Luật Phòng thủ dân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân

Thứ tư, 26/10/2022 15:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Uỷ ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự; đồng thời cho rằng, việc xây dựng luật sẽ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Có 4 cấp độ phòng thủ từ thấp đến cao

Trình bày báo cáo Dự án Luật Phòng thủ dân sự (PTDS) chiều 26/10,  Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Việc xây dựng Luật PTDS là rất cần thiết với mục đích tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và bảo đảm tính chủ động trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ người dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ môi trường.

Cùng với đó là, nâng cao năng lực về phòng thủ dân sự, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh gây ra; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

luat phong thu dan su dap ung yeu cau nhiem vu xay dung bao ve to quoc bao ve nhan dan hinh 1

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, Dự thảo Luật gồm 7 chương, 71 điều. Trong đó, Chương II - Hoạt động PTDS (từ Điều 10 đến Điều 36). Chương này gồm có 6 mục, quy định các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục các dạng thảm họa, sự cố. Trong đó quy định một số nội dung trọng tâm sau:

Chiến lược quốc gia về PTDS (Điều 10), kế hoạch về PTDS (Điều 11), hệ thống công trình PTDS (Điều 12). Cấp độ phòng thủ được xác định thành 4 cấp từ thấp đến cao (Điều 21). Dự thảo Luật quy định thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ PTDS (Điều 22), thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện tham gia PTDS (Điều 23), phân công trách nhiệm PTDS (Điều 24); 

Các biện pháp được áp dụng trong PTDS cấp độ 1, 2, 3 để làm cơ sở cho người có thẩm quyền tùy theo mức độ và tình hình thực tế để quyết định ban bố hoặc không ban bố cấp độ PTDS và có các biện pháp ứng phó kịp thời trên địa bàn quản lý (từ Điều 25 đến Điều 27).

Các biện pháp được áp dụng trong PTDS cấp độ 4; Chỉ đạo, chỉ huy trong PTDS cấp độ 4 (Điều 28, Điều 29).

Các biện pháp PTDS được áp dụng trong tình trạng chiến tranh, các biện pháp khắc phục hậu quả thảm họa do chiến tranh gây ra (Điều 30, Điều 31).

Hoạt động khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố: Hoạt động khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố; Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại; Cứu trợ, hỗ trợ thiệt hại; Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ; Các chính sách, biện pháp hỗ trợ trong phòng thủ dân sự cấp độ 4 (từ Điều 32 đến Điều 36).

luat phong thu dan su dap ung yeu cau nhiem vu xay dung bao ve to quoc bao ve nhan dan hinh 2

Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tại Chương III - Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự (Điều 37 và Điều 38). Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ: Dự thảo Luật quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PTDS là tổ chức phối hợp liên ngành về PTDS.

Cơ quan chỉ đạo quốc gia PTDS được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo PTDS quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.

Chương V - Nguồn lực, chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự (từ Điều 43 đến Điều 47). Theo Đại tướng Phan Văn Giang, Quỹ PTDS được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh. Nguồn tài chính của quỹ PTDS được hình thành trên cơ sở hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, môi trường bảo đảm quỹ PTDS hoạt động không chồng chéo, linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

Xây dựng công trình phòng thủ dân sự bảo đảm tính khả thi, tránh phát sinh thủ tục

Báo cáo Thẩm tra dự án Luật PTDS, ông Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) cho biết,  UBQPAN nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật PTDS với các căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn như đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ; đồng thời cho rằng, việc xây dựng luật sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động PTDS, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

luat phong thu dan su dap ung yeu cau nhiem vu xay dung bao ve to quoc bao ve nhan dan hinh 3

Ông Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh.

"Ngày 30/8/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về PTDS đến năm 2030 và những năm tiếp theo” (sau đây gọi là Nghị quyết số 22-NQ/TW) đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là “Xây dựng Luật PTDS”. Đây là căn cứ chính trị quan trọng để xây dựng Luật PTDS", ông Lê Tấn Tới nêu rõ .

Về một số nội dung cụ thể của dự thảo luật. Trong đó, về đánh giá mức độ rủi ro về thảm hoạ, sự cố (Điều 6), UBQPAN cho rằng, việc phân loại cấp độ PTDS (gồm 4 cấp độ) là nội dung quan trọng, nhằm phân biệt với các dạng cấp độ thảm họa, sự cố tại các luật chuyên ngành. Trên cơ sở phân loại cấp độ này, để điều chỉnh thống nhất hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia PTDS và người dân trong ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố.

UBQPAN đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, làm rõ cơ sở lý luận, pháp luật, thực tiễn và khoa học, quy định cả phạm vi xảy ra thảm họa, sự cố và hậu quả thiệt hại do các tình huống này gây ra để xác định cấp độ PTDS cho phù hợp, khi cần thiết sẽ vận hành, kích hoạt được ngay các biện pháp PTDS tương ứng, có tính khả thi.

Về xây dựng hệ thống công trình PTDS (Điều 12), ông Lê Tấn Tới cho biết, UBQPAN cơ bản nhất trí cần quy định hệ thống công trình PTDS, nhưng đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát làm rõ nội dung của khái niệm công trình PTDS, tiêu chí, cách phân loại gắn với từng loại công trình PTDS, yêu cầu khi xây dựng công trình PTDS để bảo đảm tính khả thi, tránh phát sinh thủ tục, nghĩa vụ cho chủ đầu tư và phát huy được ý nghĩa về PTDS của các công trình.

Về thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ PTDS (Điều 22), UBQPAN cho rằng, quy định thẩm quyền công bố, ban bố, bãi bỏ cấp độ PTDS là cần thiết nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, tạo sự chủ động, linh hoạt và sát với tình hình thực tiễn khi xử lý thảm họa, sự cố, nhưng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quy định cho phù hợp để đảm bảo tính thống nhất và tính khả thi.

Về hoạt động PTDS trong tình trạng khẩn cấp - TTKC (Mục 4 Chương II), UBQPAN cơ bản tán thành với sự cần thiết quy định hoạt động PTDS trong TTKC tại Mục 4 nhằm bảo đảm cho hoạt động PTDS được triển khai thống nhất, kịp thời trong một trạng thái đặc biệt của xã hội - TTKC.

Theo ông Lê Tấn Tới, về nguyên tắc thì người có thẩm quyền xác định cấp độ PTDS nào thì sẽ được áp dụng các biện pháp PTDS tương ứng với cấp độ ấy; cấp trên có quyền áp dụng các biện pháp PTDS thuộc thẩm quyền của cấp dưới. Tuy nhiên, nội dung này liên quan đến nhiều quy định hiện hành về TTKC, do đó đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để thiết kế cho phù hợp, nhất là các biện pháp PTDS trong TTKC để bảo đảm tính chất PTDS, không chồng lấn sang các quy định về TTKC.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

(CLO) Theo danh sách công bố của Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, có nhiều quận, huyện chưa xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua ứng dụng iHanoi.

Tin tức
'Quốc hội trẻ em' lần thứ 2 sẽ thảo luận về phòng, chống bạo lực học đường và tác hại của chất kích thích

'Quốc hội trẻ em' lần thứ 2 sẽ thảo luận về phòng, chống bạo lực học đường và tác hại của chất kích thích

(CLO) Từ ngày 27-29/9 tới đây, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội. Phiên họp sẽ có các phiên thảo luận toàn thể, thảo luận tổ, chất vấn và khép lại với việc thông qua Nghị quyết phiên họp.

Tin tức
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

(CLO) Ngày 23/9, Đoàn kiểm tra số 1352 của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

Tin tức
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện miền núi

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện miền núi

(CLO) Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện miền núi.

Tin tức
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tin tức