Lý do khiến nhiều người gặp khó khi tiếp cận những khoản vay tiêu dùng?

Thứ hai, 01/07/2024 17:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc xét duyệt những khoản vay tiêu dùng ngày càng khó khăn, khiến người đi vay liên tục than phiền về hoạt động cho vay cũng như giục trả nợ của các công ty tài chính. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận lại trách nhiệm của cả bên cho vay - đi vay, sau những vẫn đề đã xảy ra trong thời gian qua.

Khó tiếp cận những khoản vay

Ghi nhận thực tế trong những năm gần đây cho thấy, việc phê duyệt các khoản vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã không còn dễ dàng như trước. Đối tượng được xét duyệt vay cũng khắt khe hơn để đảm bảo nhu cầu vay chính đáng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên từ năm 2023, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nhiều người lao động Việt, 30% người lao động bị giảm thu nhập từ 10% - 50%; 21% luôn “thiếu trước hụt sau” và 56% chỉ “duy trì” được 1 tháng nếu không có hỗ trợ tài chính. Sự sụt giảm thu nhập cũng khiến việc cho vay gặp nhiều rủi ro và các công ty tài chính phải xem xét hồ sơ kĩ lưỡng hơn nữa.

Mặc dù từng có thu nhập lên tới 25 triệu đồng/tháng nhờ kinh doanh phòng trọ cho công nhân, nhưng chị Ngọc Thơ (54 tuổi, Hồng Ngự, Đồng Tháp) vẫn không tích lũy đủ tiền để sửa sang lại khu nhà trọ sau giai đoạn thiếu khách. Tương tự, chị Bạch Huệ (Kon Tum) là lao động chính trong gia đình với mẹ già, đứa con cùng người anh trai thiểu năng trí tuệ cũng đang loay hoay tìm vốn để kinh gia tăng thu nhập. Do đó, cả chị Thơ lẫn chị Huệ đều là những người đang có nhu cầu vay vốn gấp, nhưng hành trình đi vay của họ đều không hề đơn giản.

ly do khien nhieu nguoi gap kho khi tiep can nhung khoan vay tieu dung hinh 1

Chị Huệ đang kinh doanh bánh xèo tại Kon Tum để nuôi sống gia đình

Những người đầu tiên họ hỏi vay là người thân, bạn bè. Nhưng hầu hết những người sinh sống xung quanh thường chẳng có khả năng cho vay hoặc không muốn cho vay vì lo ngại về khả năng trả nợ. Còn phương án vay công ty tài chính cũng đều được nghĩ tới, nhưng họ lại lo ngại khâu xét duyệt hồ sơ, không tin về khả năng trả nợ của bản thân...

Những lo ngại này cũng là tình trạng chung của người đi vay, được nêu rõ trong khảo sát của Decision Lab vào năm 2023. Cụ thể, có tới 72% người đi vay nghĩ đến các công ty tài chính khi cần vốn, nhưng lại có tới 52% không tin là mình có thể vay được. Lý do chủ yếu là không chứng minh được thu nhập ổn định, không vướng nợ xấu và “không biết đường” làm thủ tục vay.

Làm sao thoát khỏi thế khó?

Năm 2023, thị trường cho vay tiêu dùng, cho vay dưới chuẩn gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là việc xuất hiện nhiều hội nhóm bùng nợ trên mạng xã hội. Tiếp đến là việc các công ty tài chính “đua” nhau báo lỗ hoặc giảm doanh thu, giảm lợi nhuận khiến bức tranh thị trường có nhiều gam màu ảm đạm. Đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc đi vay của nhiều người có nhu cầu thực gặp nhiều khó khăn.

Cũng từ đó, vấn đề trách nhiệm của cả hai bên, cả phía cho vay và đi vay lại được nhắc tới. Trong đó, yếu tố “Cho vay có trách nhiệm” được xem là thước đo giá trị tổ chức tín dụng còn “Chỉ vay khi thực sự cần” là thước đo giá trị khách hàng.

Với người cho vay, trách nhiệm là việc cung cấp các sản phẩm vay phù hợp với lãi suất cạnh tranh và nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Cùng với đó, các điều kiện vay phải rõ ràng, thống nhất. Đặc biệt, công khai toàn bộ lãi phí sẽ thu trong toàn bộ quá trình vay là trách nhiệm quan trọng hàng đầu. Theo Decision Lab, có tới 59% tỏ ra ấn tượng với những tổ chức tín dụng công khai lãi phí như thế và ấn tượng đó tác động rất nhiều đến quyết định vay. Các yếu tố khác như lãi suất cạnh tranh hay thương hiệu uy tín đứng ở các vị trí tiếp theo với tỉ lệ là 57% và 56%.

ly do khien nhieu nguoi gap kho khi tiep can nhung khoan vay tieu dung hinh 2

F88 khởi xướng và lan tỏa thông điệp “Chỉ vay khi thực sự cần”

Với người đi vay, trách nhiệm được hiểu là "Chỉ vay khi thực sự cần", tức là vay để làm những việc thiết thực, không nên vay nợ quá nhiều, càng không nên vay để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ trước mắt, vay đủ số tiền mình cần và trong khả năng chi trả để tránh rơi vào vòng xoáy nợ nần. Theo lý giải của F88, đơn vị khởi xướng và lan tỏa thông điệp “Chỉ vay khi thực sự cần”, thì trường hợp cần có nghĩa là vay để đầu tư sản xuất, học tập, khám chữa bệnh hoặc các việc chính đáng khác.

Những trường hợp như chị Thơ, chị Huệ đã đề cập phía trên được coi là những trường hợp cần và đã được F88 đã nhanh chóng giải ngân, giúp họ có điều kiện tài chính để thay đổi cuộc sống. Khi đó, tâm lý và cảm giác bị làm khó sẽ tự tiêu tan.

Trước đó, đơn vị này cũng áp dụng quy trình định giá tài sản thống nhất, nâng chuẩn dịch vụ khách hàng, công khai mọi chi phí vay mà khách hàng cần trả, triển khai các gói vay ưu đãi, chương trình hỗ trợ giảm gốc và lãi, lắng nghe trải nghiệm khách hàng và giải quyết khiếu nại nhanh chóng, rõ ràng. Nhờ đó giúp giải tỏa thế khó trong việc tiếp cận nguồn vốn khẩn cấp của khách hàng.

An Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nam A Bank được phê duyệt cổ tức lên đến 25%, lợi nhuận dự kiến tạo đỉnh mới

Nam A Bank được phê duyệt cổ tức lên đến 25%, lợi nhuận dự kiến tạo đỉnh mới

Ngày 12/7 sắp tới, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã NAB – HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vượt Trung Quốc, Philippines trở thành quốc gia phụ thuộc nhất vào điện than

Vượt Trung Quốc, Philippines trở thành quốc gia phụ thuộc nhất vào điện than

(CLO) Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember có trụ sở tại London, sự phụ thuộc của Philippines vào điện than đã tăng vọt 62% vào năm ngoái, vượt qua Trung Quốc, Indonesia và Ba Lan.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Đất Xanh có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

Tập đoàn Đất Xanh có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

(CLO) Ngày 3/7, Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đã có thông báo thành lập Hội đồng chiến lược và có quyết định thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị (HĐQT).

Thị trường - Doanh nghiệp
Gen Z Trung Quốc thắt chặt chi tiêu khi nền kinh tế đầy rẫy mông lung

Gen Z Trung Quốc thắt chặt chi tiêu khi nền kinh tế đầy rẫy mông lung

(CLO) Sự thất vọng của giới trẻ Trung Quốc làm dấy lên hồi chuông báo động về “sự suy thoái tiêu dùng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền.

Thị trường - Doanh nghiệp