Luật Báo chí - chế định pháp luật lỗi thời chậm sửa đổi

Thứ sáu, 03/04/2015 22:03 PM - 0 Trả lời

Luật Báo chí - chế định pháp luật lỗi thời chậm sửa đổi

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ vừa kết thúc đợt giám sát về tình hình thi hành Luật Báo chí trên phạm vi cả nước, nhằm chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Báo chí dự kiến vào năm 2015. Qua giám sát cho thấy, nhiều quy định trong Luật hiện hành không còn phù hợp với hoạt động báo chí sôi động hiện nay. Nó là chiếc áo quá chật so với yêu cầu phát triển của thời đại, lại quá nhiều ràng buộc đối với các tờ báo vì nhiều cơ quan có thể xử phạt; Cơ quan cấp thẻ nhà báo lại vô can trước pháp luật...

Bài 1: Không theo kịp sự phát triển của thời đại


Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình và chất lượng báo chí thời gian qua, nhiều quy định trong Luật hiện nay không còn phù hợp, không theo kịp những vấn đề mới nảy sinh, nhất là sự hội tụ công nghệ giữa viễn thông, truyền thông và internet.

Xu hướng tích hợp, đa năng

Báo Công luận
 
Các nhà báo tác nghiệp tại buổi giới thiệu những thí sinh đoạt giải cao trong cuộc thi Hoa hậu Đại Dương

Luật Báo chí ban hành năm 1989, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1999. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình và chất lượng báo chí thời gian qua, nhiều quy định trong Luật hiện nay không còn phù hợp, không theo kịp những vấn đề mới nảy sinh, nhất là sự hội tụ công nghệ giữa viễn thông, truyền thông và internet. Luật Báo chí quy định, cơ quan báo chí thực hiện một loại hình báo chí, nhưng hiện nay phần lớn các cơ quan báo chí thực hiện 2 loại hình, báo in và báo điện tử. Một số cơ quan báo chí như Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Thông tấn xã Việt Nam... thực hiện 3 loại hình, gồm báo in, báo điện tử và báo hình. Vietnamnet ngoài báo điện tử và báo in còn có truyền hình internet. Báo Nhân dân cũng đã được phép ra kênh truyền hình. Cá biệt, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện cả 4 loại hình báo chí: báo nói, báo hình, báo in và báo điện tử.

Xu hướng một cơ quan báo chí có nhiều loại hình, nhiều phương tiện báo chí được đánh giá là nhu cầu khách quan trong xu thế hội tụ công nghệ hiện nay. Tuy chưa có trong Luật, nhưng loại hình thông tin trên các thiết bị di dộng hiện đã khá phổ biến, chưa kể sẽ còn có những loại hình thông tin mới khác do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Vì thế, Luật Báo chí cần sớm bổ sung các quy định để điều chỉnh hoạt động báo chí hiện nay, nhưng cũng phải dự báo được xu hướng phát triển của báo chí trong tương lai. Thông tấn xã Việt Nam định hướng mở rộng cung cấp thông tin trực tiếp bằng các loại hình, phù hợp với sự phát triển của công nghệ, tăng cường thông tin đa phương tiện. Báo Lao động cũng hướng tới đa phương tiện và hội tụ, một phóng viên đòi hỏi phải làm nhiều chức năng. Với các báo điện tử như Vietnamnet, hướng phát triển là tích hợp nhiều loại hình, đa phương tiện, đa dạng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng...

Xa rời tôn chỉ, mục đích

Thông tin không đúng với tôn chỉ, mục đích, không đúng đối tượng phục vụ quy định trong giấy phép được coi là khuyết điểm lớn nhất của hoạt thộng báo chí thời gian qua. Ở loại hình báo in, vi phạm này tập trung ở các ấn phẩm phụ. Tình trạng đưa tin quá nhiều về các vụ án, vụ việc tiêu cực trên một số báo, trang báo; miêu tả chi tiết các hành vi tội ác, gây cảm giác nặng nề trong đời sống xã hội. Có vụ việc xảy ra ở một địa phương nhưng báo chí cả nước đồng loạt đưa tin với mức độ như nhau, không phân biệt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích của mỗi báo, gây tâm lý hoang mang cho xã hội... Đáng lưu ý, xu hướng báo điện tử khai thác thông tin từ truyền thông xã hội nhưng không kiểm chứng tính xác thực của thông tin, đưa thông tin sai, làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, tổ chức. Thông tin giật gân, câu khách, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam vẫn phổ biến...

Một số cơ quan báo chí gặp khó khăn trong việc phát hành đến đối tượng chính. Như báo Tiền Phong, tuy là báo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhưng các chi đoàn, đoàn viên thanh niên không có kinh phí mua báo. Hiện báo Lao động cũng chưa đến 10% bán cho Công đoàn... Việc phát hành báo hiện nay cũng có nhiều bất cập, nhất là báo ngày không đến tay người đọc trong ngày, đặc biệt là ở khu vực miền núi, biên giới, làm mất tính thời sự. Nguyên nhân một phần do địa bàn xa xôi, năng lực mạng lưới phát hành chưa đủ, mặc khác do số lượng phát hành không đủ chi phí nên người (hoặc đơn vị) phát hành thường gộp vài ba ngày, thậm chí cả tuần mới gửi báo một lần. Vì thế, đại diện một số cơ quan báo chí đề nghị cho phép thành lập các công ty phát hành, được bao cấp một phần (hoặc như công ty công ích) và xã hội hóa công tác phát hành. Nhà nước cũng cần có thêm cơ chế hỗ trợ các báo chính trị - xã hội để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa báo đến đúng đối tượng độc giả của mình...

Chia sẻ khó khăn với cơ quan báo chí, nhưng Trưởng đoàn giám sát, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Lê Như Tiến cho rằng, các báo nên giữ đúng tôn chỉ, mục đích, tăng tỷ lệ thông tin dành cho đối tượng độc giả chính; không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến cách viết nhưng vẫn phải bảo đảm nội dung để giữ được thương hiệu và phát triển.

Do suy thoái kinh tế và sự cạnh tranh của báo mạng cũng như phải chia sẻ độc giả với các mạng xã hội, trang tin tổng hợp trên thiết bị số cầm tay và điện thoại thông minh, báo in bị giảm mạnh về số lượng phát hành. Năm 2013, báo Tiền Phong giảm 2.300 tờ/ngày so với năm 2012, nhưng vẫn thuộc hàng ít so với các báo in tại Việt Nam. Theo báo cáo của Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội, 3 năm trở lại đây, số lượng phát hành của báo chí Thủ đô trung bình giảm 30 - 60%. Do khó khăn về tổ chức và kinh phí, một số ấn phẩm phụ tạm ngừng xuất bản, một số báo giảm kỳ xuất bản...
  • Theo daibieunhandan.vn

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra