(CLO) Ở mức giá 196$/cổ phiếu, Microsoft sẽ trả cao hơn thị trường 50% để sở hữu LinkedIn với số tiền 26.2 tỷ USD, vụ mua bán đắt đỏ nhất của công ty này từ trước tới nay.
[caption id="attachment_102832" align="aligncenter" width="800"]
Microsoft sẽ mua lại LinkedIn với mức giá 26.2 tỷ USD. Ảnh: GI[/caption]
Đây sẽ là nỗ lực của Microsoft trong việc khôi phục vị thế của mình với mảng mạng xã hội doanh nhân, dù cho cả hai công ty đều đang gặp những khó khăn nhất định.
Đồng thời, đây là cố gắng mới nhất của CEO Satya Nadella trong việc hồi sinh Microsoft, không lâu sau khi công ty này bị đánh giá là khá tụt hậu trong việc chuyển giao công nghệ. Ông Nadella cho biết, giao dịch này sẽ mở ra một chân trời mới đối với Microsoft Office cũng như với LinkedIn khi cả hai đều đã chạm mức trần của thị thị trường, và điều đó đang ảnh hưởng tới doanh thu của Microsoft cũng như vị thế của họ.
Ông Nadella cho hay, công việc được phân ra làm hai mảng: những ứng dụng để hoàn thành công việc, như Microsoft Office, và mạng lưới kết nối. Cuộc sát nhập này sẽ là nỗ lực gộp hai phần này vào làm một.
"Mạng lưới chuyên nghiệp và ứng dụng công việc đang thực sự trở thành một", ông Nadella nói trong một cuộc phỏng vấn.
Có thể tưởng tượng việc kết nối Office trực tiếp với LinkedIn có thể giúp những người tham gia họp biết nhiều hơn về những người cùng tham dự từ ngay thư mời. Các nhân viên bán hàng có thể sử dụng công nghệ phần mềm Dynamics của Microsoft để quản lý quan hệ với khách hàng, và sử dụng LinkedIn để tìm kiếm những thông tin hữu ích nơi những khách hàng tiềm năng.
Microsoft cũng nhìn thấy tương lai ở Lynda.com, một kênh video training mà LinkedIn đã mua lại với giá 1.5 tỷ USD năm ngoái. Microsoft sẽ có thể giúp Lynda chia sẻ video ngay trong phần mềm của mình, đồng nghĩa với việc chèn video vào file Excel.
Ông Nadella cũng nói về khả năng cho phép Cortana truy cập vào các dữ liệu của LinkedIn.
Còn về phía LinkedIn, thoả thuận này sẽ mang lại cơ hội kích thích tăng trưởng mới cũng như một cơ hội rút khỏi công ty đối với các cổ đông khi mà cổ phiếu của họ đã rơi thảm hại so với mốc 269$ vào tháng 2 năm 2015, có khi đạt mốc thấp nhất là 101,11$.
Microsoft sẽ trả 196$ mỗi cổ, cao hơn mức giá giao dịch phiên cuối hôm thứ 6 vừa qua 50%. Cả hai bên đều đã xác nhận thoả thuận và Reid Hoffman, chủ tịch của LinkedIn và người nắm nhiều cổ phần nhất đã ủng hộ việc mua bán trên. CEO của LinkedIn, Jeff Weiner sẽ tiếp tục cương vị của mình kể cả sau thương vụ này, dự kiến hoàn thành trong cuối năm nay.
Đây cũng sẽ là một thử thách đối với Microsoft trong việc hoà trộn một cuộc sát nhập lớn. Với thương vụ Nokia trước đây, cuộc mua bán vẫn chưa chứng tỏ được nhiều mong đợi và vẫn đang tiêu tốn hảng tỷ USD để thúc đẩy ngành điện thoại.
Thương vụ này cao hơn gấp 2 lần so với thương vụ Nokia khi mà vào năm 2014, Microsoft chỉ phải trả 9.4 tỷ USd để sở hữu công ty Phần Lan này.
Những nỗ lực tấn công vào mạng xã hội của Microsoft chưa mang lại nhiều thành quả. Vào năm 2012, công ty này đã mua lại dịch vụ chat trong văn phòng Yammer với giá 1.2 tỷ USD nhưng lại để các đối thủ như Slack vượt mặt.
Cuộc nói chuyện đã được khơi mào cách đây vài năm và mọi thứ bắt đầu hiện thức hoá vào đầu năm nay, một người trong cuộc cho biết. Đây là một trong những nỗ lực của ông Nadella trong việc vực dậy công ty sau 2 năm tiếp quản. Tăng trưởng đang là một vấn đề lớn với cả Office và LinkedIn, khi mà doanh thu của Office chỉ tăng 1% trong Quý I vừa rồi. Hiện có 1.2 tỷ người dùng phần mềm này và gần như đã chạm tới đỉnh.
Các chuyên gia phân tích của UBS nhận định doanh thu của LinkedIn sẽ tăng 25% trong năm 2016, giảm nhiều so với mốc 35% của năm ngoái và 45% của 2 năm trước đó.
Các chuyên gia cũng đang mong chờ vào những gì mà thương vụ này có thể mang lại, khi mà các ông lớn của ngành công nghệ đang tìm cách thâm nhập vào thị trường mạng xã hội, và Microsoft có thể sẽ là người đầu tiên làm được việc đó.
Hoàng Việt