Mở ngành y dược như “nấm mọc sau mưa”: Có đáng ngại?

Thứ tư, 13/01/2021 06:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng sinh viên sư phạm ra trường đi làm công nhân, sinh viên công nghệ chạy xe ôm khiến nhiều người lo cho viễn cảnh sinh viên y dược thất nghiệp về sau.

Trước đây khi Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở đào tạo chuyên ngành liên quan đến y dược khiến dư luận bày tỏ lo lắng về chất lượng đào tạo.

Những bài báo chưa ráo mực thì chỉ một thời gian sau đó trường này tổ chức đào tạo “chui” liên thông ngành dược. Đến khi thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo vào cuộc và phát hiện thì đã có hàng trăm sinh viên theo học.

Nhắc đến điều này để thấy cấp phép và quản lý đào tạo ngành y dược không hề đơn giản, nếu quản lý không tốt thìdễ xảy ra tình trạng đào tạo theo kiểu bằng thật, chất lượng giả hay mua bán bằng.

Nhiều trường đại học đổ xô mở ngành đào tạo khối y dược đang khiến dư luận chú ý (ảnh minh họa - nguồn internet).

Nhiều trường đại học đổ xô mở ngành đào tạo khối y dược đang khiến dư luận chú ý (ảnh minh họa - nguồn internet).

Tuy nhiên, hiện nay có hàng loạt các trường đại học nhảy vào mở đào tạo y dược như Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng.

Trước đó đã có nhiều trường cũng đã tham gia vào lĩnh vực này như  Trường Đại học Duy Tân, Phan Châu Trinh, Buôn Ma Thuột, Nguyễn Tất Thành, Nam Cần Thơ, Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Đại Nam…

Nếu tính thêm số lượng các trường đại học đào tạo các chuyên ngành liên quan đến y dược có truyền thống thì phải nói rằng đang có tình trạng mở ngành đào tạo y dược như “nấm mọc sau mưa”.

Chất lượng đào tạo của những trường này như thế nào đang là vấn đề đáng để bàn.

Chỉ cần liên tưởng đến chất lượng đào tạo mà các ngành khác tại những ngôi trường trên khó lòng tạo ra sự yên tâm.

Trong khi tình trạng bác sĩ ra trường không kê nổi đơn thuốc cảm cúm cho người nhà đang ngày một nhiều khiến xã hội lo lắng.

Việc “ăn xổi” trong đào tạo, học giả bằng thật đang thành vấn nạn thì nỗi lo về chất lượng đầu ra của các bác sĩ khi theo học những trường này là không thừa.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận  theo ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thì việc mởi ngành y, dược phải theo quy hoạch, tiêu chuẩn.

Đã có quy định chuẩn như thế nào thì mới được mở từ chuẩn cơ sở vật chất, thầy giáo đến nhu cầu xã hội.

Cơ quan cấp phép sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn. Nếu đúng tiêu chuẩn thì không ngại vấn đề chất lượng. Bởi khi đủ điều kiện thì mới được phép đào tạo được.

“Bây giờ, đào tạo phải đặt ra chuẩn, làm đúng chuẩn thì được còn làm không đúng chuẩn phải thổi còi” – ông Trần Xuân Nhĩ nêu ý kiến.

Để hạn chế sai phạm trong đào tạo, ông Trần Xuân Nhĩ cho rằng, cấp phép thì cũng phải kiểm tra, kiểm soát.

Tránh tình trạng đào tạo “chui” thời gian dài mới phát hiện. Quan trọng là phải kiểm soát được chất lượng.

Việc mở ngành đào tạo sức khỏe tràn lan như hiện nay chắc chắn công tác quản lý chất lượng sẽ khó kiểm soát.

Một thời ngành sư phạm đào tạo tràn lan dẫn đến sinh viên ra trường thất nghiệp, đi làm công nhân.

Hay sinh viên công nghệ đi làm xe ôm kiếm sống như hiện nay cho thấy việc mở ngành nếu không được tính toán kỹ sẽ tạo ra hệ lụy xã hội ghê gớm, dẫn tới lãng phí nguồn lực nếu không được tính toàn kỹ.

Được biết, các yêu cầu, điều kiện để mở ngành đào tạo khối ngành Sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 22/20217/TT-BGDĐT cao hơn so với các ngành khác.

Cụ thể như sau: Để mở nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành của trường phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo. 

Mỗi môn học phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng phù hợp với môn học giảng dạy. Cụ thể ngành Y đa khoa có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). 

Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.

Ngành Răng - Hàm - Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng - Hàm - Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng). 

Thông tư 22 cũng nêu chi tiết điều kiện cơ sở vật chất đối với một số ngành thuộc nhóm sức khoẻ. 

Các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng ít nhất phải có phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh - Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh...  

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục