Mất tích giữa không trung

Thứ năm, 26/05/2016 07:36 AM - 0 Trả lời

Ngày 19/5/2016, hãng hàng không Ai Cập EgyptAir thông báo chiếc máy bay chở khách mang số hiệu MS804 của hãng trên đó chở 69 người, bao gồm 59 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn, khởi hành từ Paris (Pháp) đi Cairo, đã đột ngột mất tích. Đến thời điểm này, mọi manh mối về sự biến mất của chiếc máy bay Ai Cập vẫn bặt vô âm tín. Nhưng nhìn lại lịch sử hàng không thế giới, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện máy bay mất tích bí ẩn.

(NBCL) Ngày 19/5/2016, hãng hàng không Ai Cập EgyptAir thông báo chiếc máy bay chở khách mang số hiệu MS804 của hãng trên đó chở 69 người, bao gồm 59 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn, khởi hành từ Paris (Pháp) đi Cairo, đã đột ngột mất tích. Đến thời điểm này, mọi manh mối về sự biến mất của chiếc máy bay Ai Cập vẫn bặt vô âm tín. Nhưng nhìn lại lịch sử hàng không thế giới, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chuyện máy bay mất tích bí ẩn.

EgyptAir_Boeing_777-300ER_SU-GDO_BKK_2012-6-14

Biến mất giữa biển

Chiếc máy bay A330 của Air France đã biến mất trong một cơn bão khi đang bay từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Paris (Pháp). Máy bay được tin đã bị rơi xuống Đại Tây Dương ngày 1/6/2009. Khi gặp nạn, máy bay chở 216 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Đây là tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hãng hàng không Pháp Air France. Một chiến dịch lớn tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích diễn ra ngay lập tức với sự tham gia của hàng loạt máy bay và tàu quân sự của các nước Pháp, Brazil, Tây Ban Nha, Senegal và Mỹ.

Tuy nhiên, phải mãi đến tháng 5 năm 2011, sau chiến dịch tìm kiếm kéo dài gần hai năm với nhiều phương tiện ngầm và trên mặt nước, hai hộp đen của máy bay mới được tìm thấy và đưa lên từ độ sâu gần 4.000 m dưới đáy biển. Thi thể của hơn 100 người đã được trục vớt nhưng những người còn lại chưa được tìm thấy.

Tháng 7-2012, cơ quan điều tra tai nạn của Pháp mới công bố báo cáo chính thức cho biết hệ thống kiểm soát tốc độ, cao độ và hướng của máy bay bị trục trặc khi bay ngang vùng mây dày đặc và có bão làm máy bay mất phương hướng, còn phi công không làm chủ tình hình đã ngắt hệ thống tự lái và xảy ra thảm kịch.

Mã số bí ẩn “STENDEC

Vụ máy bay Star Dust của Hãng BSAA mất tích ngày 2/8/1947 cũng được coi là vụ bí ẩn, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Chiếc máy bay này chở 11 người từ Buenos Aires (Argentina) tới Santiago (Chile) đã biến mất khi bay qua dãy núi Andes. Đài kiểm soát không lưu nhận được một tín hiệu bằng mã Morse đầy kỳ lạ từ máy bay: “STENDEC”. Không ai hiểu thông điệp này nghĩa là gì.

Trong suốt 50 năm, những giả thiết về số phận của máy bay và ý nghĩa của tin nhắn trên vẫn được liên tục bàn luận suốt nhiều năm qua, từ việc phi cơ bị vật thể bay không xác định UFO tấn công, đến một vụ nổ có chủ đích nhằm phá hủy các tài liệu ngoại giao của một hành khách hay máy bay bị một trận lở tuyết vùi lấp.

Mãi đến cuối thập niên 1990, một số vận động viên leo núi mới phát hiện các mảnh vỡ của chiếc máy bay Star Dust chìm trong băng tuyết. Các chuyên gia đặt giả thuyết phi công không xác định được độ cao, cho hạ cánh khi vẫn đang bay trên đỉnh núi bị mây phủ kín rồi đâm vào núi.Nhưng thông điệp “STENDEC” vẫn là một bí ẩn chưa ai giải thích được.

Chuyến bay số 7

Vào ngày 8/11/1957, chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am (Mỹ) chỉ vừa mới bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới thì không may lao xuống biển Thái Bình Dương. Vụ tai nạn khủng khiếp này đã khiến 44 hành khách thiệt mạng. Các mảnh vỡ của máy bay chỉ được giới chức trách tìm thấy một tuần sau đó, khi tàu sân bay của hải quân Mỹ phát hiện một số xác chết trôi dạt ở vùng đông bắc đảo Honolulu. Nhưng điều kì lạ là không ai có thể xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay Pan Am 7.

Tuy nhiên có vài điều đáng ngờ trong vụ việc này. Thứ nhất, không một cuộc gọi cứu trợ nào được thực hiện thành công, các mảnh vụn nằm ở rất xa đường bay. Một điểm đáng nghi nhất trong báo cáo chính là chất độc CO được tìm thấy trong cơ thể của các nạn nhân xấu số. Hơn 50 năm sau, người ta vẫn truy tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Một vài giả thiết cho rằng vụ tai nạn liên quan đến việc thù oán cá nhân của các thành viên trong phi hành đoàn, một vài ý kiến khác cho rằng vụ tai nạn là âm mưu thu lợi từ tiền bảo hiểm hoặc sự cố từ động cơ.

“Hổ bay” biến mất

Hơn 50 năm sau khi biến mất không một dấu vết, hiện chiếc chuyên cơ Flying Tiger 739 – hổ bay- hay còn gọi là Super Constellation L-1049 của quân đội Mỹ vẫn đang mất tích. Năm 1962, chuyến chuyên cơ vận tải quân sự mang tên Flying Tiger 739 chở hàng hóa và các quân nhân từ California tới Sài Gòn, Việt Nam.

Sau khi dừng để tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân ở đảo Guam, chiếc phi cơ Super Constellation L-1049 cất cánh và mất tích ở vùng biển Philipines sau đó. Máy bay bị mất tích trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được ghi nhận. Sau nỗ lực tìm kiếm không thành của 4 quân binh chủng, 107 người trên máy bay coi như đã thiệt mạng.

Chiếc máy bay không bao giờ được tìm thấy. Bởi không tìm thấy một bằng chứng nào, các nhà điều tra không thể kết luận nguyên nhân tai nạn của chuyến bay 739.

Chuyến bay TWA 800

Chiếc máy bay mang số hiệu TWA 800 đã phát nổ và rơi chỉ 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy khiến 230 người thiệt mạng. Mọi nỗ lực tìm kiếm xác máy bay và điều tra nguyên nhân gặp khó khăn lớn do máy bay rơi xuống Đại Tây dương. Một số chuyên gia khi đó đã nhanh chóng đưa ra giả thuyết rằng tên lửa đất đối không đã bắn hạ máy bay. Giả thuyết này dường như được củng cố bằng lời khai của nhân chứng tên là Naneen Levine. Bà ta cho biết đã tận mắt thấy một vật gì đó bay lên và đâm thẳng vào chiếc phi cơ xấu số. “Tôi nghĩ có gì đó từ dưới biển bay lên và lao vào máy bay”.

Sau 4 năm điều tra, Cục an toàn vận tải quốc gia kết luận do hỏng hóc trong hệ thống điện gây tia lửa làm cháy nhiên liệu dẫn đến thảm họa. Tuy nhiên, giải thích đó mâu thuẫn với hàng trăm nhân chứng của FBI, bởi họ đã tận mắt trông thấy vệt sáng phía sau máy bay, khiến chiếc phi cơ bùng cháy như quả cầu lửa. Những báo cáo này khiến nhiều người cho rằng máy bay thực chất đã bị tên lửa bắn hạ. Vậy ai đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự?

Một trong những giả thiết thuyết phục nhất đó là quân đội Mỹ đã bắn nhầm trong cuộc diễn tập Hải quân thường kì diễn ra tại khu vực đảo Long Island. Ngoài ra, còn một số điều bất thường xung quanh vụ việc, trong đó có dư lượng thuốc nổ còn sót lại trên máy bay chứng tỏ rằng FBI đã làm giả bằng chứng, thay đổi thông tin trên radar trước khi công bố rộng rãi trước công chúng. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng đủ sức thuyết phục nhất mãi vẫn chưa được đưa ra.

Biến mất không dấu vết

Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích kể từ ngày 8/3/2014 được cho là bí ẩn lớn nhất lịch sử hàng không dân dụng thế giới. Chiếc máy bay này đã biến mất ngày 8/3/2014 với 239 người trên khoang, trong hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Vẫn còn hàng loạt những câu hỏi không lời đáp xung quanh sự biến mất của MH370: Mảnh vỡ máy bay ở đâu? Nguyên nhân khiến nó mất tích? Thảm kịch xảy ra là do phi công hay lỗi động cơ?

Chiến dịch tìm kiếm MH370 có quy mô lớn chưa từng thấy. Nỗ lực tìm kiếm ban đầu có sự tham gia của 26 quốc gia. Địa điểm tìm kiếm thay đổi vài lần dựa trên các phân tích dữ liệu vệ tinh. Tháng 6/2014, Chính phủ Úc xác định khu vực tìm kiếm ưu tiên là vùng biển rộng gần 60.000km2 ở phía nam Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây nước Úc.

Đến tháng 3/2015, các đội tìm kiếm đã quét 40% diện tích khu vực này nhưng không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của chiếc máy bay mất tích. Thời điểm đó, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã phải thừa nhận Úc không đủ sức kéo dài mãi cuộc tìm kiếm này. Nhưng việc tìm thấy máy bay MH370 vẫn là một yêu cầu cấp thiết bởi điều đó không chỉ giúp gia đình các hành khách và nhân viên phi hành đoàn biết rõ số phận thân nhân mà còn sẽ giúp ngành công nghiệp hàng không phân tích nguyên nhân vụ tai nạn kỳ bí. Qua đó, ngành hàng không có thể phát triển các thiết bị và hệ thống ngăn chặn những thảm kịch tương tự.❏

[su_frame align="right"]Bốn kịch bản liên quan đến thảm kịch máy bay rơi của EgyptAir đã nhanh chóng được các nhà phân tích đưa ra. Kịch bản nhận được sự ủng hộ nhiều nhất đó là chiếc Airbus A320 bị một người nào đó tuồn bom lên khoang máy bay, sau đó kích nổ. Bộ trưởng Hàng không Ai Cập Sherif Fathy nghiêng về khả năng MS804 bị khủng bố nhiều hơn là trục trặc kỹ thuật. [/su_frame]

Hà Thư

Tin mới

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.

Thế giới 24h
Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.

Xe
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".

Công luận 24H
Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.

Báo chí - Công nghệ
Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.

Đời sống
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, nhưng không phải duy nhất

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…

Tin tức
Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

Tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Uzbekistan trên tất cả các lĩnh vực và các kênh

(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Tin tức
Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Tin tức
Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Tin tức
Giao UBND tỉnh Bắc Giang làm cơ quan chủ quản xây dựng cầu kết nối Bắc Giang - Bắc Ninh

Giao UBND tỉnh Bắc Giang làm cơ quan chủ quản xây dựng cầu kết nối Bắc Giang - Bắc Ninh

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Tin tức
Trình Chính phủ bổ sung cơ chế chỉ định thầu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong tháng 4/2025

Trình Chính phủ bổ sung cơ chế chỉ định thầu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong tháng 4/2025

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội bắt đầu tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội bắt đầu tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm Uzbekistan

(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Armenia

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Armenia

Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.

Tin tức
Thủ tướng phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.

Tin tức
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức