Mỏ than “nuốt” ngôi làng ở Ấn Độ: “Chúng tôi đã bị lừa”

Thứ ba, 20/12/2022 20:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong một khu rừng nguyên sinh ở miền Trung Ấn Độ, gã khổng lồ khai thác khoáng sản trị giá hàng tỷ đô-la của tỷ phú Adani đã san bằng cây cối và nhà cửa để đào thêm than.

mo than nuot ngoi lang o an do chung toi da bi lua hinh 1

Mỏ than Parsa East Kete Basan, nơi từng là làng Kete. (Nguồn: Anindito Mukherjee)

Khu rừng chứa “vàng đen”

Trong cuốn sổ, Bhole Nath Singh Armo, một người đàn ông 28 tuổi gầy gò đã vẽ một bản đồ về ngôi làng của mình. Anh chĩa bút vào giữa để đánh dấu ngôi đền nơi vị thần làng từng ngự trị. Ở phía Tây, anh đánh dấu một khu định cư gồm hơn 200 ngôi nhà, nơi anh, cha và ông của anh đã sinh ra và lớn lên. Sau đó, ở phía Bắc, một ngôi đền khác dành cho một vị nữ thần. Ngôi làng của anh có tên Kete có vị trí như vậy cho đến 9 năm trước, trước khi nó bị phá hủy bởi một công ty do một tập đoàn trị giá 260 tỷ USD kiểm soát. Tập đoàn được đặt theo tên của chủ sở hữu, người giàu nhất châu Á, tỷ phú Gautam Adani.

Ngôi làng nằm ở bang Chhattisgarh, miền Trung Ấn Độ, bên bìa khu rừng Hasdeo Arand rậm rạp. Là một trong số ít những khu rừng nguyên sinh của Ấn Độ, Hasdeo Arand trải dài trên diện tích hơn 1.500 km2. Vùng đất này là nơi sinh sống của các loài thực vật quý hiếm, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và những cây cổ thụ cao đến mức dường như chạm vào bầu trời.

Khu rừng cũng chứa ước tính 5 tỷ tấn than. Loại than này nằm gần bề mặt nên dễ khai thác. Chính phủ liên bang đã chia khu vực này thành 23 “mỏ than”, 6 trong số đó đã được phê duyệt để khai thác. Tập đoàn Adani đã ký hợp đồng khai thác 4 trong số 6 mỏ đó, tính cả hợp đồng bao gồm làng Kete và các làng lân cận. Việc khai thác các mỏ này sẽ phá hủy ít nhất 1.898 ha đất rừng. Khối than cụ thể dưới làng Kete có khoảng 450 triệu tấn than, trị giá khoảng 5 tỷ USD.

Ấn Độ là nước sản xuất và tiêu thụ than đá lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), và câu chuyện của làng Kete cũng giống như những câu chuyện khác đang diễn ra trên khắp đất nước.

Năm 1998, người ta tính toán rằng hơn 2,5 triệu người Ấn Độ đã phải di dời do các dự án khai thác mỏ than kể từ năm 1950. Nhiều và rất nhiều người dân nữa sẽ bị di dời trong những năm sau đó. Ngành than tạo ra khoảng 70% lượng điện hàng năm của đất nước này và sử dụng ít nhất 2,9 triệu lao động. Mặc dù Ấn Độ đã cam kết giảm 45% lượng khí thải carbon xuống dưới mức năm 2005 vào năm 2030, nhưng nước này không có kế hoạch loại bỏ điện than.

Đó là tin xấu đối với môi trường – nhiệt điện than là một trong những nguồn nhiên liệu bẩn nhất hành tinh – nhưng lại là tin tốt cho các tập đoàn như Adani. Trong ba thập kỷ qua, Adani đã xây dựng tập đoàn khổng lồ của mình bằng cách thâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Ấn Độ, từ xử lý nước thải đến xử lý dữ liệu, dầu ăn đến tấm pin mặt trời, vận tải đến phương tiện truyền thông. Ngay cả những quả táo được bán trong khu phố ở New Delhi cũng có nhãn dán của tập đoàn Adani trên đó.

mo than nuot ngoi lang o an do chung toi da bi lua hinh 2

Tỷ phú Gautam Adani năm 2014. (Nguồn: Amit Dave/Reuters)

Trong số rất nhiều liên doanh này, ít công ty con thu về lợi nhuận nhiều hơn khai thác than. Cho đến vài năm trước, hơn 90% than của Ấn Độ đã được khai thác bởi các công ty thuộc sở hữu của Chính phủ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi ngày càng chuyển giao cho công ty tư nhân thực hiện công việc này. Một trong những người hưởng lợi chính từ sự thay đổi này là tỷ phú Adani.

Bhole và người anh họ Patar Sai Armo đã xây dựng một nhà máy sản xuất chất tẩy rửa nhỏ cách ngôi nhà cũ của họ ở làng Kete khoảng 4 giờ lái xe. Anh em họ thuộc tộc Gond, một trong 700 bộ lạc bản địa ở Ấn Độ, nhiều người trong số họ sống ở những vùng rừng núi xa xôi. Khoảng 9% trong số 1,3 tỷ người ở Ấn Độ thuộc về các bộ lạc này, được gọi chung là Adivasis. Nhiều người trong số họ kiếm được ít hơn 1 USD/ngày.

Mặc dù những cộng đồng này đã sống trong rừng hàng nghìn năm nhưng mãi đến năm 2006, luật mới được thông qua để chính thức công nhận quyền sở hữu của họ đối với đất đai. Nhưng chừng đó là không đủ để bảo toàn làng Kete.

“Họ mang theo hàng loạt máy móc”, Patar nói và nhớ lại ngày đầu tiên vào năm 2008 khi lần đầu tiên anh thấy người ngoài đến làng. Thiết bị khảo sát – những cỗ máy mà Patar nói đến – bao gồm một chiếc máy ảnh lớn đặt trên giá ba chân màu vàng. Khi những người đàn ông đến và nói với dân làng rằng họ đến để khảo sát khu vực cho một mỏ than được đề xuất để khai thác, người dân đã rất tức giận. Vài tuần sau, trưởng làng nói với người dân địa phương rằng công ty sẽ khai thác than bên dưới làng Kete có tên là Adani.

Nhờ tiền, "phản đối" dần thay thế bằng "ủng hộ"

Dân làng địa phương cho biết, Adani có vai trò lớn hơn trong dự án. Họ nói với tờ The Guardian rằng các đại diện của Adani đã bắt đầu đến làng của họ nhiều năm trước khi việc khai thác than bắt đầu và tự giới thiệu mình là nhân viên của Adani. Những nhân viên này cố gắng thuyết phục dân làng đồng ý từ bỏ đất đai của họ để tập đoàn khai thác than.

Lúc đầu, dân làng đã đoàn kết chống lại việc khai thác than, Bhole nói. Theo một số dân làng, tất cả mọi người trong làng đều phản đối các kế hoạch phát triển khai thác mỏ. Nhiều dân làng đã viết thư cho chính quyền địa phương nói rằng họ không muốn từ bỏ đất đai của mình. Những người không thể viết đã dùng dấu vân tay của họ để cam kết. Khi đại diện của Adani hoặc Chính phủ đến làng Kete để nói về mỏ than, dân làng đã tổ chức phản đối.

Tuy nhiên, trong 4 năm tiếp theo, sự phản đối đối với khai thác mỏ than dần dần tan biến. Đầu năm 2009, Adani đã thuê Rakesh Yadav, người trước đó đã chiếm được lòng tin của dân làng nhờ làm việc cho một tổ chức Phi Chính phủ điều hành các hoạt động phúc lợi, chẳng hạn như tiêm phòng cho gia súc và giúp người dân địa phương cải thiện năng suất trang trại. Hai thành viên của giới thượng lưu địa phương, Mani và Kailash, nói rằng Yadav gặp họ thường xuyên để giải thích rằng việc bán đất của người dân là vì lợi ích tài chính của chính họ.

Ban đầu, Mani và Kailash không muốn có mỏ than trong làng và họ đã phản đối trong một thời gian. Nhưng sau khoảng 1 năm, họ nói với tôi rằng Yadav bắt đầu cho họ 5.000 rupee (khoảng 50 bảng Anh) mỗi tháng bằng tiền mặt, tương đương với thu nhập hàng tháng của một gia đình có địa vị ở địa phương.

“Lúc đầu, Yadav nói rằng anh ta không muốn nhận lại bất cứ thứ gì”, Mani nhớ lại và nói, nhưng theo thời gian, Yadav bắt đầu yêu cầu họ sử dụng tiền để tổ chức “các bữa tiệc” trước các cuộc họp quan trọng của làng về mỏ than. Tại các bữa tiệc, từ 15 đến 20 người đàn ông sẽ tụ tập để uống rượu và ăn uống. Mani cáo buộc rằng ý tưởng đằng sau những bữa tiệc này là chuốc cho những người đàn ông này say xỉn và yêu cầu họ đồng ý trong các cuộc họp làng. Mặc dù họ không phải là nhân viên của Adani vào thời điểm này, nhưng Mani và Kailash bắt đầu được coi là đại diện hoặc người môi giới của Adani trong làng.

Theo nhiều người dân cũ của làng Kete, khi thời gian trôi qua, Adani đã hòa nhập vào cơ cấu xã hội của thị trấn, tổ chức các bữa ăn cộng đồng và các giải đấu bóng đá, đồng thời trả tiền cho các lễ hội văn hóa. Nhiều dân làng nói rằng Yadav, Mani và Kailash cho họ biết rằng nếu họ cần hỗ trợ tài chính cho đám cưới hoặc đám tang, họ có thể hỏi Adani.

“Đột nhiên tất cả mọi người trong làng có cảm giác rằng có rất nhiều tiền xung quanh chúng tôi và chúng tôi có thể lấy nó nếu muốn. Toàn bộ bầu không khí đã thay đổi, Bhole nói.

Ban đầu, ai ai cũng phản đối mỏ, nhưng từ khoảng năm 2010, nhiều người dân địa phương đã ngừng phản đối. Một số người có vai vế trong làng bắt đầu tiếp cận Yadav và các đại diện khác từ Adani bất cứ khi nào họ cần tiền. Bhole nói: “Mọi người nghĩ rằng đất của họ sẽ biến mất, vì vậy tốt hơn là nên lấy bất cứ thứ gì họ có thể lấy từ công ty này”.

Chiến lược tinh vi

Nhưng nhiều dân làng phải di dời khỏi làng nói rằng, giờ đây họ cảm thấy mình đã bị Adani và chính quyền địa phương chơi xỏ. “Đó là một sự dàn dựng. Họ đã lừa chúng tôi giao đất của mình”, Patar nói.

mo than nuot ngoi lang o an do chung toi da bi lua hinh 3

Bhole Nath Singh (áo xanh) và anh họ Patar Sai Armo tại nhà máy sản xuất chất tẩy rửa của họ ở Chhattisgarh. (Nguồn: Anindito Mukherjee)

Nếu các cuộc đấu tranh bạo lực giành đất đai từng là trung tâm của hoạt động kinh doanh khai thác mỏ công nghiệp quy mô lớn, thì trong những năm gần đây, một mô hình mới đã xuất hiện. Theo Matthew Himley, giáo sư địa lý tại Đại học bang Illinois, người nghiên cứu hoạt động của các ngành công nghiệp khai thác ở Peru, trong vài thập kỷ qua, các công ty khai thác đã áp dụng các chiến lược tinh vi hơn. Cách tiếp cận này – mà một số nhà nghiên cứu gọi là “ kỹ thuật bóc lột xã hội ” – đã diễn ra khắp thế giới từ Zambia đến Peru và Canada.

Quá trình này tiến hành dần dần. Theo một số học giả, khi một công ty khai thác gặp phải sự phản đối, họ sẽ tìm kiếm những người trong cộng đồng có thể trở thành tai mắt và tiếng nói của công ty trong làng. Những người này được trả tiền, hoặc được hưởng các đặc quyền khác, để thuyết phục hoặc lôi kéo người dân địa phương ủng hộ dự án.

Trước khi bất kỳ dự án phát triển nào có thể được thực hiện trong một khu vực có rừng ở Ấn Độ, nó phải được phép giải phóng mặt bằng, một quá trình được giám sát bởi Bộ Môi trường liên bang. Mỗi dự án phải có chữ ký ít nhất một nửa số thành viên trưởng thành của một ngôi làng phụ thuộc vào khu rừng đồng ý triển khai dự án. Bên cạnh đó cũng yêu cầu bằng chứng rằng dân làng đã được cung cấp đầy đủ chi tiết của dự án, bao gồm cả tác động môi trường và xã hội, cũng như kế hoạch tái định cư cho các cộng đồng bị di dời. Cũng cần phải chứng minh rằng các cộng đồng đã hiểu thông tin.

Những cư dân cũ của làng Kete, hiện đang sống rải rác khắp Chhattisgarh, nói rằng những tiêu chuẩn này đã không được đáp ứng. Họ cáo buộc rằng các quan chức được bầu ở địa phương, làm việc với các đại diện của Adani đã làm giả tài liệu, không thông báo cho dân làng về các cuộc họp quan trọng và giữ kín thông tin quan trọng về dự án mỏ than.

Một số người dân nói rằng các quan chức chủ trì các cuộc họp chủ yếu nói về lợi ích của việc khai thác than trong khu vực và công việc mà mỏ than sẽ mang lại, hơn là về ô nhiễm và hủy hoại môi trường liên quan. Một số dân làng nói rằng họ thường được yêu cầu ký tên hoặc điểm chỉ trên các sổ đăng ký không có bất kỳ thông tin gì được ghi trên đó.

Đổi đời?

Khi cư dân làng Kete biết rằng thỏa thuận đã được thực hiện, họ được thông báo rằng séc bồi thường của họ đã sẵn sàng để được nhận tiền.

mo than nuot ngoi lang o an do chung toi da bi lua hinh 4

Một người phụ nữ đang đắp nền nhà bằng bùn. (Nguồn: Anindito Mukherjee)

Gia đình của Patar nhận được 7 triệu rupee (khoảng 70.000 bảng Anh) và gia đình của Bhole nhận được 8,6 triệu rupee (khoảng 85.000 bảng Anh) - gấp khoảng 40 lần thu nhập hàng năm mà họ kiếm được bằng cách bán các sản phẩm từ rừng như hoa và nấm. Chẳng mấy chốc, hầu như nhà nào ở làng Kete cũng có ô tô, xe máy hoặc máy kéo. Một số gia đình sắm cả ba loại xe. Dân làng đã được thông báo rằng làng Kete sẽ bị phá hủy, và một khu định cư mới sẽ được tạo ra gần đó, ở làng Basen, nơi họ có thể chuyển đến nếu muốn. Vào tháng 2/2013, công nhân Adani bắt đầu khai thác đất xung quanh làng Kete.

Trong khi Bhole và Patar thừa nhận rằng số tiền bồi thường đã giúp họ bắt đầu lại cuộc sống – họ đã sử dụng một phần số tiền đó để xây dựng nhà máy sản xuất chất tẩy rửa – cuộc sống của họ ở làng Kete vẫn tốt như vậy, họ nói. Nhưng nhiều cư dân cũ của làng Kete nói rằng họ cảm thấy bất lực trong việc chống lại sự phát triển của mỏ than vì họ tin rằng chính quyền địa phương không đứng về phía họ.

Họ cho biết trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2010, các quan chức Chính phủ và đại diện của Adani thường cùng nhau đến làng. Họ cho biết vào một dịp năm 2009, một quan chức Chính phủ, đi cùng với cảnh sát, đã đe dọa sẽ bắt dân làng nếu họ cản trở công việc phát triển mỏ.

Kanwal Sai Warkade, một cư dân cũ, kể rằng một sĩ quan đã hỏi dân làng Kete rằng: “Bạn có muốn dùng bữa trong tù không?” khi dân làng yêu cầu sự hỗ trợ của các quan chức vì họ không muốn bán đất của họ, họ nói rằng họ đã bị phớt lờ. Và trong khi dân làng liên tục được thông báo rằng cuộc sống của họ sẽ được cải thiện nếu họ từ bỏ đất đai của mình, họ khẳng định rằng họ không được thông báo rằng họ có quyền hợp pháp để phủ quyết dự án.

Sẽ còn nhiều ngôi làng như Kete

Các cáo buộc về các chiến thuật tương tự đã được đưa ra liên quan đến Ghatbarra, một ngôi làng có khoảng 300 gia đình gần làng Kete, nơi 32 cư dân đã trao quyền sở hữu rừng cá nhân của họ - tài liệu chứng minh quyền sở hữu của Adivasi đối với đất rừng mà họ đang sử dụng để sinh sống và kiếm sống. – cho Adani vào năm 2019.

Porte, trưởng làng Ghatbarra thừa nhận rằng người dân làng đã bị chia rẽ về vấn đề khai thác than, nhưng ông tin rằng chiến thắng trong cuộc bầu cử của mình cho thấy rằng “trong thâm tâm họ không muốn có mỏ than”.

mo than nuot ngoi lang o an do chung toi da bi lua hinh 5

Ông Jainandan Porte bên cạnh một cái cây được đánh dấu sẽ chặt hạ trong rừng Hasdeo Arand. (Nguồn: Anindito Mukherjee)

Nhưng dựa trên kinh nghiệm của những người dân từng sống ở Kete, hiện đang bị chia cắt và phân tán, có rất ít niềm tin rằng ông Porte sẽ thành công.

Cuối cùng thì vào tháng 9 năm nay, chính quyền địa phương, với sự chứng kiến của cảnh sát, đã bắt đầu chặt cây trong rừng Ghatbarra để chuẩn bị cho khu vực khai thác than, trong khi một số dân làng tiếp tục phản đối.

Hồng Vân (Theo The Guardian)

Tin mới

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Tin tức
Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương

Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương

(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.

Công tác hội
Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt

Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…

Bản tin nóng 18h
Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Nghề báo
Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.

Đời sống
Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.

Đời sống
Khởi tố 4 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại Quảng Ninh

Khởi tố 4 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại Quảng Ninh

(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Vụ án
Quảng Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về du lịch nông thôn 2024

Quảng Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về du lịch nông thôn 2024

(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.

Du lịch
Cựu Thủ tướng Đức Merkel nói gì về Ukraine, Putin và Trump trong cuốn hồi ký mới?

Cựu Thủ tướng Đức Merkel nói gì về Ukraine, Putin và Trump trong cuốn hồi ký mới?

(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Thế giới 24h
Thủ tướng Israel được mời đến Hungary sau lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế

Thủ tướng Israel được mời đến Hungary sau lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế

(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".

Thế giới 24h
Oreshnik, 'siêu tên lửa' mà Nga vừa phóng vào Ukraine là gì?

Oreshnik, 'siêu tên lửa' mà Nga vừa phóng vào Ukraine là gì?

(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Elon Musk chỉ trích việc Úc cấm trẻ em dùng mạng xã hội

Elon Musk chỉ trích việc Úc cấm trẻ em dùng mạng xã hội

(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.

Báo chí - Công nghệ
Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.

Kinh doanh - Tài chính
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Kinh doanh - Tài chính
Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án điều chỉnh giá xăng dầu: Để doanh nghiệp tự quyết, hay nhà nước quy định?

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án điều chỉnh giá xăng dầu: Để doanh nghiệp tự quyết, hay nhà nước quy định?

(CLO) Bộ Công Thương trình Chính phủ 2 cách tính giá xăng dầu: Một là do doanh nghiệp tự quyết; hai là doanh nghiệp công bố theo chi phí được nhà nước quy định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cách giảm stress khi gồng gánh deadline mùa cuối năm 

Cách giảm stress khi gồng gánh deadline mùa cuối năm 

(CLO) Hai tháng cuối năm, nhiều nhân viên văn phòng, freelancer đều trong tình trạng căng thẳng khi cuốn vào guồng xoay công việc. Ai cũng muốn nhanh chóng hoàn thành deadline, KPI để sớm “về đích".

Thị trường - Doanh nghiệp
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

(CLO) Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến tăng giá, ĐBQH và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.

Thị trường - Doanh nghiệp
Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho các sản phẩm bền vững?

Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho các sản phẩm bền vững?

(CLO) Theo các chuyên gia, hiện nay người tiêu dùng có hiểu biết và tiếp nhận tốt về các vấn đề bền vững. Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm, thương hiệu thực hiện tốt điều này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối có thể tạo ra cơ chế độc quyền?

Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối có thể tạo ra cơ chế độc quyền?

(CLO) Qua quá trình lấy ý kiến, nhiều thương nhân phân phối cho rằng: Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, là phân biệt đối xử, tạo lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp có vị thế độc quyền…

Thị trường - Doanh nghiệp
Vững vàng, uy tín với bề dày sửa chữa, trung đại tu ô tô và thiết bị máy mỏ

Vững vàng, uy tín với bề dày sửa chữa, trung đại tu ô tô và thiết bị máy mỏ

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Trung Đại tu ô tô và Thiết bị máy mỏ Quảng Ninh (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh) đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khẳng định uy tín trong lĩnh vực sửa chữa ô tô và thiết bị máy mỏ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3.7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho SMEs và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng tiếp tục tăng phi mã

Giá vàng tiếp tục tăng phi mã

(CLO) Giá vàng thế giới tăng phi mã hướng tới 2.700 USD/ounce đã kéo giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC vọt nhanh qua mốc 86 triệu đồng/lượng. 

Thị trường - Doanh nghiệp
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Thị trường - Doanh nghiệp