(CLO) Nghệ An đang “nóng” lên vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng với số lượng lớn cây Pơ mu bị đốn hạ tại tiểu khu 681, địa phận xã Lưu Kiền cùng các tiểu khu 697, 683 thuộc xã Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương. [caption id="attachment_187191" align="aligncenter" width="800"]
Hiện trường vụ phá rừng do PV ghi lại tại TK 681[/caption] Ngày 2-10, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An cho biết: “Do tính chất phức tạp và nghiêm trọng của vụ án, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An đã có quyết định chuyển hồ sơ vụ án phá rừng tại hai xã Tam Hợp, Lưu Kiền từ công an huyện về công an tỉnh thụ lý”. Trước đó, ngày 27-3 Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương đã khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về bảo vệ rừng”. [caption id="attachment_187192" align="aligncenter" width="800"]
Cây Pơmu trắng ước chừng 5m3 gỗ bị chặt hạ[/caption] Mặc dù vụ án được phát hiện từ tháng 2 và khởi tố vào tháng 3 nhưng mãi tới ngày 18-8, UBND huyện Tương Dương mới có báo cáo lần một gửi tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tiếp đó, ngày 8-9, huyện ủy Tương Dương báo cáo lần hai. Tổng hai lần báo cáo là 188 cây/288m3 bị tàn phá. Theo điều tra của phóng viên, tại vùng rừng bị tàn phá, trong số 36 cây pơ mu được tìm thấy, có 5 cây bị đoàn kiểm tra liên ngành huyện Tương Dương “bỏ sót”, không đánh số. Dựa vào đường kính, chiều dài 5 cây đo được, căn cứ vào Biểu thể tích và độ cao cấp 5 của cây rừng thuộc lưu vực sông Hiếu Nghệ An trong Sổ tay Điều tra quy hoạch rừng của Viện Điều tra quy hoạch rừng thì 5 cây này ước tính có 21,248m3. Áp dụng phương pháp tính thể tích nêu trên thì 31 cây còn lại ước tính có 162,508m3. Tổng cộng có 183m3 (quy tròn). Một cây tương đương 5m3. [caption id="attachment_187193" align="aligncenter" width="800"]
Ông Kha Văn Dậu ở bản Văng Môn, xã Tam Hợp - người dẫn đường, cùng PV khảo sát hiện trường vụ phá rừng[/caption] Nếu 189 cây từ báo cáo của huyện Tương Dương cộng với 5 cây bị bỏ sót được tính theo cách này sẽ là 194 cây/966m3. Số lượng này vượt xa con số 288m3 do huyện báo cáo. Đây cũng là lí do để Thường trực tỉnh ủy Nghệ An cho rằng “con số báo cáo của huyện Tương Dương chưa đáng tin cậy”. Theo đó, Thường trực tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo Công an tỉnh vào cuộc điều tra để xác định chính xác hậu quả mà vụ án gây ra. [caption id="attachment_187194" align="aligncenter" width="800"]
Một trong những cây Pơ mu trắng quý hiếm, gần 100 tuổi ở độ cao trên 1.000 m bị lâm tặc đốn hạ bên cạnh nhiều thớt gỗ đã bị xẻ[/caption] Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Nghệ An là xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng tại vùng rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc hai địa phương nêu trên.
V.Toàn