(CLO) Lượng khí thải CO2 trong không khí năm nay tăng 1,1% so với năm ngoái do ô nhiễm gia tăng từ Trung Quốc và Ấn Độ, theo báo cáo của một nhóm nhà khoa học.
Thông tin trên được báo cáo hôm 5/12 tại COP28, nơi các quan chức toàn cầu đang cố gắng cắt giảm 43% lượng khí thải vào năm 2030. Theo Dự án Carbon toàn cầu, lượng CO2 đang tiếp tục gia tăng với 36,8 tỷ tấn khí thải trong không khí năm 2023, gấp đôi so với 40 năm trước.
“Bây giờ có vẻ như không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ vượt quá ngưỡng 1,5 độ C trong Thỏa thuận Paris, các nhà lãnh đạo họp tại COP28 sẽ phải đồng ý cắt giảm nhanh chóng lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch thậm chí để duy trì mức 2 độ C”, tác giả chính của nghiên cứu Pierre Friedlingstein từ Đại học Exeter cho biết.
Chủ tịch Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu Jim Skea cho biết, việc hạn chế Trái đất nóng lên ở mức 1,5 độ là “có thể thực hiện được” nhưng chỉ ở mức vừa phải và với điều kiện phải cắt giảm lượng khí thải lớn. Trong khi đó, ông Friedlingstein nói: “Rõ ràng là chúng ta đang không đi đúng hướng”.
Theo báo cáo, lượng khí thải CO2 thải vào khí quyển mỗi giây lên đến 1,17 triệu kg do tình trạng đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng.
Theo ông Friedlingstein, nếu không tính lượng khí thải từ Trung Quốc và Ấn Độ thì CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng trên thế giới sẽ giảm đáng kể.Lượng khí thải CO2 trên toàn cầu năm 2023 đã tăng lên 398 triệu tấn, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và ngành hàng không.
Lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc đã tăng 458 triệu tấn so với năm ngoái, của Ấn Độ tăng 233 triệu tấn và lượng khí thải hàng không tăng 145 triệu tấn.
Tuy nhiên, lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch trên thế giới (không tính Trung Quốc và Ấn Độ) đã giảm 419 triệu tấn, trong đó dẫn đầu là mức giảm 205 triệu tấn của châu Âu và mức giảm 154 triệu tấn ở Mỹ.
Báo cáo cho biết mức giảm 8% của châu Âu là do lượng khí thải từ than, dầu, khí đốt và xi măng giảm. Sự sụt giảm ở Mỹ chủ yếu do giảm đốt than, trong khi lượng khí thải dầu và khí đốt tăng nhẹ.
Năm 2022, lượng khí thải carbon trên thế giới tăng nhưng lại giảm ở Trung Quốc do ảnh hưởng của làn sóng hạn chế đại dịch Covid-19. Năm nay, mức phát thải tăng vọt 4% của Trung Quốc tương tự như mức phục hồi sau đại dịch của các khu vực khác trên thế giới vào năm 2022.
Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Inger Andersen cho biết thế giới cần đạt mục tiêu phát thải nhiên liệu hóa thạch bằng 0 “càng nhanh càng tốt”, với các quốc gia phát triển đạt được mục tiêu này vào năm 2040, các quốc gia đang phát triển vào năm 2050 hoặc ít nhất là năm 2060.
(CLO) Chỉ cách đây khoảng 3 năm, Măng Đen - một thị trấn tươi đẹp thuộc huyện Kon Plong, cách thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum khoảng 60 km cũng đã trở thành một điểm rất nóng về bất động sản. Nhưng đến nay, khi thị trường lắng xuống, Măng Đen cũng trở lên yên ắng, với hàng chục biệt thự để hoang.
(CLO) Vào năm 2030, Toyota đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 2,5 triệu xe mỗi năm tại Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, cuộc đại tu này sẽ giúp Toyota xích lại gần hơn trong hoạt động bán hàng và sản xuất tại Trung Quốc và cho phép các giám đốc điều hành địa phương tự do hơn trong quá trình phát triển.
(CLO) Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước CAHN nhờ pha ghi bàn ấn tượng của Châu Ngọc Quang, thuộc vòng 7 V.League 2024/25, chiều 9/11.
(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện do UBND thành phố chỉ đạo, Sở VHTT Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị tổ chức.
(CLO) Theo cam kết của Công ty TNHH VNT vào quý I/2023 sẽ hoàn thành hạng mục hồ điều hòa và hoàn thành, đưa vào sử dụng tất cả hạng mục dự án Công viên - hồ điều hòa KĐT Tây Nam Hà Nội vào quý IV/2025. Tuy nhiên đến nay dự án mới đang đào hồ, các hạng mục khác vẫn chưa có động thái triển khai.
(CLO) Vườn hoa Lý Tự Trọng nằm ở vị trí đắc địa, sát đền Quán Thánh và đường Thanh Niên, phía sau là hồ Tây thơ mộng, là một điểm đến vui chơi, thư giãn của nhân dân Thủ đô Hà Nội và du khách nước ngoài.
(CLO) Ngày 9/11, tại Thanh Hóa, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa, Tòa án Nhân dân tối cao tổ chức sự kiện “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” thông qua bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định”.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 10/11, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Nam Trung Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.
(CLO) Ngày 9/11, tại Trường Đại học Lâm nghiệp đã diễn ra buổi trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu”.
(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh và trao giải cho các tác phẩm xuất sắc tại Cuộc thi Ảnh báo chí “Khoảnh khắc vàng” và Video clip Báo Nghệ An lần thứ XIII - năm 2024.
(CLO) Theo các chuyên gia và báo cáo của Liên hợp quốc, các khu vực đang bị xung đột vũ trang tàn phá như phía bắc Gaza và Myanmar đang phải đối mặt với nguy cơ nạn đói, ước tính hơn hai triệu người có thể chết đói.
(CLO) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 7 đang có gió mạnh cấp 14-15 (150-183km/h), giật trên cấp 17 và cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370 km. Dự báo từ đêm nay đến ngày mai (10/11) trên khu vực Bắc Biển Đông, vùng gần tâm bão có sóng cao từ 7-9m.
(CLO) Sau hai ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã khép lại với cam kết tăng cường kinh tế và quốc phòng của khối. Thủ tướng Hungary Viktor Orban, chủ trì hội nghị, cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu theo đuổi chính sách hòa bình ở Ukraine.
(CLO) Theo các chuyên gia và báo cáo của Liên hợp quốc, các khu vực đang bị xung đột vũ trang tàn phá như phía bắc Gaza và Myanmar đang phải đối mặt với nguy cơ nạn đói, ước tính hơn hai triệu người có thể chết đói.
(CLO) Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chuẩn bị các sắc lệnh hành pháp về việc rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris 2015, để cho phép khoan và khai khoáng nhiều hơn.
(CLO) Sau hai ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã khép lại với cam kết tăng cường kinh tế và quốc phòng của khối. Thủ tướng Hungary Viktor Orban, chủ trì hội nghị, cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu theo đuổi chính sách hòa bình ở Ukraine.
(CLO) Chính quyền Biden đã dỡ bỏ lệnh cấm không chính thức đối với các nhà thầu quân sự Mỹ tại Ukraine nhằm hỗ trợ quân đội Ukraine bảo trì và sửa chữa các hệ thống vũ khí do Mỹ cung cấp, đặc biệt là máy bay chiến đấu F-16 và hệ thống phòng không Patriot.
(CLO) Sau khi liên minh ba đảng trong chính quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tan rã trong tuần này, ông đã tuyên bố vào thứ Sáu (8/11) rằng ông sẵn sàng thảo luận về việc tổ chức bầu cử sớm.
(CLO) Hôm thứ Sáu, một thẩm phán Mỹ đã quyết định tạm dừng vụ án can thiệp bầu cử năm 2020 liên quan đến Tổng thống đắc cử Donald Trump, sau khi các công tố viên liên bang thừa nhận rằng họ đang đối mặt với “tình huống chưa từng có tiền lệ” khi ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
(CLO) Nga đã cam kết cung cấp cho Cuba khoảng 80.000 tấn nhiên liệu diesel trị giá 60 triệu đô la để hỗ trợ quốc đảo này trong cuộc khủng hoảng năng lượng, hãng thông tấn nhà nước RIA của Nga đưa tin hôm thứ Sáu, trích lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko.
(CLO) Qatar được cho rằng đã đồng ý trục xuất những thủ lĩnh cấp cao của Hamas ra khỏi thủ đô Doha, động thái nhằm buộc nhóm chiến binh chấp nhận lệnh ngừng bắn và thỏa thuận thả con tin trong cuộc xung đột Israel - Hamas ở Gaza.