Mặc Covid-19, múa ballet online vẫn gây sốt nhờ cảm xúc thăng hoa, giàu tưởng tượng

Thứ năm, 16/04/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) 6 vở diễn nổi tiếng làm nên thương hiệu của Nhà hát lâu đời Bolshoi (Nga) được trình diễn online trên kênh Youtube của nhà hát từ ngày 27/3 đến hết tháng 4 đã liên tục thu hút khán giả bởi cảm xúc thăng hoa, giàu tưởng tượng.

Sáu vở diễn nổi tiếng làm nên thương hiệu của Nhà hát lâu đời Bolshoi gồm “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, “Cô dâu của Sa Hoàng”, “Marco Spada”, “Boris Godunov và Kẹp Hạt Dẻ” được Nhà hát trình diễn trực tiếp trên kênh online của mình tại Youtube lần lượt từ ngày 27/3 đến hết tháng 4, không giới hạn địa lý. Các video này sẽ được giữ lại trên kênh Youtube 24 tiếng đồng hồ sau đó rồi mới bị xóa đi.

Mang lại những trải nghiệm sâu sắc và xúc động

Sự kiện này vừa nhằm kỷ niệm Ngày Sân khấu Thế giới, vừa để giúp khán giả năm châu có dịp thưởng thức các tác phẩm đỉnh cao ballet và opera khi phải ở nhà vì COVID-19“Hồ thiên nga” được chọn là vở diễn mở màn vì đây là vở ballet nổi tiếng bậc nhất thế giới.

Cảnh trong vở “Boris Godunov và Kẹp Hạt Dẻ”.

Cảnh trong vở “Boris Godunov và Kẹp Hạt Dẻ”.

"Tất cả các vở diễn đều được ghi hình từ trước, nhưng khi thưởng thức livestream, người hâm mộ vẫn sẽ phấn khích và háo hức như đang được dự công chiếu ngoài đời thực" - nhà hát Bolshoi cho biết. Còn với những khán giả không thể theo dõi khi công chiếu, màn biểu diễn vẫn có trên mạng trong vòng 24 tiếng.

Từ giữa tháng 3, Nhà hát Bolshoi đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa vì bệnh dịch. Giám đốc Nhà hát, ông Vladmir Urin chia sẻ: "Nước Nga, cũng như cả thế giới, đang trải qua một thời gian khó khăn. Chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt với chuyện này. Chúng tôi phải đóng cửa nhà hát nhưng không hề muốn đánh mất kết nối với khán giả. Sân khấu là một trải nghiệm sâu sắc và xúc động. Khi không thể biểu diễn trực tiếp trước khán giả, chúng tôi muốn chia sẻ thông qua số hóa". Với mong muốn đem đến cho khán giả những cảm xúc độc đáo, trải nghiệm đặc biệt, ông Vladimir Urin cho biết, Nhà hát quyết định công chiếu các buổi biểu diễn được ghi lại trước đó.

Các vở trên là những vở ballet nằm trong bộ sưu tập “vàng” của Nhà hát, với các nghệ sĩ tài danh và dàn nhạc xuất sắc thể hiện. Đối với các chương trình biểu diễn trực tiếp tại Nhà hát, ngay cả khán giả ở Nga cũng không phải dễ dàng mà mua được vé. Một khán giả nước ngoài sinh sống ở Nga cho biết, muốn xem các show biểu diễn của Nhà hát, anh phải đặt mua trước hàng tháng, có khi tới nửa năm trời.

Một đại tiệc về sức tưởng tượng

Những vở ballet mà Nhà hát Bolshoi công chiếu trên kênh Youtube quả thực là một đại tiệc đối với những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật kinh điển này trên khắp thế giới. Khán giả được thưởng thức một bữa tiệc âm thanh, màu sắc cùng những vũ điệu tuyệt vời của các nghệ sĩ, dưới sự hỗ trợ của công nghệ như màn hình sân khấu led, công nghệ ánh sáng… Mỗi một vở diễn, khán giả lại được sống trong những không gian cổ điển khác nhau, khu rừng cổ tích với nàng thiên nga trắng và chàng hoàng tử, cung điện với những hoàng tử, công chúa, vua quan trang phục lộng lẫy của “Người đẹp ngủ trong rừng”, lâu đài của Sa Hoàng với những mái vòm cao vút tráng lệ…  “Chúng tôi hy vọng rằng những chương trình biểu diễn này sẽ là món quà giúp vực dậy tinh thần cho khán giả vượt qua những tháng ngày khó khăn, thắp sáng những tâm hồn tốt đẹp, và sẽ đem lại sự khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần cho những người yêu thích nghệ thuật của Nhà hát Bolshoi” - ông chia sẻ.

Cảnh trong “Marco Spada”-Pinterest.

Cảnh trong “Marco Spada”-Pinterest.

Công nghệ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các vở diễn. Màn hình led kết hợp với thiết kế sân khấu khiến cho khán giả được thỏa sức tưởng tượng, và cũng giúp cho các nghệ sĩ phát huy hết khả năng sáng tạo, tạo được cảm hứng để thăng hoa. Một thị trấn châu Âu cổ kính trong “Marco Spada”, một vùng đầm lầy tranh tối tranh sáng với sắc màu tương phản của thiên nga trắng và thiên nga đen, một bầu trời cổ tích với những điều kỳ diệu của trí tưởng tượng khi chàng trai và cô gái bay trên chiếc thuyền buồm giữa không trung… Tất cả những điều này có được nhờ sự kết hợp giữa sân khấu thực, màn hình, công nghệ và sự sáng tạo của các nghệ sĩ, dẫn dắt người xem chìm đắm vào mỗi vở diễn.

Trang phục cũng là điểm nhấn đặc biệt trong những vở ballet của Nhà hát Bolshoi mà khán giả được thưởng thức trong đợt trình chiếu live này. Từ “Hồ Thiên Nga”, với những bộ váy thiên nga lừng danh cả trăm năm nay, bồng bềnh như mây như khói, cho đến bên trong cung điện của Sa Hoàng khiến khán giả choáng ngợp về độ lộng lẫy, cầu kỳ của từng bộ quần áo, được chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết, từng hoa văn, từng viên đá đính trên áo, khiến khán giả cảm thấy mình như đang được tận mắt ngắm nhìn những con người thật trong khung cảnh thật chứ không phải đang xem một vở ballet. Để chuẩn bị cho đợt số hóa đầu tiên trong lịch sử nhà hát, tập thể nghệ sĩ và nhân viên của nhà hát Bolshoi phải làm việc cật lực trong những ngày qua.

Nội dung các vở diễn nổi tiếng

Vở ballet "Hồ thiên nga” kể câu chuyện cổ tích về tình yêu giữa nàng Odette và chàng hoàng tử Siegfried. Cả hai đã phải vượt qua những trở ngại do gã phù thủy Von Rothbart và con gái lão là Odile giăng ra để được ở bên nhau. Nhà hát Bolshoi chính là nơi đầu tiên vở ballet huyền thoại này công diễn và được liên tục sửa đổi hoàn thiện trong 143 năm qua.

"Người đẹp ngủ trong rừng" là tác phẩm huyền thoại của hai bậc thầy Pyotr Ilych Tchaikovsky và Marius Petipa. Vở vũ kịch là bản tuyên ngôn lãng mạn về tình yêu bất chấp thời gian, mang lại câu chuyện về nàng công chúa vì chịu lời nguyền của một bà tiên xấu xa nên rơi vào giấc ngủ trăm năm và chỉ được đánh thức bởi nụ hôn của chàng hoàng tử yêu nàng thật lòng.

Vở opera “Cô dâu của Sa Hoàng”,  xoay quanh bi kịch cuộc đời của Marfa - một phụ nữ Nga được bạo chúa Ivan Khủng khiếp chọn làm vợ. Tuy sự xuất hiện của Sa hoàng nổi tiếng ác độc này không nhiều nhưng những biến cố trong cuộc đời Marfa đã phản ánh cuộc sống trong triều đại phong kiến thời bấy giờ.

Báo Công luận
Báo Công luận
Cảnh trong “Hồ Thiên Nga”- Ảnh Russianbroadway.

Cảnh trong “Hồ Thiên Nga”- Ảnh Russianbroadway.

Vở ballet “Marco Spada” được tạo ra tại nhà hát Paris năm 1857 bởi biên đạo Joseph Mazilier và dần chìm vào quên lãng. Đến năm 1981, tác phẩm được hồi sinh bởi bàn tay biên đạo của Pierre Lacotte cho nhà hát Rome. Xuất hiện tại nhà hát Bolshoi từ tháng 8.2013, “Marco Spada” đã đón nhận được sự yêu mến của khán giả với câu chuyện thu hút về tên trộm ẩn danh Marco Spada chuyên lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

Vở opera “Boris Godunov” bốn hồi này là sản phẩm hoàn thiện duy nhất của Modest Mussorgsky và được xem là tuyệt tác của sân khấu opera Nga. Nội dung vở diễn kể về xung đột giữa Sa hoàng Boris Godunov và kẻ thù của ông là False Dmitriy trong thời kỳ Đại Loạn.

Vở ballet cổ tích “Kẹp hạt dẻ” kể về cuộc phiêu lưu của cô bé Clara và chú lính Kẹp hạt dẻ chống lại đội quân của Vua Chuột. Những giai điệu bất hủ, điệu múa uyển chuyển hứa hẹn đưa những khán giả nhỏ tuổi vào thế giới cổ tích huyền bí, đồng thời mang đến "tấm vé trở về tuổi thơ" cho những khán giả đã trưởng thành.

Nhà hát Bolshoi- thánh đường của Ballet

Nhà hát quốc gia Opera và Ballet của Nga, hay đơn giản là nhà hát lớn Bolshoi – một trong những nhà hát lớn nhất ở Nga, và cũng là một trong nhà hát opera và ballet lớn nhất trên thế giới. Nhà hát Bolshoi nằm ở trung tâm của Moscow và được xây dựng vào tháng 3 năm 1776 .

Trong Thế chiến II, việc xây dựng nhà hát, giống như nhiều tòa nhà mang tính biểu tượng khác của Moscow, được ngụy trang như một căn nhà bình thường. Bằng cách này, các nhà cầm quyền đã cố gắng bảo vệ di tích lịch sử này khỏi các vụ đánh bom. Mỗi năm, các nhà chức trách Moscow trồng hai giống hoa tulip ở phía trước Nhà hát Bolshoi. Đây là một loại hoa truyền thống lần đầu tiên được giới thiệu bởi một người Hà Lan tên là Lefeber. Sau khi ông lần đầu tiên đến thăm nhà hát vào những năm 1950, ông đã rất ngạc nhiên với màn trình diễn của các vũ công ba lê Nga đến nỗi ông đã tặng hai giống hoa tulip, đặt tên là "Nhà hát Bolshoi" và "Galina Ulanova" (tên của một nữ vũ công nổi tiếng người Nga).

Báo Công luận
Cảnh trong “ Công chúa ngủ trong rừng”-Ảnh Bolsoi ballet.

Cảnh trong “ Công chúa ngủ trong rừng”-Ảnh Bolsoi ballet.

Trong quá trình 200 năm lịch sử tồn tại, nhà hát Bolshoi là nơi đã từng gắn với tên tuổi những nghệ sĩ nổi tiếng trong giới âm nhạc cũng như múa ballet. Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, Bolshoi có thời điểm đã trở thành kinh đô nghệ thuật ballet không chỉ của Moscow hay Nga mà còn của toàn châu Âu giữa lúc lục địa già đang bị chiến tranh tàn phá.

Nhà hát là một công trình nổi bật của thủ đô Moscow và Nga (mặt tiền tân cổ điển biểu tượng của nó thậm chí còn xuất hiện ở tờ riền 100- đồng rúp tiền giấy). Ngày 28/10/2011, nhà hát Bolshoi đã được khai trương trở lại sau thời kỳ trùng tu dài 6 năm với chi phí khoảng 500 triệu bảng Anh (700 triệu USD). Việc cải tạo bao gồm cải tiến hệ thống âm thanh như chất lượng ban đầu (vốn đã bị thay đổi trong thời kỳ Liên Xô), cũng như quay trở lại các đồ trang trí Hoàng gia ban đầu của nhà hát Bolshoi.

Trước đây, việc mua vé vào Nhà hát Bolshoi gặp đôi chút khó khăn, nhưng ngày nay nhờ công nghệ hiện đại việc này đơn giản hơn rất nhiều đối với tất cả mọi người. Các trang web của Nhà hát Bolshoi cung cấp một tour du lịch ảo cho những ai quan tâm. Ở đó, người sử dụng Internet có thể nhìn thấy cảnh trí của nhà hát và "ghé thăm" nhà hát bất cứ lúc nào.

Nguyễn Hưng

Tin khác

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

(CLO) Mới đây, Ban quản lý ba thôn (Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống làng Tiếu Mai. Hoạt động sẽ diễn ra trong ba ngày (18-20/4/2024).

Đời sống văn hóa