Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Thiệt hại có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ số, nguồn thu của các cơ quan báo chí, ngoài nguồn thu từ kí hợp đồng quảng cáo với doanh nghiệp, thực hiện truyền thông theo đơn đặt hàng của Nhà nước, thì nguồn thu từ quảng cáo trực tuyến, bán các sản phẩm kỹ thuật số như: sách điện tử, bài viết độc quyền, video, podcast…, nguồn thu từ việc độc giả đăng ký thành viên để đọc các nội dung độc quyền hoặc có tính chất riêng tư ngày càng được coi là các nguồn thu lớn, quan trọng, là cách thức để báo chí phát triển bền vững trong giai đoạn mới.
Khi nhu cầu, tâm lý, thói quen tiếp cận thông tin của công chúng thay đổi mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí với nhau, giữa báo chí với các phương tiện truyền thông số khác ngày càng khốc liệt, vấn đề bản quyền báo chí càng cần được nhìn nhận rõ nét hơn, với góc nhìn rộng mở hơn, đặc biệt, khi nó gắn với kinh tế báo chí.
Phân tích về vấn đề này, nhà báo Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập Báo HàNộiMới cho biết, xét dưới góc độ kinh tế, việc sao chép bài viết một cách thiếu kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến phong cách của một tờ báo, tờ báo bị sao chép bị mất đi lượng độc giả trung thành khi không bảo vệ được tác quyền. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của những người làm báo khi doanh thu quảng cáo của tờ báo bị sao chép sụt giảm.
Khi các tác phẩm báo chí chính thống bị sao chép, bị đánh cắp thì vấn đề không đơn thuần chỉ nằm ở việc vi phạm bản quyền, mà những thông tin bị cắt cúp, sao chép, vi phạm này còn làm méo mó, sai lệch thông tin. Đối với các cơ quan báo chí, việc vi phạm này một mặt ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín, xâm hại đến công sức, thành quả lao động của các đơn vị nắm bản quyền, của nhà báo, đồng thời gây thất thu lớn về mặt kinh tế.
Nhà báo Nguyễn Minh Đức đưa ra một ví dụ cụ thể về thiệt hại kinh tế mà rất nhiều cơ quan báo chí đã và đang đối mặt đó là, hiện nay, có hai kênh cơ bản mà nguồn thu của các đơn vị nắm bản quyền bị “chảy ngược” vào những trang web vi phạm bản quyền.
Thứ nhất, theo nhà báo Nguyễn Minh Đức, không ít trang tin, tờ báo và cả những trang “3 không” - không rõ nguồn gốc, không rõ cơ quan chủ quản, mạng xã hội, do yêu cầu về số lượng lớn tin bài hằng ngày, áp lực về lượng “view” để có thể bán quảng cáo và “bán click” đã đi “vợt” lại nguyên bài hoặc một phần rồi “chế bản” từ các đơn vị báo chí có bản quyền dẫn tới hiện tượng những đơn vị không trực tiếp sáng tạo nội dung lại được nhận tiền quảng cáo, còn đơn vị trực tiếp sở hữu nội dung sản phẩm không nhận được giá trị tương xứng mà họ bỏ ra.
Kênh thứ hai được nhà báo Nguyễn Minh Đức nhận định là phức tạp, khó kiểm soát và tràn lan nhất là việc các tài khoản cá nhân, trong đó đặc biệt là các tài khoản ảo, tài khoản không xác thực trên các mạng xã hội Facebook và Youtube, thường cắt cúp thông tin, hình ảnh, phim trên các kênh báo chí, truyền hình chính thống và tạo ra những thông tin theo chủ đích cá nhân với mục đích “câu view”, “câu follow”, do đó, thông tin thường được chế bản theo hướng càng giật gân, tạo bức xúc, tranh luận thì càng dễ tăng “follow”.
Khi đạt một lượng “follow” đủ lớn, các nền tảng công nghệ như Facebook và Youtube sẽ phân chia doanh thu quảng cáo từ các nhãn hàng, trong đó chủ yếu là nhãn hàng trong nước. Như vậy, nguồn thu quảng cáo của Google và Facebook tại Việt Nam đã, đang có sự đóng góp lớn từ mảng tin tức sử dụng lại nguồn từ các báo, nhưng theo cách… dùng “chùa”.
"Tuy chưa có một cuộc điều tra chính thức từ thiệt hại kinh tế về việc xâm phạm bản quyền tác giả hay sở hữu trí tuệ, nhưng theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, doanh thu bất hợp pháp từ hoạt động ăn cắp bản quyền có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm", ông Đức cho hay.
Theo Tổng Biên tập Báo HàNộiMới, do hầu hết các trang web, trang điện tử không chính thống hiện nay do Google giới thiệu vì các trang này trả tiền cho Google nên Google cũng thường cho chạy quảng cáo trên các trang có dấu hiệu vi phạm. "Miếng bánh quảng cáo lẽ ra nằm tại các đơn vị nắm giữ bản quyền thì lại “chảy vào túi” các trang web, trang điện tử, các tài khoản mạng xã hội, khiến nguồn thu của không ít cơ quan báo chí ngày càng thấp đi, còn các “ông lớn” mạng xã hội Google, Facebook lại kiếm đậm từ chính việc xâm phạm bản quyền tác phẩm báo chí chính thống", ông Nguyễn Minh Đức nêu thực trạng.
Đi tìm giải pháp
Các hành vi vi phạm bản quyền hiện đang được thực hiện với những cách thức hết sức tinh vi, luôn thay đổi, và khó khăn khi xử lý đối với hoạt động vi phạm được thực hiện xuyên biên giới, từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, của các tổ chức, đại diện chủ sở hữu quyền, chủ sở hữu quyền trong công tác phối hợp, nhưng diễn biến vi phạm bản quyền gia tăng đòi hỏi phải có giải pháp thực tế có tính khả thi hơn.
Nhà báo Nguyễn Minh Đức cho rằng, phát hiện vi phạm bản quyền không khó, nhưng xử lý các hành vi này sao cho hiệu quả thì không đơn giản, đòi hỏi các giải pháp phải được thực hiện một cách tổng thể và đồng bộ.
Về phía các cơ quan báo chí, theo ông Đức, có thể hướng tới phát triển dịch vụ bán bản quyền tác phẩm báo chí. Dịch vụ này cho phép các đối tác khác sử dụng các tác phẩm của cơ quan báo chí giữ bản quyền với điều kiện phải mua bản quyền trước. Các tác phẩm báo chí có thể bao gồm các bài viết, hình ảnh, video và âm thanh được xuất bản hoặc sản xuất bởi các cơ quan báo chí.
"Khi các đối tác khác muốn sử dụng các tác phẩm này, họ phải mua bản quyền từ các cơ quan báo chí. Việc này giúp đảm bảo rằng các tác phẩm được sử dụng theo đúng quy định về bản quyền và các cơ quan báo chí nhận được mức phí phù hợp cho việc sử dụng tác phẩm của mình", nhà báo Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Tổng Biên tập Báo HàNộiMới cũng đưa ra kiến nghị các cơ quan báo chí cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề bản quyền và tham gia chặt chẽ vào quá trình thực thi, góp ý sửa đổi các văn bản.
Về vấn đề này, bà Đặng Thị Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT cho biết, Cục Báo chí, Bộ TT&TT đang tiếp tục tham mưu với chính phủ và quốc hội sửa đổi Luật Báo chí, trong đó có nội dung rất quan trọng đó là Luật Báo chí trên không gian số, để cập nhật hoạt động báo chí trong tình hình mới, tiếp tục có những kiến nghị liên quan đến bản quyền.
Xây dựng quy trình chuẩn để đấu tranh với những việc vi phạm bản quyền báo chí - đó là một điều băn khoăn lớn của các cơ quan báo chí. Cục Báo chí sẽ kiến nghị lên Bộ TT&TT để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh hơn, cụ thể hơn, nhất là vấn đề bảo vệ bản quyền trên môi trường số và bảo vệ bản quyền bằng giải pháp công nghệ.
"Về phía bộ TT&TT, các cơ quan báo chí khi phát hiện vi phạm bản quyền, chúng tôi sẽ có phân loại xử lý kịp thời không chỉ là những trang thông tin điện tử, trang thông tin không chính thống mà kể cả những nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới", bà Thảo nhấn mạnh.
Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, trong thời gian qua, Cục Báo chí và Bộ TT&TT đã tiến hành tháo gỡ, xử lý rất nhiều những vi phạm bản quyền báo chí, tuy nhiên thực tế các cơ quan báo chí vẫn thực sự chưa vào cuộc, vẫn có sự ngần ngại trong cuộc đấu tranh này. Các đơn vị báo chí cần tiếp tục hợp tác hơn nữa trong việc phát hiện và cung cấp thông tin những vi phạm.
Trên thực tế, tình trạng vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí trên môi trường số không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của các tờ báo, mà nguồn thu nhập của các cơ quan báo chí cũng bị ảnh hưởng.
Nếu mỗi cơ quan báo chí tự mình thực hiện các giải pháp bảo vệ theo cách riêng thì sẽ giống như đang tham gia vào một cuộc chiến không cân sức. Nhưng nếu có sự chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ từ các bộ, ngành, các cơ quan nhà nước và sự phối hợp đồng lòng giữa các cơ quan báo chí thì đây như là một cơ hội để các cơ quan báo chí trưởng thành hơn về bản lĩnh, vững vàng hơn về nghiệp vụ và hiệu quả hơn về chuyên môn.
Hoà Giang
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.
(CLO) Triển khai Kế hoạch 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 19/11/2024, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản phát động và đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo hưởng ứng việc tuyên truyền và tham gia sáng tác mẫu logo Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(CLO) Ngày 19/11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức diễn đàn nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.