Lý do ‘Khoảnh khắc Nixon' khó xảy ra trong quan hệ Trung - Ấn

Chủ nhật, 09/08/2020 12:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mối quan hệ Trung - Ấn đã chạm mức thấp nhất sau cuộc đụng độ gần đây giữa quân đội hai nước tại Thung lũng Galwan. Mặc dù việc giải tỏa và giảm leo thang đang được tiến hành, nhưng căng thẳng vẫn ở mức cao.  

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

Một số người cho rằng đã có sự thất bại của giới lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ trong việc đảm bảo mối quan hệ thân thiện, chỉ ra 'một thất bại lịch sử của cả hai nước' trong việc khởi đầu một “khoảnh khắc Nixon” trong mối quan hệ của họ, ám chỉ việc cựu Tổng thống Mỹ từng thúc đẩy chung sống thực dụng với Trung Quốc cách đây 40 năm.

Nhưng việc kêu gọi một 'khoảnh khắc Nixon-ở-Trung Quốc' trong quan hệ Trung - Ấn ngụ ý một loạt các phép loại suy sai lầm trong các mối quan hệ giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày nay, và mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Xô trước đây đã thúc đẩy Richard Nixon hạ cánh xuống Bắc Kinh năm 1972.

Các động lực trong bộ ba Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc và bộ ba Mỹ - Trung - Ấn là khác nhau. Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế và quân sự thống trị nhất trên toàn cầu và ở châu Á, tiếp theo là Liên Xô và Trung Quốc. Hoa Kỳ và Liên Xô cũng ở hai phe đối lập trong Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thành lập năm 1949, Trung Quốc tán thành chủ nghĩa Mác-Lênin và củng cố liên minh với Liên Xô. Nhưng quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Liên Xô đã chạm đáy vào những năm 1960, đặc biệt là sau cuộc đụng độ dọc theo biên giới tranh chấp của họ vào năm 1969.

Chính trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ (cường quốc hàng đầu) và Trung Quốc (cường quốc yếu nhất trong bộ ba) đã thiết lập quan hệ nhằm chống lại “kẻ thù chung”, Liên Xô.

Ngày nay, Hoa Kỳ là bá chủ, mặc dù đang suy tàn, và Ấn Độ là cường quốc yếu nhất trong bộ ba Hoa Kỳ - Trung Quốc - Ấn Độ. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đi từ tồi tệ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là qua đại dịch COVID-19.

Mặt khác, quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ đã nở rộ trong thế kỷ 21. Mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh và quân sự giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới đã tăng cường và ngày càng sâu sắc.

Về phần mình, Ấn Độ cảnh giác với chính sách đối ngoại quyết đoán của Trung Quốc, bao gồm cả những nỗ lực nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Ấn Độ như một cường quốc. Bắc Kinh muốn New Delhi tham gia vào các vấn đề Nam Á để các nguồn lực chính trị, ngoại giao và quân sự của Ấn Độ không được sử dụng để thách thức sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc nổi trội ở châu Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp thúc đẩy quan hệ đối tác - Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp thúc đẩy quan hệ đối tác - Ảnh: Reuters

Không giống như Ấn Độ - Trung Quốc và Trung Quốc - Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là láng giềng của nhau. Năm 1969, ở đỉnh điểm của sự chia cắt Trung Quốc - Liên Xô, hai nước đã xảy ra xung đột biên giới kéo dài 7 tháng, kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn với nguyên trạng được khôi phục.

Nhưng tranh chấp biên giới không được giải quyết và sự cạnh tranh giữa hai nước đã mở rộng sang các nước ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Quan hệ song phương chỉ được cải thiện một cách chậm rãi và ổn định trong những năm 1980.

Ấn Độ xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới hạn chế với Trung Quốc vào năm 1962, nơi mà họ bị đánh bại và Trung Quốc chiếm được Aksai Chin, một phần lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Cuộc chiến năm 1962 đã làm trầm trọng thêm sự ngờ vực và dẫn đến sự tan vỡ quan hệ ngoại giao giữa hai nước cho đến năm 1976. Hai nước cũng đã có các cuộc giao tranh biên giới tại Nathu La, Sikkim, vào năm 1967, và tại Tulung La, Arunachal Pradesh, vào năm 1975.

Trong thế kỷ 21, cả hai đã đổ lỗi cho nhau về các vụ vi phạm biên giới dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) chưa được phân giới. Căng thẳng gia tăng trở lại vào năm 2013 và 2014 khi Ấn Độ đổ lỗi cho Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ, bị Trung Quốc phủ nhận.

Sự việc được giải quyết khi cả hai bên đều rút quân.

Vào năm 2017, hai nước đã có 72 ngày xung đột quân sự ở Doklam thuộc ngã ba Trung Quốc - Bhutan - Ấn Độ. Đã có những lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân. Tình trạng bế tắc được giải quyết sau khi cả hai bên rút quân và Trung Quốc đồng ý không xây dựng con đường ở Doklam.

Một lời giải thích cho việc tái diễn các vụ xâm phạm biên giới là về mặt địa chính trị, trong nỗ lực gây áp lực buộc Ấn Độ phải khuất phục trước Trung Quốc và cho Ấn Độ thấy vị trí của mình trong trật tự phân cấp châu Á.

Một yếu tố khác là các yếu tố trong nước, chẳng hạn như chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, khiến các nhà lãnh đạo khó thỏa hiệp về chủ quyền lãnh thổ.

Trung Quốc cũng lo lắng về việc Ấn Độ xây dựng đường, cầu, đường hầm và các cơ sở hạ tầng khác dọc theo LAC đang tranh chấp. Trung Quốc đặc biệt lo ngại về việc xây dựng con đường Darbuk-Shyokh-Daulat Beg Oldie (DS-DBO) dài 255 km tạo lợi thế về mặt chiến thuật dọc theo LAC.

Sự lãnh đạo của chính phủ ở cả hai nước là điều cần thiết để tăng cường quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc và tránh các cuộc đụng độ như gần đây ở Thung lũng Galwan.

Nhưng hy vọng về một "khoảnh khắc Nixon" trong quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, bỏ qua việc các nhân vật chính sẽ bắt đầu như thế nào với những di sản của căng thẳng lịch sử, hoàn toàn khác với những gì Richard Nixon đã đối phó vào năm 1972.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Nga tuyên bố sẽ tấn công quân đội Pháp nếu xuất hiện ở Ukraine

Nga tuyên bố sẽ tấn công quân đội Pháp nếu xuất hiện ở Ukraine

(CLO) Hôm thứ Tư (8/5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nếu quân đội Pháp được triển khai tới khu vực xung đột ở Ukraine, họ sẽ trở thành mục tiêu tấn công của quân đội Nga.

Thế giới 24h
Báo cáo: Năng lượng sạch đã chiếm 30% tổng điện năng toàn cầu

Báo cáo: Năng lượng sạch đã chiếm 30% tổng điện năng toàn cầu

(CLO) Theo báo cáo của Ember, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London, 2023 là một năm đột phá của năng lượng tái tạo. 30% lượng điện được sản xuất trên toàn thế giới đến từ các nguồn năng lượng sạch, bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Thế giới 24h
Pháp và Trung Quốc ra tuyên bố chung phản đối Israel tấn công Rafah

Pháp và Trung Quốc ra tuyên bố chung phản đối Israel tấn công Rafah

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra tuyên bố chung phản đối kế hoạch tấn công của Israel nhằm vào thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza, sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại Paris vào thứ Ba (7/5).

Thế giới 24h
Cuộc biểu tình sinh viên ủng hộ Palestine tiếp tục lan rộng, gây khó cho các trường đại học

Cuộc biểu tình sinh viên ủng hộ Palestine tiếp tục lan rộng, gây khó cho các trường đại học

(CLO) Làn sóng biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học đã lan rộng khắp Bắc Mỹ và châu Âu. Các trường học buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là cho phép hoặc can thiệp vào cuộc biểu tình này.

Thế giới 24h
Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi

Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi

(CLO) Di chuyển ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng, khẩu pháo khổng lồ của Ukraine do Đức cung cấp chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi ẩn nấp để tránh bị máy bay không người lái (UAV) của Nga phát hiện.

Thế giới 24h