Mẹ xuống Hà Nội chơi với con cháu thì 'mắc kẹt' do mưa bão, cả gia đình phải di chuyển đến nhà văn hóa tránh lũ

Thứ tư, 11/09/2024 22:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Nguyễn Thị Oanh cùng gia đình đã di chuyển đến nhà văn hóa tránh lũ. Tại đây, gia đình bà được hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo chỗ ăn ngủ và nơi ở sạch sẽ. “Trong cơn bão lũ, gia đình tôi vẫn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân. Tôi vô cùng xúc động” – bà oanh nói.

Vào 23h30' đêm ngày 10/9, thành phố Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng, nước sông Hồng đã lên cao 10,5 m và còn tiếp tục dâng cao thêm.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 1

Hình ảnh nước ngập dâng cao ở nhiều tuyến đường tại Hà Nội vào hôm nay (11/9).

Nước sông dâng cao, mưa vẫn tiếp diễn tại Hà Nội đã khiến cho nhiều tuyến đường tiếp tục ngập sâu trong nước. Nhiều khu vực đã phải di dời dân. Đặc biệt trước tình hình nước sông Hồng dâng cao, các địa bàn dân cư dọc hai bên bờ sông Hồng, ở phía ngoài đê phải thực hiện di dời đến những khu vực cao hơn để tránh ngập lụt.

Trong ngày 11/9, nhiều quận huyện tại Hà Nội đã phải thực hiện phương án di dời dân khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Ghi nhận tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) có 4 phường: Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát, cũng là những phường ven đê sông Hồng. Những hộ dân sinh sống ở khu vực ngoài đê, bãi sông Hồng đã được chính quyền địa phương vận động, hỗ trợ di dời đến các nhà văn hóa, trường học đảm bảo an toàn.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 2

Ngoài ra, ở dọc trên khu vực đê ven sông Hồng của địa bàn quận Bắc Từ Liêm có hàng loạt chốt trực đảm bảo ứng phó nhanh nhất khi có tình huống xấu xảy ra.

Theo ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm), hiện nay, mực nước trên sông Hồng đang ở mức báo động II, một số tuyến đường, khu vực cổng trường trên địa bàn phường đã xuất hiện ngập úng.

Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và quận Bắc Từ Liêm, phường Đông Ngạc đã xây dựng phương án, thông báo đến nhân dân chủ động phòng chống lụt bão, nhất là khu vực ngoài đê sông Hồng để vận động người dân tới nơi an toàn, đi học của nhân dân, dạy và học của các nhà trường.

"Đêm qua 10/9, chúng tôi vận động đề nghị các hộ dân tại tôt dân phố Đông Ngạc 1 di dời, với 340 hộ với 1.200 nhân khẩu di dời tới nơi an toàn, tránh ngâp lụt..." - ông Cường thông tin.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 3

Đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm được vận chuyển đến nơi đang tập trung di dân về tạm trú.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 4

Các thùng mì, nước uống, sữa... được tập kết bên trong nhà văn hóa.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 5

Lực lượng chức năng cũng di dời bàn ghế tạm lấy không gian rộng hơn cho người dân có thể nghỉ ngơi, sinh hoạt trong nhà văn hóa.

Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc cũng cho biết, địa phương đã chuẩn bị 5 nhà văn hóa cùng 3 trường học trên địa bàn, hỗ trợ người dân tạm trú đến nơi an toàn, tránh ngập lụt. "Phường kiểm tra cơ sở vật chất, đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân tạm trú, tránh lụt bão…", ông Cường cho biết.

Di dân tạm trú đến nhà văn hóa trên địa bàn phường Đông Ngạc, gia đình chị Phạm Thu Hường, trú tại TDP số 1, Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, gia đình chị có 9 người, ở trong căn nhà hai tầng ven đê. Đến 1h30 đêm qua (10/9), nước bắt đầu ngấp nghé vào trong ngõ, gia đình chị cùng với các hộ gia đình khác được vận động di dời đến những nơi an toàn.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 6

Người dân đến tránh trú tại nhà văn hóa thuộc phường Đông Ngạc.

Trước khi đi, gia đình chị đã sắp xếp lại đồ đạc gọn gàng, những đồ điện tử dồn lên tầng 2 để tránh nước tràn vào nhà. “Đến đây, chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn, nhất là khi được chính quyền các cấp quan tâm, thăm hỏi, khám sức khoẻ, chúng tôi cảm thấy vô cùng xúc động” - chị Hường nói.

Theo chị Hường, khi có lệnh di dời chỗ ở, gia đình chị vội vã mang một ít quần áo, đồ dùng và sữa cho các con. “Ở đây, đã có sẵn trứng, mì tôm, nhu yếu phẩm nên chúng tôi không quá lo lắng về nơi ăn, chốn ở. Bác sỹ ở phường cũng đã khám sức khoẻ cho gia đình, đặc biệt quan tâm đến người già và trẻ nhỏ” - chị Hường xúc động.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 7

Chị Hường tranh thủ gọi điện cho bạn bè, người thân ở các tỉnh thành về tình hình lũ ra sao.

Chị Hường cho biết, gia đình chị có 9 người đang sinh sống, trong đó, có mẹ chồng chị năm nay đã gần 80 tuổi, vợ chồng chị và 4 con, con lớn nhất đang học lớp 6, con bé nhất mới 2 tuổi. Trong nhà chị còn có một người giúp việc chăm sóc cậu con trai bị bại não nằm 1 chỗ.

Hai ngày trước khi bão, mẹ chị là bà Nguyễn Thị Oanh từ Đoan Hùng, Phú Thọ xuống chơi với các cháu thì gặp bão. Từ đó đến nay, bà không thể về quê được do bão lũ.

Ngồi ở Nhà văn hoá số 4, phường Đông Ngạc, bà Oanh thở dài: "Tôi lo lắng quá. Nhà tôi ở quê cũng đang bão lũ, nguy cơ sạt lở đất rất cao. Chồng tôi phải di tản xuống nhà người thân lánh nạn. Con gái đầu của chúng tôi lấy chồng ở Trấn Yên, Yên Bái, từ khi lũ về, cũng không liên lạc được. Giờ nhà con gái thứ hai cũng phải di tản chống bão. Nhà mỗi người một nơi tránh lũ mà điện thoại cũng không liên lạc được”.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 8

Bà Nguyễn Thị Oanh từ Đoan Hùng, Phú Thọ xuống chơi với các cháu thì gặp bão. Đành mắc kẹt lại ở Hà Nội.

Trong tâm lý bất an, bà Oanh kể, từ hôm lũ đổ về Yên Bái, bà mất liên lạc với vợ chồng con gái đầu. Nghe tin bão lũ ở Yên Bái mà lòng bà không yên. Đến tối hôm qua, cháu gái mới nhắn tin cho bà nói là cả nhà bị ngập, phải chuyển hết lên tầng 2 ở, thì bà mới yên lòng đôi chút. “Từ hôm qua đến giờ, tôi lại mất liên lạc với các con”.

Đêm qua, từ 1h30, gia đình bà được hỗ trợ di dời đến nhà văn hoá số 4, phường Đông Ngạc để ở. Tại đây, gia đình bà được hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo chỗ ăn ngủ và nơi ở sạch sẽ. Bà rơm rớm nước mắt: “Trong cơn bão lũ, gia đình tôi vẫn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân. Tôi vô cùng xúc động”.

me xuong ha noi choi voi con chau thi mac ket do mua bao ca gia dinh phai di chuyen den nha van hoa tranh lu hinh 9

Người dân di dời tránh trú ở nhà văn hóa được hỗ trợ đồ ăn, nước uống và các vật dụng cá nhân.

Được biết, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm có 836 hộ ngoài đê sông Hồng có nguy cơ ảnh hưởng của lũ; 724 hộ ven sông Nhuệ, sông Pheo có nguy cơ ảnh hưởng của lũ tại các phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Phú Diễn, Phúc Diễn, Minh Khai, Tây Tựu, Thụy Phương.

Trong ngày và đêm 10-9, cán bộ quận Bắc Từ Liêm đã trực tiếp đến nhà từng hộ dân ngoài đê sông Hồng, vận động sơ tán đến nơi an toàn. Tính đến 1h30 ngày 11-9, 100% hộ dân ngoài đê sông Hồng của 4 phường Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát đã di dời. Trước đó, UBND các phường, các lực lượng ứng trực đã bố trí chu đáo nơi ăn ở, sinh hoạt tạm thời cho người dân.

Quang Hùng

Bình Luận

Tin khác

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, TPHCM chuẩn bị biện pháp ứng phó

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, TPHCM chuẩn bị biện pháp ứng phó

(CLO) Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4 trong 24 đến 48h tới, TPHCM chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó.

Đời sống
Thạch Thành (Thanh Hóa): Người dân tranh thủ dọn nhà khi nước lũ rút

Thạch Thành (Thanh Hóa): Người dân tranh thủ dọn nhà khi nước lũ rút

(CLO) Tranh thủ khi nước lũ rút, người dân tại khu phố Ngọc Bồ, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa đang tích cực dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống.

Đời sống
Triển khai dự án “Nối vòng tay ấm” chung tay hỗ trợ trẻ em quay trở lại trường hậu bão Yagi

Triển khai dự án “Nối vòng tay ấm” chung tay hỗ trợ trẻ em quay trở lại trường hậu bão Yagi

Dự án “Nối vòng tay ấm” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Thanh Niên cùng Quỹ Niềm Tin Vàng phối hợp tổ chức, với sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp nhằm mang đến sự hỗ trợ thiết thực về giáo dục cho trẻ em tại những khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 18/9: Mưa lớn xuất hiện trên cả nước

Dự báo thời tiết ngày 18/9: Mưa lớn xuất hiện trên cả nước

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/9, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa rất to.

Đời sống
Yên Bái sau cơn lũ dữ: Có những nỗi đau không nói thành lời

Yên Bái sau cơn lũ dữ: Có những nỗi đau không nói thành lời

(CLO) Trong đợt mưa lũ vừa qua, Yên Bái là một trong những địa phương phải chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Có chiến sĩ đi chống bão lũ, cứu giúp đồng bào nhưng không cứu được người thân của mình; có những đứa trẻ còn chưa được viết lên cuốn vở mới…

Đời sống