh giá tốt cán bộ để chọn được người đủ phẩm chất, năng lực và uy tín vào bộ máy lãnh đạo khóa mới là câu chuyện vô cùng khó khăn. Bởi bài học nhãn tiền vẫn còn đó như trong các năm 2017 – 2018. Dư luận ngỡ ngàng khi một số quan chức cấp cao ở thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông, lực lượng vũ trang vướng vào vòng lao lý, do có nhiều sai phạm. Các hình thức xử lý nghiêm minh đã được đưa ra với những người vi phạm. Qua đó, Trung ương cũng nhận thấy nhiều việc cần phải tiếp tục chấn chỉnh về công tác cán bộ.

Trước thực tế này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 205 “về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Việc ban hành riêng một quy định về vấn đề này trong bối cảnh chuẩn bị nhân sự cho Đại hội các cấp và Đại hội XIII của Đảng đã cho thấy những bước đi bài bản, quyết liệt và cứng rắn của Trung ương Đảng trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tư duy dòng họ, cả nhà làm quan, tạo lợi ích nhóm.

BAC1202daibieu-6965-1589167273

Do vậy, muốn lựa chọn tốt nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp phải bắt đầu bằng việc hạn chế, chấm dứt tình trạng cơ hội, bè phái, gây mất đoàn kết, tham ô, tham nhũng. Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, muốn vậy mỗi cán bộ, đảng viên phải “nâng cao đạo đức cách mạng”, trách nhiệm tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nêu gương sáng trước quần chúng nhân dân.

Thực tế cho thấy chỉ có thể thành công nếu cán bộ, đảng viên thường xuyên học tập, rèn luyện, tu dưỡng hằng ngày, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân để trở thành người có đức, có tài, vừa hồng, vừa chuyên. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, ông Thắng nêu rõ.

Đại hội XIII của Đảng sẽ được tiến hành vào thời điểm đất nước ta trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991), trong đó có 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030 và kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước vào năm 2045.

Trong bối cảnh đó, việc chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó phải là những người thật sự có tâm, có tầm, đặt lợi ích của Đất nước, của nhân dân lên trên hết, trước hết, là trung tâm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra.

Về phương hướng công tác nhân sự BCH Trung ương khóa XIII, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc xác định phương hướng nhân sự phải gắn với yêu cầu “tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự và ngày càng trong sạch”.

Đồng thời, cũng theo người đứng đầu Đảng, Nhà nước, phương hướng nhân sự phải được xây dựng trên tinh thần “phát huy truyền thống, ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN”.

Người đứng đầu Đảng, Nhà nước cũng gợi ý rằng tiêu chuẩn ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa tới cần nhấn mạnh phải có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của quốc gia - dân tộc;

Những cán bộ cấp cao này phải có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, thật sự gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng tin cậy, tín nhiệm.

Về phương pháp, cách làm nhân sự - nội dung quan trọng của phương hướng nhân sự, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng cần nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự khách quan, thật sự công tâm, trong sáng, gương mẫu chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, quy chế, quy định của Đảng, đặt sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Và phải kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền... 

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn