(CLO) Nhiều người lo sợ trước dữ liệu cho thấy Trái đất phá kỷ lục nhiệt độ toàn cầu vào năm 2023, nhưng các nhà khoa học cảnh báo sự nghiêm trọng đằng sau những con số đó có thể còn tồi tệ hơn nữa.
Hầu hết các nhà khoa học đều lo ngại rằng biến đổi khí hậu vốn đã chạm ngưỡng tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Sự nóng lên của không khí và đại dương đang hình thành thêm nhiều đợt nắng nóng không chỉ thiệt hại kinh tế mà thậm chí gây chết người.
Không những thế, nóng lên toàn cầu làm tăng tỷ lệ xảy ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão và cháy rừng dữ dội. "Nắng nóng trong năm vừa qua là một thông điệp ấn tượng từ Mẹ Thiên nhiên", nhà khoa học khí hậu Katharine Jacobs của Đại học Arizona (Mỹ) mô tả.
Thời tiết biến đổi bất thường
Theo tính toán mới nhất hôm thứ Sáu (ngày 12/1) của các cơ quan khí tượng hàng đầu, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2023 tăng hơn 0,15 độ C so với kỷ lục nhiệt độ trước đó.
Theo một số nhà khoa học, khí hậu năm 2023 đã diễn biến theo những hướng kỳ lạ, khó đoán. Khi nhiệt độ năm 2023 đột nhiên tăng lên nhanh chóng từ giữa tháng 6, các nhà khoa học đặt câu hỏi liệu biến đổi khí hậu do con người và hiện tượng El Nino tự nhiên có được thúc đẩy bởi một yếu tố bí ẩn nào không, hay "có điều gì đó có tính hệ thống hơn đang diễn ra" hay không.
Để trả lời câu hỏi trên, có thể phải đợi đến cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi hiện tượng El Nino mạnh mẽ dự kiến kết thúc. Các nhà khoa học nói rằng nếu nhiệt độ đại dương, bao gồm cả vùng nước sâu, tiếp tục giữ mức nóng trước đó cho đến mùa hè, tương tự như năm 2023, thì tình hình sẽ rất đáng lo ngại.
Nhiều nhà khoa học cho rằng khí nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân hàng đầu khiến thế giới đạt đến mức nhiệt độ mà nền văn minh nhân loại chưa từng thấy trước đây. Trong khi đó, hiện tượng El Nino đang ở mức "rất mạnh" là nguyên nhân lớn thứ hai.
Nhắc đến thời tiết năm 2023, nhà khí hậu học hàng đầu Gavin Schmidt của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết 2023 là một năm rất kỳ lạ. "Bạn càng tìm hiểu sâu về nó, nó càng trở nên không rõ ràng".
Theo ông Schmidt và bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Khí hậu Copernicus của châu Âu, một trong những thứ không rõ ràng nhất là thời điểm bắt đầu đợt nắng nóng gay gắt trong năm 2023. Thông thường, nhiệt độ sẽ cao nhất vào cuối mùa đông và mùa xuân (mùa đông và mùa xuân ở Mỹ kết thúc vào cuối tháng 3 và cuối tháng 6). Song, đợt nắng nóng cao nhất năm 2023 lại bắt đầu vào khoảng tháng 6 và kéo dài ở mức kỷ lục trong nhiều tháng tiếp theo.
Mục tiêu 1,5 độ C khó đạt được
Theo tính toán của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nhiệt độ trung bình của Trái đất vào năm 2023 là 15,08 độ C, nóng hơn 0,15 độ C so với kỷ lục vào năm 2016 và nóng hơn 1,35 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Kết hợp các phép đo được công bố hôm thứ Sáu với các tính toán của Nhật Bản và châu Âu công bố vào đầu tháng này, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã xác định năm 2023 ở mức nóng hơn 1,45 độ C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Nhiều nhà khoa học khí hậu thấy rất ít hy vọng trong việc ngăn chặn sự nóng lên ở mức 1,5 độ C được kêu gọi trong thỏa thuận Paris năm 2015. Đây vốn là mục tiêu nhằm ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Nhà khoa học Jennifer Francis của Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell cho biết: "Tôi cho rằng việc có thể hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C là không thực tế".
Cả NASA và NOAA đều cho biết 10 năm qua (từ 2014 đến 2023) là 10 năm nóng nhất mà họ đo được. Đây là lần thứ ba trong 8 năm qua kỷ lục nhiệt độ toàn cầu được thiết lập.
Nhà khoa học Randall Cerveny của Đại học bang Arizona cho biết mối lo ngại lớn nhất không phải là kỷ lục đã bị phá vỡ vào năm ngoái, mà là chúng liên tục bị phá vỡ thường xuyên. "Đối với tôi, tốc độ thay đổi liên tục là điều đáng báo động nhất", ông Cerveny nói.
Nhà khoa học khí hậu Natalie Mahowald của Đại học Cornell cho biết: "Đây chỉ là khởi đầu của những gì có thể xảy ra trong tương lai, đặc biệt nếu chúng ta tiếp tục thất bại trong việc kịp thời cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide".
Không chỉ bà Mahowald, nhà khoa học khí hậu Kim Cobb của Đại học Brown cũng bày tỏ: "Từ đầu những năm 1990 tôi đã lo lắng rồi. Bây giờ tôi đang lo lắng nhiều hơn bao giờ hết. Nỗi lo của tôi tăng lên mỗi năm khi lượng khí thải toàn cầu đi sai hướng".
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh mới quay quanh một ngôi sao trẻ và chỉ mất 3 triệu năm để hình thành, một khám phá thách thức sự hiểu biết hiện tại về tốc độ hình thành hành tinh.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.