(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
Thống kê năm 2023 cả nước có 23 triệu học sinh, 2 triệu sinh viên và khoảng 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang làm việc trong khối giáo dục công lập và ngoài công lập. Trong 48.055 đơn vị sự nghiệp công lập trên cả nước, riêng lĩnh vực giáo dục chiếm đến 80%, biên chế của ngành giáo dục chiếm đến 43% tổng biên chế sự nghiệp của cả nước.
Dù nhà giáo là lực lượng đông đảo nhất với tính chất nghề nghiệp đặc thù, nhưng hiện nay không có một đạo luật điều chỉnh riêng mà chịu sự chi phối bởi nhiều văn bản khác nhau như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức năm 2010 và rất nhiều văn bản liên quan… Điều đáng nói là những văn bản này vẫn chưa phản ánh rõ vị trí, vai trò và tính chất đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo, xác định nhà giáo như tất cả viên chức ở tất cả lĩnh vực nghề nghiệp khác. Thực tiễn áp dụng các quy định về chính sách nhà giáo cũng gặp một số bất cập, thậm chí mâu thuẫn nhau, do có quá nhiều văn bản điều chỉnh nên thiếu sự đồng bộ và thống nhất.
Theo ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, hiện nay hầu hết nhà giáo thuộc các trường công lập nên họ cũng là viên chức, chịu sự quản lý theo Luật Viên chức. “Với lực lượng hàng triệu người, với lao động mang tính đặc thù và giá trị nghề nghiệp được đo đếm bằng chất lượng con người phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước, một dự án Luật riêng cho nhà giáo để thể chế với mục tiêu quan trọng nhất là giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay” - ông Đức nói và nhấn mạnh, Luật Nhà giáo cần có đủ yếu tố mới, không phải chỉ quản lý nhà giáo mà là phát triển nhà giáo - 1 trong 3 mục tiêu đột phá chiến lược để phát triển đất nước.
Cụ thể, hiện nay việc quản lý nhà nước về nhà giáo theo định hướng quản lý nhân sự - tức là quản lý các yếu tố hành chính liên quan đến việc sử dụng nhà giáo mà ít quan tâm đến tiềm lực và sự phát triển của nhà giáo, đây không phải là một phương thức phù hợp mà cần phải chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực, để tạo môi trường, điều kiện cho mỗi nhà giáo được phát triển nhiều nhất, có động lực làm việc lớn nhất, đóng góp nhiều nhất nhằm đạt cùng mục tiêu của chính nhà giáo và mục tiêu giáo dục.
Nội dung Dự án Luật Nhà giáo với 8 chương, 67 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng được cho đã tập trung vào xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao. Các cơ quan quản lý giáo dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo.
Bên cạnh đó, Dự án Luật cũng quy định việc bổ nhiệm do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu hoặc quyết định hoặc công nhận theo thẩm quyền được giao. Như vậy, với nội dung này, Dự án Luật Nhà giáo sẽ giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.
Nhìn nhận về việc xây dựng Dự án Luật này, nhiều ý kiến cho hay, thực tế hiện nay hệ thống pháp luật về nhà giáo ở nước ta cũng tương đối nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, cũng chính bởi các quy định về nhà giáo được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức...), dẫn đến tính đồng bộ chưa cao, chưa thực sự đảm bảo phù hợp với tính chất nghề nghiệp của nhà giáo và còn nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, nhiều chủ trương, quan điểm của Đảng về nhà giáo cũng chưa được thể chế đầy đủ và kịp thời. Các quy định về nhà giáo hiện nay chủ yếu được quy định ở các văn bản dưới luật nên không thể giải quyết thấu đáo được nhiều vấn đề liên quan đến nhà giáo, ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi và lợi ích của các nhà giáo đang công tác trong ngành giáo dục của nước ta. Chưa kể các nội dung này được quy định tản mác, do nhiều cơ quan khác nhau ban hành vào những thời điểm khác nhau nhằm mục đích khác nhau nên còn gây khó khăn cho các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và các nhà giáo.
Do vậy, việc xây dựng một Dự án Luật riêng về nhà giáo trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập của pháp luật về nhà giáo hiện hành, góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng, tạo động lực để các nhà giáo cống hiến và đóng góp cho ngành giáo dục của đất nước.
Giao quyền tuyển dụng có thể hạn chế tình trạng vừa thừa, vừa thiếu
Không chỉ có vậy, Dự án Luật Nhà giáo được xây dựng cũng đem đến kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Quy định về tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục là một trong những điểm nhấn đáng chú ý của dự thảo Luật Nhà giáo. Chia sẻ về điều này, nhiều cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội bày tỏ, nghề giáo có những đặc thù riêng khác với viên chức các ngành, lĩnh vực khác, đòi hỏi yêu cầu nghề nghiệp đáp ứng đặc thù đó. Ngành Giáo dục được sử dụng đội ngũ nhà giáo, chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, về “sản phẩm” đào tạo ra, nhưng từ trước tới nay lại không có thẩm quyền để quyết định được việc tuyển bao nhiêu biên chế. Trong khâu tuyển dụng giáo viên, mặc dù ngành Giáo dục được tham gia nhưng vai trò và thẩm quyền chưa rõ ràng. Trong khi đó, việc vận hành hoạt động dạy học cũng như chất lượng giáo dục ở các nhà trường trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục cần nhiều điều kiện quan trọng như cần đủ số lượng giáo viên, bảo đảm cơ cấu giáo viên theo từng môn học, đủ trường, lớp cho học sinh được học 2 buổi/ngày thuận tiện…
Với quy định về việc giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong việc tuyển dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các nhà trường đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và mong muốn nội dung này sớm đi vào thực tế, góp phần giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ hiện nay. Trên cơ sở phát triển về số lượng học sinh, sự phát triển của mạng lưới trường lớp và định mức giáo viên theo quy định, ngành Giáo dục được quyết định về số lượng biên chế tuyển dụng, đồng thời tiếp tục triển khai việc đặt hàng đào tạo đối với các trường sư phạm. Đây là các giải pháp được kỳ vọng sẽ giải quyết căn cơ được tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ hiện nay.
Đồng tình với việc giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai) Lê Việt Dương bày tỏ sự nhất trí cao với quy định về việc đưa thực hành sư phạm là nội dung phải có trong khâu tuyển dụng giáo viên, bao gồm cả tuyển dụng giáo viên trường công lập và trường ngoài công lập. Theo ông Lê Việt Dương, dù phương thức tuyển dụng là xét tuyển hay thi tuyển thì nội dung thực hành sư phạm vẫn cần là yêu cầu bắt buộc, nhằm giúp đơn vị tuyển dụng lựa chọn được đúng người làm nghề dạy học, đồng thời cũng tạo cơ hội để những người có nguyện vọng làm nghề giáo thể hiện năng lực, phát huy sở trường.
Liên quan đến khâu tuyển dụng, các nhà giáo còn mong muốn, để thu hút sinh viên giỏi, ngoài chính sách về tiền lương, cần có thêm các chính sách thu hút sinh viên giỏi, có chế độ đãi ngộ giáo viên, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa…
Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Dự thảo Luật Nhà giáo đã hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khắc phục các bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ động của ngành giáo dục. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Còn theo TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thực tế cho thấy, bên tuyển dụng (Nội vụ) thì không được sử dụng giáo viên, bên sử dụng (Giáo dục) lại không được quyền tuyển dụng dẫn tới tình trạng tuyển nhân sự chưa đủ năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc của ngành Giáo dục.
Đặc biệt, nếu ngành Giáo dục được phép tuyển dụng giáo viên sẽ có tiếng nói với nhân sự, giáo viên chỉ thực hiện công việc chuyên môn mà không phải làm các nhiệm vụ “phi giáo dục” khác.
Nhìn nhận về Dự án Luật này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - Nguyễn Thị Mai Hoa cũng bày tỏ, việc giao thẩm quyền cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ giúp ngành chủ động trong xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý, từ đó nắm tổng thể đội ngũ, dự báo nhu cầu, cân đối hợp lý các khâu tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng; điều tiết giáo viên kịp thời, hợp lý. Như vậy, có thể khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ đã và đang diễn ra trong thực tiễn thời gian qua; đồng thời góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
“Tôi cho rằng, nếu được Quốc hội chấp thuận, ủng hộ thì đây sẽ là một trong những chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội tại kỳ họp này”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục bày tỏ.
(CLO) Ngày 20/11, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an TP Hà Nội về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, phong tỏa số tài sản trị giá hơn 2.000 tỷ đồng.
(CLO) Theo các báo cáo, hoạt động di tản đang được tiến hành ở Nga sau khi Ukraine tấn công các kho vũ khí trong nước trong hai ngày qua, gồm hàng loạt UAV và tên lửa tầm xa mà Mỹ vừa cho phép.
(CLO) Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT phối hợp với các địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu rà soát, tổng hợp lại trữ lượng, chất lượng, công suất các mỏ cát theo tiến độ của từng dự án; tính toán thêm phương án sử dụng cát biển để bù trừ giải quyết rủi ro trong tính toán nguồn cát san lấp.
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN đẩy mạnh hợp tác về kinh tế số với các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin của Việt Nam; tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
(CLO) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" sẽ được tổ chức tại Không gian nghệ thuật Area 75 Art & Aution (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 26/11 tới. Sự kiện trưng bày 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn chụp lại sau quá trình 10 năm đi và trải nghiệm thực tế.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 21/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm không mưa, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên mưa rào, riêng khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định từ đêm 21/11 có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
(CLO) Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 21 đến 30/11 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, TP. Vĩnh Yên. Sự kiện quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ từ 13 đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc, hứa hẹn mang đến không gian nghệ thuật đa sắc màu và giàu bản sắc.
(CLO) Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Dù giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội trung bình trong quý III/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m2, thế nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới.
(CLO) Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa bắt giữ thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại TP. HCM và Đà Nẵng; Nhà giáo có quyền dạy thêm như một hoạt động chính đáng; Xét xử bà chủ Công ty xăng dầu Xuyên Việt Oil…
(CLO) Đô đốc cấp cao giám sát lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông đang làm suy yếu kho dự trữ phòng không của Mỹ.
(CLO) Các quốc gia phát triển sẽ sử dụng các công cụ tài chính như một loại "đòn bẩy" để hỗ trợ các quốc gia khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.
(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt.