Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh
(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.
Theo dõi báo trên:
Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm.
Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34), có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019.
Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, trong hơn 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học, dù số lượng trường đại học không thay đổi đáng kể nhưng quy mô, chất lượng đào tạo có sự gia tăng rõ rệt, đặc biệt là năng lực quản trị đại học, sự cạnh tranh, tự chủ của cơ sở giá dục đại học đã được nâng cao.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì thảo luận tại tọa đàm (ảnh nguồn Bộ Giáo dục & Đào tạo).
Theo Thứ trưởng, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ bất cập nhất định so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đại học Việt Nam.
Vì vậy, Thường trực Chính phủ thống nhất giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát và sơ kết 5 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và văn bản pháp luật liên quan, báo cáo Chính phủ năm 2024.
Báo cáo sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2024 của Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Qua 5 năm thực hiện, Luật Giáo dục đại học cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cụ thể, chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống chính trị.
Từ các văn kiện, nghị quyết về chủ trương, đường lối của Đảng cho tới văn bản luật, nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội cũng như hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đều nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh thực hiện tự chủ, có chính sách đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập.
Hành lang pháp lý về tự chủ đại học tiếp tục được hoàn thiện. Trên cơ sở quy định của Luật, Bộ GD&ĐT và các Bộ ngành có liên quan đã khẩn trương, tích cực xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức triển khai, ban hành nhiều quy định, chính sách quan trọng góp phần hiện thực hóa chủ trương về đẩy mạnh tự chủ đại học, nhất là trên các lĩnh vực tự chủ về chuyên môn, về tổ chức, nhân sự và về tài chính.
Công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học cũng đã có nhiều chuyển biến, thay đổi phù hợp với điều kiện tự chủ đại học.
Các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều quy định khung, tiêu chuẩn làm công cụ quản lý hữu hiệu, giảm thiểu cơ chế “xin - cho” trong quản lý giáo dục đại học.
Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, công tác quản lý, quản trị đại học có chuyển biến tích cực.
Cơ chế tự chủ đã tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục đại học phát huy dân chủ, có sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong xây dựng và tổ chức triển khai hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động.
Việc thu hút, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học đã bước đầu có sự đa dạng hoá; hiệu quả sử dụng nguồn lực có nhiều cải thiện và từng bước được nâng cao.
Cơ chế tài chính cho giáo dục đại học dần được điều chỉnh, đổi mới. Cơ sở giáo dục đại học công lập được giao thực hiện tự chủ được quyền quyết định giá dịch vụ đào tạo, bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ hợp lý cũng như tự quyết định các khoản chi, mức chi phù hợp với mức độ, năng lực thực hiện tự chủ theo quy định.
Nhờ huy động được nguồn kinh phí dồi dào hơn, cơ sở giáo dục đại học tự chủ có thêm nguồn lực để tái đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và cải thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao mức thu nhập cho cán bộ, giảng viên, từ đó giúp nhà trường thu hút, tuyển dụng được những người có năng lực, trình độ về công tác.
Chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên. Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị tăng đáng kể; số lượng công trình khoa học được công bố trong nước và quốc tế tăng mạnh.
Một số cơ sở giáo dục đại học có sự trưởng thành vượt bậc về chuyên môn, học thuật, góp phần từng bước khẳng định vị thế và uy tín của giáo dục đại học Việt Nam trên trường quốc tế.
Về mục đích của việc rà soát đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2024, đại diện Vụ Giáo dục Đại học cho biết: Đó là đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, kết quả triển khai thực hiện các quy định của Luật Giáo dục đại học, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khoảng trống pháp lý trong hệ thống pháp luật về giáo dục đại học nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành Luật Giáo dục đại học trong thời gian tới.
Nghiên cứu nhiệm vụ mới được Đảng, Chính phủ giao tại các nghị quyết, chỉ thị, Đề án Chính phủ có liên quan phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn mới để đề xuất các nội dung cần thể chế hóa trong Luật Giáo dục đại học.
Nghiên cứu bối cảnh của khu vực và thế giới, ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ tới đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai để đề xuất các nội dung cần bổ sung trong quy định của Luật Giáo dục đại học.
Tại tọa đàm, các đại biểu nhất trí cao với dự thảo đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023.
Trong phần thảo luận, các ý kiến của các đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục đại học tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như: Quy định về hệ thống cơ sở giáo dục đại học, quy định về tổ chức cơ sở giáo dục đại học, quy định về hoạt động đào tạo, quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, quy định về tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường…
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, quá trình đánh giá, sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023 có 2 mục tiêu là phân tích những khó khăn, thuận lợi, mặt được, những tồn tại hạn chế để từ đó đề xuất sửa Luật, xây dựng luật mới.
Đây cũng là sự đóng góp trí tuệ, chia sẻ khó khăn từ các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Có những vấn đề chưa thể giải quyết ngay nhưng phải cùng nhau làm rõ những gì còn vướng mắc trong Luật, trong các văn bản hướng dẫn hay là ở khâu tổ chức thực hiện, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện…
“Những ý kiến này đều được Bộ GD&ĐT ghi nhận, bổ sung vào báo cáo trình Chính phủ để có đề xuất sửa đổi hoặc thay thế luật đảm bảo sự đồng bộ với các Luật khác như Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo, Luật Khoa học công nghệ, qua đó có một hành lang pháp lý ngắn gọn, rõ để triển khai thực hiện đạt hiệu quả như mong muốn”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.
(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ngành công nghiệp lừa đảo trực tuyến toàn cầu đang phát triển ở "quy mô chưa từng có" dù đã bị trấn áp mạnh mẽ gần đây.
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Nhận định Fulham vs Liverpool, 20h ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Fulham vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Sau 2 ngày ra mắt, phim "Địa đạo" được công chúng đón nhận nồng nhiệt thu về hơn 36 tỷ đồng, mở ra hy vọng mới cho điện ảnh Việt Nam về đề tài chiến tranh cách mạng.
(CLO) JPMorgan nâng khả năng suy thoái toàn cầu lên 60% sau khi Mỹ áp thuế 25% với ô tô ngoại nhập.
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.